Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị cường lách như thế nào?

Chứng cường lách xuất hiện khi lách hoạt động quá mức và gây tăng phá hủy tế bào hồng cầu. Cường lách có thể gây ra thiếu máu và một số bệnh lý khác liên quan đến gan, nhiễm trùng và ung thư. Tìm hiểu về chứng cường lách tại bài viết dưới đây.

Hypersplenism hay chứng cường giáp là một tình trạng lá lách hoạt động quá mức. Lách là một cơ quan có kích thước bằng nắm tay nằm phía sau dạ dày và ngay dưới khung xương sườn bên trái. Lách có hai chức năng chính: lưu trữ máu và loại bỏ các tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng khỏi dòng máu.

Khi lách của bạn hoạt động quá mức, hay còn gọi là "phì đại", cơ quan này sẽ loại bỏ quá nhiều tế bào máu, kể cả những tế bào khỏe mạnh. Nếu không có đủ các tế bào máu trưởng thành, khỏe mạnh, cơ thể bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng thiếu máu. 

Nguyên nhân gây cường lách

Có hai loại cường lách đó là thứ phát – không do nguyên nhân nào và nguyên phát – có liên quan đến các rối loạn khác trong cơ thể. Về cơ bản, bất kỳ rối loạn nào gây ra lách to đều có thể gây ra chứng cường lách. Đó là bởi vì khi lá lách trở nên to ra, cơ quan này sẽ chứa ngày càng nhiều tế bào máu, bao gồm các tế bào máu bị hư hỏng và khỏe mạnh. Điều này ngăn các tế bào máu khỏe mạnh lưu thông và cho phép cơ thể thực hiện các chức năng bình thường và chống lại bệnh tật. Các tình trạng có thể dẫn đến lách to và chứng cường lách là:

Các bệnh gan mạn tính: bao gồm viêm gan C – bệnh lý này gây viêm gan và xơ gan - một bệnh về gan, trong đó mô sẹo chiếm lấy mô gan khỏe mạnh. Xơ gan do uống quá nhiều rượu cũng như xơ gan không do rượu đều có thể gây cường lách.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho bệnh cường giáp

Nhiễm trùng: bao gồm bệnh sốt rét, một căn bệnh giống như cúm do muỗi truyền và bệnh lao.

Các bệnh tự miễn dịch: chẳng hạn như bệnh lupus và viêm khớp dạng thấp đều gây viêm lan rộng.

Bệnh Gaucher: Đây là một bệnh di truyền này khiến chất béo tích tụ trong lách.

Bệnh ung thư: Một loại ung thư có thể gây phì đại đó là ung thư hạch, ung thư hệ bạch huyết, trong đo bao gồm cả lách của bạn.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng cường lách

Các triệu chứng của chứng cường lách có thể diễn ra một cách âm thầm, tuy nhiên các triệu chứng cũng có thể có các dấu hiệu:

  • Lách to hơn bình thường. Trong một số trường hợp, lá lách của bạn có thể trở nên to đến mức bạn có thể cảm thấy đau hoặc đầy ở phần trên bên trái của ngực. Bạn cũng có thể không có triệu chứng, mặc dù bác sĩ có thể sờ thấy lá lách to ra khi khám tại vùng bụng.
  • Bạn cảm thấy no bất thường, ngay cả sau khi ăn một lượng nhỏ.
  • Mức độ tế bào hồng cầu bị giảm, bằng chứng là xét nghiệm máu.
  • Khả năng bị nhiễm trùng tăng lên do có ít tế bào máu chống lại bệnh tật lưu thông trong máu hơn.
  • Bạn bị thiếu máu, tình trạng bạn không có đủ tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố - một loại protein mang oxy trong máu. Các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, suy nhược, khó thở và cảm thấy lạnh.
Điều trị cường lách

Điều trị chứng cường lách cần liên quan đến việc điều trị tình trạng cơ bản gây cường lách. Với những bệnh nhân bị xơ gan có thể được hưởng lợi từ những thay đổi chế độ ăn. Những thay đổi này có thể bao gồm tránh uống rượu bia và sử dụng thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Viêm gan C có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus. Nếu bạn bị bệnh lao, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị để thu nhỏ lá lách. Trong một nghiên cứu, bức xạ liều thấp làm giảm kích thước lá lách ở 78% người tham gia và cải thiện tình trạng thiếu máu ở 75% đối tượng khác.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm tăng cường Testosterone

Những trường hợp cường lách nặng có thể cần phải cắt bỏ lá lách. Trong nhiều trường hợp, cắt bỏ lách có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi, bao gồm việc đưa một dụng cụ chiếu sáng qua các vết rạch nhỏ để cắt bỏ lá lách. Theo nghiên cứu, những người bị cắt bỏ lá lách bằng phương pháp nội soi do xơ gan và cường lách thứ phát sẽ:

  • Giảm mất máu
  • Thời gian nằm viện ngắn hơn
  • Chức năng gan sau phẫu thuật tốt hơn

Mặc dù những người không có lá lách có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn những người có lá lách nguyên vẹn nhưng các cơ quan khác của cơ thể thường có thể bù đắp cho lá lách bị mất và thực hiện các chức năng cần thiết của cơ quan này.

Cường lách có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe quan trọng, bao gồm thiếu máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, trừ khi trường hợp bạn mắc phải tình trạng đặc biệt nghiêm trọng hoặc phức tạp, các nguyên nhân cơ bản gây cường lách có thể được phát hiện và điều trị thành công. Sau đó, lách của bạn sẽ trở lại kích thước bình thường và đảm nhận chức năng bình thường. 

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và có thể giúp làm dịu cơn đau mãn tính. Vì vậy một chế độ ăn lành mạnh nên được duy trì lâu dài để phát huy hiệu quả của chúng với sức khỏe. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Bs Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm