Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điểm danh những loại côn trùng có thể ăn được

Bạn có biết côn trùng được con người sử dụng làm thức ăn từ ngàn đời nay và thói quen này hiện vẫn còn được nhiều người lưu giữ. Liệu chúng ta có thể ăn côn trùng không?

Có chứ, vì chúng là loại thức ăn đặc sắc dinh dưỡng nhất trên đời. Chúng được coi là nguồn cung cấp protein cho tương lai.

Hiện nay, có khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới coi cô trùng là một món ăn thông thường. Không ngạc nhiên gì khi người ta thấy rằng có khoảng 1.900 loại côn trùng có thể ăn được trên hành tinh này.

Vậy côn trùng có thật sự an toàn để ăn không? Câu trả lời ngắn gọn là có nếu bạn biết cách chọn lựa và biết cách chế biến. Sau khi đọc những dòng dưới đây, bạn sẽ dần sáng tỏ và có khi chuyển sang nhà côn trùng học.

Đầu tiên hãy nói về thế giới côn trùng học đã. Những thông tin tiếp theo có thể rất hữu ích khi bạn có nhiều thời gian sống với thiên nhiên hoặc cũng có thể là bạn là tín đồ của ẩm thực mạo hiểm.

Có rất nhiều những loại động vật coi côn trùng và bọ là thức ăn trong đó có cả động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư, động vật có xương sống. Một số nơi trên thế giới, món ăn từ côn trùng khá phổ biến, ví dụ như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở Mỹ cũng có một số nhà hàng phục vụ các món ăn từ côn trùng. Trung Quốc, Brazil, Mexico cũng là những quốc gia sử dụng côn trùng như là một món đặc sản

Những loại côn trùng có thể ăn

Thực sự có tới1.900 loại côn trùng có thể ăn được, theo như báo cáo của tổ chức nông nghiệp và thực phẩm của UN. Chúng bao gồm:

  • Bọ cánh cứng
  • Sâu bột
  • Dế mèn
  • Châu chấu
  • Nhộng tằm
  • Bọ nước khổng lồ
  • Trứng kiến hay còn có tên khác là escamoles hoặc carvia của Mexican
  • Mối
  • Cào cào
  • Ve sầu
  • Giun của tre
  • Ấu trùng ong
  • Con sùng

Tại sao trứng kiến lại có trong danh mục này? Bởi vì có một số loại kiến có thể ăn được ở một số vùng trên thế giới. Ví dụ người Brazil thích ăn món kiến chúa chiên hoặc nhúng vào chocolate. Một số người cho rằng ăn kiến chúa có vị giống như bạc hà vậy. Một số khác lại cho rằng kiến chúa có vị chua, giống như cam quýt hoặc giấm.

Lợi ích của việc ăn côn trùng

Nói chung, côn trùng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và có cả vi chất. Một số loại côn trùng như dế có chứa nhiều protein. 1 cốc bột dế, có chứa khoảng 81g protein trong khi đó bột mỳ bình thường chỉ chứa có 6g protein. Dế thậm chí còn chứa nhiều protein hơn thịt bò. 100g dế cung cấp 21g protein trong khi đó cùng một lượng thịt bò như vậy chỉ chứa dưới 26g. Rất nhiều loại côn trùng ăn đươc rất giàu chất xơ, không giống như những gì người ta vẫn nghĩ về thịt động vật.

Đáp ứng nhu cầu thực phẩm

Một số người cho rằng ăn côn trùng là một cách để cứu lấy tương lại thực phẩm của nhân loại. Do sự gia tăng nhu cầu thực phẩm ngày càng chóng mặt, côn trùng quả thật là một nguồn thức ăn dồi dào, rẻ tiền và đảm bảo dinh dưỡng.

Những nguy hiểm và tác dụng phụ khi ăn côn trùng

Nếu bạn chưa bao giờ ăn côn trùng thì hãy cân nhắc, vì bên cạnh những lợi ích của côn trùng thì chúng cũng có những điểm bất lợi mà bạn cần phải chú ý:

Bạn không nên ăn những loại côn trùng có màu sặc sặc sỡ, vì thông thường thì những loại côn trùng có mầu sắc rực rỡ sẽ gây độc. Đừng bao giờ ăn những loại côn trùng là trung gian gây bệnh như ve, ruồi và muỗi. Bạn cũng không nên ăn những loại côn trùng có nguy cơ cắn hoặc đốt hoặc có mùi khó chịu.

Nói chung côn trùng sẽ là một nguồn cung cấp protein quý giá trong tương lai. Tuy nhiên chúng cũng có những nguy hiểm tiềm ẩn. Hãy thử làm quen với loại thức ăn mới này để đa dạng nguồn thực phẩm trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn thịt chế biến sẵn có thể tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng ứng dụng Việt Nam - Theo Draxe
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm