Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đề phòng viêm nhiễm khi sử dụng cốc nguyệt san

So với băng vệ sinh, sử dụng cốc nguyệt san trong những ngày “đèn đỏ” có nhiều tiện dụng.

Tuy nhiên, việc tự ý can thiệp vào vùng kín không đúng cách hoặc sử dụng cốc nguyệt san trôi nổi có thể gây viêm nhiễm.

Cốc nguyệt san có dạng hình phễu và được dùng vào những ngày “đèn đỏ” để thay thế cho các loại băng vệ sinh thông dụng. Những chiếc cốc này thường được làm bằng chất liệu mềm dẻo có độ bền cao, nhiều kích cỡ và đặc biệt là tái sử dụng được nhiều lần. Khi đặt cốc nguyệt san vào trong âm đạo, nó sẽ nhẹ nhàng hút lượng máu kinh chảy ra từ tử cung một cách tự nhiên, không để cho máu kinh tiếp xúc với không khí. Có thể để cốc nguyệt san trong khoảng 6-12 tiếng, phụ thuộc vào việc bạn có nhiều kinh nguyệt hay không. Bạn nên thay cốc nguyệt san mỗi 12 tiếng. Nếu cốc nguyệt san đầy trước thời gian này, bạn cần thay cốc trước khi kinh nguyệt bị trào ra ngoài.

de-phong-viem-nhiem-khi-su-dung-coc-nguyet-san-1

Cốc nguyệt san có nhiều ưu điểm nhưng cũng cần lưu ý khi dùng.

Ưu và nhược điểm của cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san có ưu điểm mang đến cảm giác thoải mái chứ không dày cộm như băng vệ sinh nên mọi hoạt động hàng ngày sẽ ít bị ảnh hưởng. Khi sử dụng, cốc nằm sâu trong cơ thể nên hạn chế vi khuẩn tấn công và gây mùi, đồng thời nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng kín cũng giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, việc sử dụng cốc nguyệt san cũng có nhược điểm và không dễ sử dụng.

Nhét cốc không vào: Những ai mới sử dụng cốc nguyệt san lần đầu tiên đều sẽ gặp vấn đề này, thậm chí có người tập nhét cốc qua nhiều kỳ kinh nguyệt vẫn không thành công. Có 2 lý do thường gặp khiến việc nhét cốc vào người trở nên khó khăn hơn:

Thứ nhất là do bạn quá căng thẳng. Khi cơ thể sợ hãi, căng thẳng thì các cơ sẽ bị đông cứng lại, kể cả âm đạo. Nếu âm đạo không giãn nở được thì việc nhét cốc vào sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, khi tập nhét cốc bạn phải để toàn thân thả lỏng và thoải mái. Thứ hai là do bạn làm sai kỹ thuật. Việc đứng, ngồi sai tư thế, gấp cốc không đúng cách cũng khiến cho việc nhét cốc trở nên vất vả hơn.

Lấy cốc không ra: Cũng giống như việc nhét cốc vào, nếu bạn quá lo lắng khiến các cơ bị căng cứng thì việc lấy cốc ra cũng rất khó khăn. Do đó, khi lấy cốc ra thì bạn nên thả lỏng cơ thể, đưa tay nhẹ nhàng vào âm đạo và nắm lấy cuống cốc, bóp nhẹ vào đáy cốc rồi từ từ kéo cốc ra ngoài.

Viêm nhiễm vùng kín: Cốc nguyệt san được bảo đảm và giảm thiểu viêm nhiễm hơn rất nhiều so với các loại băng vệ sinh miếng và tampon. Tuy nhiên, do cốc được đưa hẳn vào bên trong âm đạo nên nếu bạn sử dụng không đúng cách thì có thể gây viêm nhiễm. Từ các vết xước và viêm sẽ là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục tấn công và lan sang các bộ phận lân cận trong ổ bụng.

Kinh nguyệt vấy bẩn ra ngoài: Tuy cốc nguyệt san chống tràn hiệu quả nhưng đối với những bạn chưa quen sử dụng thì khả năng máu tràn ra ngoài sẽ rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, việc máu tràn này không hẳn là do cốc chứa không hết mà là do bạn bung cốc chưa đều và không bịt kín được âm đạo khiến máu lọt ra ngoài qua khe hở.

Cách lựa chọn cốc nguyệt san

Các loại cốc nguyệt san tái sử dụng thường được làm bằng một trong 3 chất liệu chính sau: silicon, cao su tự nhiên (latex) và thermoplastic elastomer (TPE). Silicon được cho là chất liệu rất bền, trong khi latex và TPE có thể bị nứt dễ dàng hơn. Hầu hết các loại cốc nguyệt san được làm bằng chất liệu silicon tiêu chuẩn y tế, nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn nên cân nhắc kỹ về chất liệu. Cao su tự nhiên có thể gây ra những dạng thức kích ứng. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là softcup làm từ polyethylene.

Thông thường, các loại cốc nguyệt san cứng thích hợp cho những phụ nữ cơ sàn chậu chắc khỏe sử dụng. Những loại cốc mềm thì dành cho những người có cơ sàn chậu yếu, lỏng. Vậy làm thế nào biết được mình có cơ sàn chậu như thế nào? Một cách đơn giản để kiểm tra, đó là cố gắng lặp lại động tác co thắt nín nhịn rồi thả lỏng các cơ khi đi tiểu nhiều lần: nếu việc đó dễ dàng với bạn, cơ sàn chậu của bạn chắc khỏe và bạn sẽ phù hợp sử dụng loại cốc nguyệt san cứng. Nếu bạn không thể dễ dàng nhịn tiểu, điều đó có nghĩa là cơ sàn chậu của bạn lỏng: trong trường hợp này, bạn có lẽ sẽ muốn cân nhắc sử dụng một loại cốc nguyệt san mềm hơn.

Nên chọn cốc nguyệt san có màu hay không màu? Thông thường, cốc nguyệt san có cả loại có màu (được làm từ màu nhuộm thực phẩm an toàn) hoặc loại làm từ silicon trong suốt. Màu sắc của cốc nguyệt san không ảnh hưởng tới công hiệu của nó. Nếu bạn có vùng âm đạo nhạy cảm dễ bị viêm nhiễm, kích ứng thì cốc dạng silicon trong vẫn là sự lựa chọn hợp lý hơn cả. Điều rất quan trọng là bạn tìm được kích cỡ chuẩn, đảm bảo sự thoải mái cũng như hiệu quả sản phẩm (tránh bị tràn, dây máu ra khi sử dụng).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều bạn cần biết về cốc nguyệt san

BS. Đặng Lan - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm