Làm thế nào để biết rằng đau tai là do cảm lạnh?
Khi bạn bị cảm lạnh, tình trạng viêm và chất nhầy có thể gây ra vấn đề với vòi nhĩ. Ống này kết nối tai giữa (nằm sau màng nhĩ) với phía sau họng và mũi. Khi vòi nhĩ hoạt động bình thường, nó sẽ cân bằng mức áp suất, lưu thông không khí bên trong tai và loại bỏ chất lỏng dư thừa để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Trong thời gian bị cảm lạnh, vòi nhĩ có thể bị tắc do viêm và tiết chất nhầy. Điều này có thể dẫn đến sưng, tích tụ chất lỏng và cảm giác áp lực hoặc đầy trong tai. Ngoài các triệu chứng này, cảm lạnh cũng có thể gây ra:
Nếu bạn bị đau tai do cảm lạnh, không có nhiều cách để ngăn chặn tình trạng này. Nguyên nhân là do cảm lạnh do virus gây ra, vì vậy điều tốt nhất bạn có thể làm là điều trị các triệu chứng cảm lạnh và chờ cho nó qua đi. Khi cảm lạnh bắt đầu thuyên giảm, cơn đau tai của bạn cũng sẽ hết. Nghỉ ngơi và uống đủ nước có thể giúp đẩy nhanh quá trình này, và thuốc cảm cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
Nếu bạn bị đau tai có thể do cảm lạnh, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể loại trừ những nguyên nhân có thể khác và đảm bảo bạn được điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu tình trạng đau tai vẫn tiếp diễn sau khi bệnh cảm đã khỏi, hãy nhớ liên hệ với bác sĩ.
Đọc thêm tại bài viết dưới đây: Nguyên nhân đau tai thường gặp ở trẻ em dưới 11 tuổi
Làm thế nào để biết rằng đau tai là do viêm tai?
Đau tai kéo dài sau khi các triệu chứng cảm lạnh đã thuyên giảm có thể là dấu hiệu của viêm tai giữa hoặc viêm tai giữa cấp tính.
Trong quá trình viêm tai, vòi nhĩ bị tắc, ngăn không cho chất lỏng thoát ra khỏi tai giữa. Kết quả là, chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ, tạo ra môi trường sinh sôi cho vi khuẩn và vi-rút phát triển. Điều này có thể gây đau và áp lực trong tai.
Các triệu chứng viêm tai thường gặp ở người lớn bao gồm:
Vì những triệu chứng này có thể xảy ra với các tình trạng khác, nên điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt. Viêm tai không được điều trị có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như suy giảm thính lực, nhiễm trùng lan rộng và rách màng nhĩ.
Khi đến khám, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và kiểm tra tai của bạn bằng một dụng cụ có đèn gọi là ống soi tai. Họ cũng có thể sử dụng ống soi tai khí nén để xác định xem có tình trạng tích tụ dịch sau màng nhĩ hay không. Sử dụng dụng cụ này, bác sĩ sẽ thổi nhẹ không khí vào màng nhĩ. Nếu màng nhĩ vẫn cứng, có thể tai giữa chứa đầy dịch, gợi ý viêm tai. Thông thường, ống soi tai bằng khí nén đủ để chẩn đoán viêm tai, nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm khác. Nếu bạn nghĩ mình bị viêm tai và gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức:
Những nguyên nhân có thể khác gây đau tai
Ở trẻ em, đau tai thường do viêm tai hoặc cảm lạnh. Nhưng ở người lớn, có một số nguyên nhân khác có thể gây đau tai.
Nguyên nhân gây đau tai ở người lớn có thể bao gồm:
Mẹo làm giảm đau tai do cảm lạnh hoặc viêm tai
Đau tai do cảm lạnh thông thường có thể kéo dài miễn là các triệu chứng cảm lạnh của bạn vẫn còn. Tương tự như vậy, đau tai do nhiễm trùng tai có thể kéo dài cho đến khi được điều trị đúng cách bằng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp để giảm đau tai cho dù cơn đau tai của bạn là do viêm tai hay cảm lạnh.
Tham khảo thêm bài viết: Viêm tai là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
Các biện pháp chữa đau tai bao gồm:
Bạn cũng có thể thử các loại thuốc không kê đơn (OTC), nhưng hãy nhớ trao đổi với bác sĩ trước:
Nếu viêm tai khiến màng nhĩ bị vỡ và chảy dịch, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như ciprofloxacin (Cetraxal). Đơn thuốc này điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trong tai của bạn.
Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?
Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.
Nhiều người cho rằng ăn trứng gà sống hoặc chần qua nước dùng hay cháo sẽ bổ hơn trứng gà nấu chín. Vậy suy nghĩ này có đúng không?
Nếu con bạn phải vào Khoa chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU), bạn sẽ thấy rất nhiều thiết bị công nghệ cao ở trong khoa này. Một số thiết bị trông có vẻ đáng sợ, tuy nhiên, tất cả đều có mục đích giúp các bác sĩ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Một trong những thiết bị quan trọng nhất trong NICU là lồng ấp trẻ sơ sinh. Đây là giường được thiết kế đặc biệt giúp điều chỉnh nhiệt độ và cung cấp môi trường lý tưởng cho trẻ sơ sinh để bé phát triển.