Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân đau tai và cách khắc phục

Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân đau tai phổ biến, triệu chứng và cách điều trị trong bài viết này:

Ù tai và đau tai rất phổ biến đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề ở cả tai ngoài (từ lỗ tai ngoài đến màng nhĩ) hoặc tai giữa (phía sau màng nhĩ). Đau tai thường không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân đau tai phổ biến, triệu chứng và cách điều trị trong bài viết này:

Nguyên nhân: Hầu hết đau tai ở trẻ em là do viêm tai. Trong nhiều trường hợp viêm tai giữa có liên quan đến viêm mũi họng, amidan hoặc đau răng.

Các nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm:

  • Các vấn đề với khớp hàm (khớp thái dương hàm)
  • Đau dây thần kinh số 5.

Dưới đây là một số lý do phổ biến gây ra đau tai ở trẻ nhỏ:

Ráy tai

Ráy tai thường tập trung ở ống tai ngoài. Khi tích tụ nhiều có thể tạo thành một cục nút tai trẻ lại, làm suy yếu thính giác và đôi khi có thể gây đau. Sử dụng bông ngoáy tai không giúp ích gì vì điều này thường chỉ đẩy cục ráy vào sâu hơn trong tai, gây hại nhiều hơn là có lợi. Việc này cũng có nguy cơ gây thủng màng nhĩ.

Điều trị 

Tốt nhất hãy đi khám bác sĩ trong trường hợp này. Nếu nguyên nhân là do ráy tai bác sỹ sẽ sử dụng  dung dịch rửa để lấy ráy tai ra ngoài. 

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là nguyên nhân gây đau tai phổ biến nhất. Do áp lực trong tai giữa tăng lên, màng nhĩ bị kéo căng và sưng dẫn đến suy yếu thính giác và các cơn đau nhức.

Điều trị

Thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol, có thể được sử dụng nếu cơn đau nghiêm trọng. Vì viêm tai giữa dễ tái phát nên việc đi khám bác sỹ được khuyến cáo rộng rãi đến các bậc phụ huynh có con nhỏ. Bác sỹ sẽ giúp bạn kiểm soát được các tác dụng phụ của kháng sinh cũng như kiểm soát được việc tái phát viêm tai giữa.

Viêm tai ngoài

Phần nằm từ màng nhĩ trở ra ngoài tai được gọi là tai ngoài. Đôi khi da ở ống tai ngứa ngáy, bạn sẽ có xu hướng dùng tăm bông để gãi, càng gãi thì càng dẫn đến kích ứng và gây viêm. Ngoài việc ngứa ngáy, bạn có thể cảm thấy tai mình bị ù đi, thính giác giảm và đôi khi có dịch ướt chảy ra ngoài. Viêm tai ngoài là thường gặp hơn ở những người bị eczema hoặc bệnh vẩy nến và tai bị ướt thường xuyên do tắm hoặc bơi lội.

Điều trị

Đừng cố nhét tăm bông khi bị viêm tai ngoài, nó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn thôi. Thuốc nhỏ tai có chứa corticosteroid sẽ làm giảm và làm lành ống tai bị kích thích. Thuốc kháng khuẩn hoặc chống nấm cũng có thể được bác sỹ sử dụng nếu có nhiễm trùng.

Mẹo điều trị đau tai

Để làm dịu cơn đau tai tại nhà, hãy thử như sau:

  • Gối đầu cao khi ngủ.
  • Uống thuốc giảm đau nhẹ như ibuprofen hoặc paracetamol.

  • Không nên dùng Aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi, trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

  • Chườm khăn ấm hoặc lạnh vào một bên đầu của bạn, xem cái nào bạn cảm thấy đỡ nhất.
Cần đi khám khẩn cấp trong trường hợp
  • Nếu không có sự cải thiện khi bạn bị đau tai sau ba ngày hoặc bạn tiếp tục bị đau tai tái phát.
  • Nếu bạn bị sốt từ 38 độ C trở lên.
  • Nếu có các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như sưng cục bộ, chất lỏng đến từ tai, điếc, chóng mặt hoặc nhức đầu dữ dội.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các nguyên nhân gây đau tai

 

Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm