Nguyên nhân gây đau tai
PGS. TS Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, đau tai do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là những nguyên nhân như:
- Do nhiễm trùng: Tai nhiễm trùng dẫn đến tình trạng đau là nguyên nhân phổ biến. Tình trạng viêm tai có thể xảy ra ở cả tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi lớp da tai bị xước hoặc tổn thương, vi khuẩn và các vi sinh vật khác sẽ nhanh chóng xâm nhập, gây nhiễm trùng tai.
- Do thay đổi áp suất không khí đột ngột: Trường hợp này do tình trạng thay đổi áp suất không khí đột ngột như khi đi máy bay, thang máy trượt hoặc di chuyển từ vùng thấp lên vùng cao… có thể gây đau tai và giảm thính lực nhẹ
Đối tượng có nguy cơ mắc đau tai thường gặp là trẻ sơ sinh, người bị viêm xoang, viêm tai, viêm họng...
(Ảnh minh họa: D.D)
- Do ráy tai tích tụ quá mức: Tình trạng ráy tai tích tụ quá mức trong tai không chỉ làm giảm thính giác mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây tình trạng đau tai. Những trường hợp như vậy không nên lạm dụng tăm bông hay dụng cụ lấy ráy tai, vì có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, nên tới gặp bác sĩ để được điều trị.
- Do thủng màng nhĩ: Màng nhĩ có thể bị rách do chấn thương, thay đổi áp suất trong không khí hoặc nước, nhiễm trùng tai ngoài và tai trong… sẽ gây đau tai. Khi đó người bệnh có những cơn đau tai dữ dội, xuất hiện cùng hiện tượng chảy máu tai thì nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức… vì rất có thể đó là biểu hiện của thủng màng nhĩ.
- Do các bệnh lý gây đau tai: Đau tai còn có thể bắt nguồn từ những bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác như viêm họng, viêm xoang, rối loạn thái dương hàm, viêm khớp gây ảnh hưởng đến xương hàm, các bệnh lý răng miệng, đau dây thần kinh số 3…
Đối tượng có nguy cơ mắc đau tai thường gặp là trẻ sơ sinh, người trẻ tuổi hoặc những người mắc các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm tai, viêm họng, viêm xoang…
Những người có dấu hiệu phì đại như viêm VA hay polyp mũi, polyp xoang mũi… hoặc có hệ miễn dịch bị suy giảm như trẻ nhỏ, bà bầu, người cao tuổi, người mắc bệnh nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch… sẽ dễ bị đau tai, PGS Đào cho biết.
Người có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng tai hoặc người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiều khói thuốc, không khí ô nhiễm ở mức độ cao… cũng dễ đau tai hơn.
Khi đau tai, người bệnh còn có thể thấy các biểu hiện đi kèm như tai sưng phù hoặc tấy đỏ, tai chảy máu, tai có dịch hoặc mủ, viêm họng, hắt hơi, ho khan nhiều, buồn nôn, thính lực suy giảm, sốt nhẹ, ù tai… Đặc biệt tai có dịch hoặc mủ là một trong những dấu hiệu phổ biến thường xuất hiện cùng.
Khi đau tai có kèm theo các dấu hiệu sau đây cần đến gặp ngay bác sĩ:
- Sốt cao kéo dài, nhiệt độ từ 39 độ trở lên.
- Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức khi thấy bé sốt từ 38 độ trở lên.
- Người bệnh xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội.
- Chóng mặt.
- Tai sưng tấy, chảy dịch mủ hoặc chảy máu.
- Đau tai dữ dội, kéo dài trên 1 ngày…
Theo bác sĩ, để điều trị đau tai tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và hạ sốt, gồm ibuprofen hoặc aspirin.
Nếu tai nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không chứa steroid khác hoặc acetaminophen… Nếu viêm tai giữa, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh dạng uống. Viêm tai ngoài, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh dạng nhỏ…
Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng khó chịu, đau nhức, người bệnh có thể kết hợp chườm ấm… Để giảm đau và hạ sốt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm ibuprofen hoặc aspirin.
Một số biện pháp ngừa đau tai:
- Không hút thuốc lá, đặc biệt là không nên tiếp xúc với khói thuốc.
- Không đưa các vật lạ, nhọn sắc, nguy hiểm lên tai, lau khô tai ngay sau khi bơi, lặn hoặc tắm.
- Cần hạn chế đeo tai nghe hoặc máy trợ thính liên tục, tránh những nơi ồn ào, nghe âm thanh quá to khiến thính lực bị ảnh hưởng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 phương pháp điều trị đau tai ở nhà, bạn có nên thử?
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.