Sự hiếu động quá mức, tính tình nóng nảy, hành vi bốc đồng, thiếu suy nghĩ là điểm đặc trưng cơ bản ở trẻ tăng động giảm chú ý. Dấu hiệu này sẽ được thể hiện qua những biểu hiện sau:
- Con luôn khó chịu khi phải ngồi lâu một chỗ và thường xuyên rời khỏi vị trí khi chưa được cho phép.
- Chân tay luôn nhúc nhích, cựa quậy, không thể để yên ở một tư thế lâu dài.
- Chạy nhảy, leo trèo liên tục mà không biết mệt mỏi và không cảm nhận được mức độ nguy hiểm với những hành động của bản thân.
- Con rất khó có thể tham gia các trò chơi đòi hỏi phải tư duy hoặc ngồi yên một chỗ, ít vận động.
- Nói quá nhiều, lặp đi lặp lại một vấn đề, nói leo, nói chen ngang vào câu chuyện của người khác.
- Buột miệng trả lời khi người khác chưa nói hết câu hỏi và không hề suy nghĩ những điều mình nói
- Khó chịu khi phải chờ tới lượt của mình trong các trò chơi.
- Con rất khó kiểm soát cảm xúc, dễ bực tức, cáu giận và có những hành động tự làm mình bị tổn thương.
Nghịch ngợm, bốc đồng là một trong những dấu hiệu trẻ tăng động (ảnh minh hoạ)
Sự kém tập trung, chú ý ở trẻ tăng động
Các bậc phụ huynh có thể nhận biết sự kém tập trung, chú ý ở con qua các biểu hiện sau:
- Không tập trung vào chi tiết khi vui chơi, học tập… và hay phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn.
- Gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, chú ý trong thời gian dài kể cả khi vui chơi cùng mọi người.
- Không chú ý lắng nghe và không thể ghi nhớ những gì người khác đã nói ngay cả khi nói chuyện trực tiếp.
- Con không tuân thủ theo những hướng dẫn của thầy cô, người thân hoặc rất ít khi hoàn thành các nhiệm vụ hằng ngày.
- Dễ bỏ cuộc giữa chừng, gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng trong thời gian dài.
- Kỹ năng tổ chức, quản lý, sắp xếp thời gian, công việc kém, con gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động mang tính tập thể.
- Dễ bị phân tâm, mất tập trung bởi những kích thích từ bên ngoài khi đang thực hiện nhiệm vụ nào đó.
- Con thường làm mất đồ chơi, dụng cụ học tập như bút, sách, vở,…
- Hay quên thực hiện các công việc hay thói quen sinh hoạt hằng ngày như đánh răng, rửa mặt,…
Ngoài các biểu hiện trên, khi bị tăng động con còn thường gặp một số triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, chứng khó đọc, khó viết,…
Cha mẹ nên làm gì khi nhận thấy con mình có dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý?
Ngay khi thấy con có những dấu hiệu bốc đồng, kém tập trung cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp kịp thời. Tùy vào độ tuổi, biểu hiện nặng nhẹ mà có thể lựa chọn một số giải pháp sau:
Liệu pháp giáo dục hành vi
Giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên và được áp dụng trong mọi phác đồ điều trị trẻ tăng động giảm chú ý ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cha mẹ có thể giúp con cải thiện hiệu quả các triệu chứng tăng động bằng cách:
- Cụ thể hóa mọi mục tiêu và nguyên tắc khi trao đổi với trẻ chẳng hạn như yêu cầu: “mỗi ngày còn cần làm 1 bài toán, 1 bài văn hoặc con phải đi ngủ trước 10 giờ tối,…”
- Xây dựng một thời gian biểu cụ thể cho từng nhiệm vụ hằng ngày từ thức giấc, đi học, ăn uống làm bài tập, đi ngủ,… nhằm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quản lý công việc.
- Thường xuyên dành những lời khen ngợi khi trẻ hoàn thành tốt một nhiệm vụ nào đó. “hôm nay con hoàn thành xong sớm bài tập mẹ thưởng con cuốn truyện này”, thưởng cho con món ăn trẻ yêu thích “hôm nay cô khen con rất ngoan, mẹ sẽ thưởng cho con que kem” hay một buổi đi chơi cùng gia đình,… luôn khen ngợi kịp thời để khích lệ con tiếp tục làm nhiều điều đúng đắn.
- Không nên vì tức giận mà đánh mắng trẻ, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên bảo, nhắc nhở để trẻ hiểu và tự thay đổi bản thân tốt hơn.
- Tạo một không gian học tập thật yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn nhằm hạn chế sự phân tâm, giúp trẻ dễ dàng tập trung hơn khi học ở nhà.
- Với những nhiệm vụ lớn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bước để trẻ dễ dàng thực hiện, ví dụ như một bài toán có nhiều câu hỏi, bạn có thể chia thành nhiều bài toán khác nhau.
- Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn nhằm tạo cơ hội để được giao tiếp, tăng vốn từ vựng và gắn kết tình cảm gia đình.
- Khuyến khích con tham gia các môn thể dục, thể thao ngoài trời như đá bóng, cầu lông, tập võ,… nên chơi cùng con để giúp con phát triển toàn diện hơn.
Cha mẹ nên khen ngợi, tặng thưởng khi trẻ tăng động có những hành vi tốt (ảnh minh hoạ)
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Tất cả các loại thực phẩm con ăn uống hằng ngày đều có thể ảnh hưởng tới các triệu chứng tăng động giảm chú ý theo nhiều chiều hướng khác nhau. Do vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Bổ sung nguồn thực phẩm giàu protein, khoáng chất (kẽm, sắt, magie,..) và acid béo omega – 3 như: thịt heo, thịt gia cầm, trứng, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, quả óc chó, dầu o liu, rau chân vịt, chuối, bơ, đậu Hà Lan,… giúp ổn định hoạt động điện não bộ, giảm sự nghịch ngợm, hiếu động và tăng khả năng tập trung, chú ý ở con.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính và các chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, pizza, xúc xích, mì tôm, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
- Khuyến khích con ngủ đúng giờ (trước 11 giờ tối), đủ giấc (8 – 10 tiếng/ngày), tránh thức quá khuya.
- Giúp con luôn giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các hoạt động hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỷ
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.