Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc giảm năng suất... Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người tình trạng suy nhược xảy ra dài ngày.

Nhận biết cơ thể bị suy nhược

Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 30-40 có nguy cơ cao nhất, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Có thể nghĩ đến cơ thể có bị suy nhược dựa vào các triệu chứng dưới đây: Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu; Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng; Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ; Nổi hạch lympho mềm; Nhức đầu, khó ngủ; Thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức; Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó; Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt; Thờ ơ và trầm cảm; Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân; Tính khí thất thường; Giảm khả năng tình dục...

Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như: thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp... Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus ban đỏ. Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sau sinh đẻ... dễ dẫn đến bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ bệnh cụ thể nào.

Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, chứng bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như: sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác...

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém... Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Nên làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

Người bị suy nhược cơ thể nên đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho thuốc và tư vấn một số hướng điều trị tích cực, đó là điều trị theo chương trình hoạt động thể chất đặc biệt và điều trị hành vi để giúp bạn giảm triệu chứng suy nhược cơ thể. Cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.

Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ trong quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Nghỉ ngơi trong ngày bằng cách đi bộ hoặc thư giãn (thư giãn ít nhất 1 hoặc 2 lần/tuần). Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối, để điều hòa khí huyết trong cơ thể. Tham gia hội nhóm, trò chuyện với người có vấn đề tương tự để cùng nhau giúp đỡ. Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng/đêm) và ngủ sâu. Làm những công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi sức lực còn nhiều. Nhờ sự giúp đỡ ở nhà và nơi làm việc khi vượt quá sức.

Thư giãn, tập thở là một phương cách tốt giúp điều chỉnh cơ thể.

Thư giãn, tập thở là một phương cách tốt giúp điều chỉnh cơ thể.

Nên ăn gì khi bị suy nhược cơ thể?

Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động trực tiếp tới việc cải thiện tình trạng của người bệnh. Nên lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học phù hợp sức khỏe, quan tâm tới lượng calo và chất béo thực vật như dầu mè, đậu nành, lạc, ngô, ôliu, mỡ cá. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và ngũ cốc. Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin), cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp-lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Lựa chọn những món ăn mau hồi phục sức khỏe như cháo bột hạt sung, cháo củ cải, cháo lươn, chè long nhãn...Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo động vật và lượng đường lớn. Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Ăn theo thời gian biểu, tốt nhất nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ nuốt.

Không hút thuốc, uống rượu bia, cắt giảm lượng cafein và hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola. Khi có sự thay đổi của vị giác, hãy thông báo ngay với bác sĩ đang điều trị cho mình.

Tham khảo thêm thông tin tại: Bị suy nhược cơ thể, đừng bỏ qua những thực phẩm này
BS. Trung Hưng - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm