Tăng huyết áp là hiện tượng áp lực máu trong lòng động mạch chủ từ tim trái đi nuôi cơ thể tăng lên, là một bệnh phổ biến tại nước ta hiện nay. Trong khi đó, tăng áp động mạch phổi là tăng áp lực máu đi từ tim phải đến động mạch phổi (để trao đổi ôxy), bệnh diễn biến âm thầm, ít người biết đến.
Trên thế giới, khoảng 2-25 người trong một triệu dân có nguy cơ mắc bệnh. Ở Mỹ, theo một nghiên cứu gần đây, tỷ lệ này là 2/1000 trẻ sơ sinh sống. Tại Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ. Thống kê tại Viện Viện Tim mạch Quốc gia cho thấy từ năm 2014 đến nay có 73 bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi nhập viện, 43 người ở giai đoạn nặng.
Không giống như bệnh tăng huyết áp có thể phát hiện dễ dàng, để phát hiện tăng áp động mạch phổi bác sĩ phải tiến hành siêu âm tim và thông tim phải để đo áp lực trong lòng động mạch phổi.
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hùng, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, ở giai đoạn đầu bệnh có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc triệu chứng rất nhẹ, dễ bị bỏ qua. Khi bộc lộ triệu chứng, thường bệnh đã ở giai đoạn nặng. Các triệu chứng của bệnh như khó thở, đau ngực, mệt, phù chân, ngất, ho ra máu… cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Bệnh tăng áp phổi có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào từ tuổi sơ sinh tới người cao tuổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tiến sĩ Trương Thanh Hương, Trưởng đơn vị Tim mạch trẻ em, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nếu không được điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì thường có tiên lượng rất nặng. Các biến chứng thường gặp là suy tim, tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong động mạch nhỏ trong phổi, gây nhồi máu phổi, chứng loạn nhịp tim…; nguy cơ tử vong cao.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đi khám sàng lọc bệnh nếu có những dấu hiệu sau:
- Khó thở mà không có triệu chứng đặc hiệu của bệnh tim/phổi hoặc bệnh nhân có sẵn bệnh tim/phổi nhưng khó thở tăng lên mà không giải thích được.
- Mệt mỏi, yếu cơ, đau ngực, ngất, chướng bụng khó tiêu.
- Bờ trái xương ức nhô cao, tiếng thổi ở tim, gan to, phù chi…
Những người nguy cơ cao bị bệnh gồm người tiền sử gia đình có người bị tăng áp động mạch phổi; bệnh tim bẩm sinh; có bệnh hệ thống như xơ cứng bì, lupus ban đỏ; tiền sử tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan; người nhiễm HIV.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?