Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau hàm và những bệnh liên quan đến đau hàm

Đau hàm là một dấu hiệu của nhiều bệnh và do nhiều nguyên nhân gây ra.

Nhai kẹo cao su sẽ giúp đỡ đau hàm?

Không bao giờ. Kẹo cao su không làm cơn đau giảm bớt đi mà ngược lại còn khiến bạn đau thêm vì tăng hoạt động của các khớp và cơ xung quanh xương hàm. Khi bị đau hàm bạn nên tránh nhai kẹo cao su hoặc nhai đá và chỉ nên ăn các loại thực phẩm mềm. Nếu bạn có thói quen nghiến răng vào ban đêm thì các bác sỹ sẽ cho bạn một thiết bị đặc biệt đó là một máng ngậm vào răng để răng không mài vào nhau.

Đau hàm là do bệnh gì? Lệch khớp thái dương hàm? Đau cơ vùng hàm? Do dây thần kinh mặt?

Đau hàm có thể do tất cả các nguyên nhân trên. Đau hàm kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu của bệnh lệch khớp thái dương hàm (TMD), cơn đau có thể cả ở cả hai  bên khớp. Khớp thái dương hàm được bao xung quanh bởi lớp cơ, xương, dây chằng. Đó là một kết cấu phức tạp cho phép chúng ta ăn, nhai, nói và ngáp. Nếu bất kỳ bộ phận nào hoạt động không đúng đều có thể gây ra tình trạng đau hàm.

Dấu hiệu của bệnh ở khớp thái dương hàm là gì?

Dấu hiệu chủ yếu của lệch khớp thái dương hàm là đau, đau tăng khi mở hoặc đóng miệng. Đôi khi những cử động vượt quá giới hạn của hàm cũng sẽ gây ra tình trạng chệch khớp và lúc đó có thể bạn không đong hoặc mở miệng được nữa. Ngoài ra cũng có một số triệu chứng khác như đau đầu, cứng hàm, sưng mặt hoặc đau cổ.

Nguyên nhân gây ra bệnh ở khớp thái dương hàm làm gì?

Phần lớn các trường hợp lệch khớp thái dương hàm đều không rõ nguyên nhân. Có thể là do chấn thương hàm, viêm khớp, loãng xương.  Stress hoặc nghiến răng cũng có thể gây đau hàm.

Ai dễ mắc bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm hơn?

Hơn 10 triệu phụ nữ Mỹ mắc bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm, nhiều gấp 4 lần so với đàn ông. Độ tuổi phụ nữ hay mắc bệnh này là từ 20-40.

Phẫu thuật có thể giúp điều trị  bệnh ở khớp thái dương hàm?

Không đúng. Phẫu thuật thường là giải pháp cuối cùng để điều trị bệnh này. Đầu tiên các bác sỹ sẽ cho bạn chườm ấm hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau, cho bạn ngậm máng để giữ cho răng bạn không bị mài mòn và giảm áp lực cho hàm của bạn. Nếu không đỡ thì bạn sẽ được kê đơn dùng thuốc giãn cơ hoặc giảm đau. Nếu không thuyên giảm nữa thì bạn sẽ được tiêm  hoặc phẫu thuật nội soi chỉnh lại khớp.

Có nên tự điều trị bệnh ở khớp thái dương hàm không?

Trong hầu hết các trường hợp bạn có thể tự làm giảm được cơn đau hàm bằng cách ăn thức ăn mền như sữa chua, súp khoai tây, trứng xào và tránh những thức ăn thô cứng hoặc nhai kẹo cao su. Bạn có thể kiểm soát tình trạng nghiến răng bằng cách để lưỡi giữa hai hàm răng. Để giải quết tình trạng đau thì bạn có thể dùng những thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu không đỡ hơn thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sỹ để có cách điều trị tốt hơn.

Điều gì có thể khiến cơn đau hàm đau hơn?

Tư thế xấu. Tư thế đứng xấu có thể khiến bạn căng cơ ở cổ hơn, giống như việc ngồi máy tính sẽ khiến mặt bạn sẽ bị đẩy gần sát màn hình hơn điều đo dẫn tới việc cơ ở hàm và ở cổ căng hơn và chịu nhiều áp lực hơn.

Những bệnh nào cũng gây đau hàm?

Rất nhiều bệnh gây đau hàm như bệnh viêm xoang, đau răng, các bệnh về lợi. Những bệnh này cũng gây ra những triệu chứng giống với bệnh ở khớp thái dương hàm. Đó là lý do tại sao bạn nên đi khám xem mình bị bệnh gì chứ đừng tự điều trị ở nhà.

Đau hàm có thể là dấu hiệu của của cơn đau tim?

Mặc dù đau ngực mới là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cho cơn đau tim nhưng có những trường hợp xuất hiện những dấu hiệu ở các bộ phận khác như đau xương hàm, buồn nôn, ra mồ hôi, khó thở…

Nghiến răng có thể gây ra bệnh gì?

Bạn thậm chí sẽ không tự ý thức được việc mình nghiến răng vì nó thường xảy ra vào ban đêm khi bạn ngủ. Nghiến răng gây ra tình trạng đau hàm, mòn răng, phá hủy men răng, vỡ răng, thậm chí là nhức đầu, đau tai nữa.

Khi bị bệnh ở khớp thái dương hàm bạn sẽ thấy đau liên tục?

Sai. Bệnh ở khớp thái dương hàm diễn ra trong một thời gian dài các triệu chứng sẽ xuất hiện rồi lại biến mất nhưng có thể nặng thêm nếu như bạn bị stress nhưng không có nghĩa là lúc nào bạn cũng cảm thấy đau hàm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức khỏe răng miệng và cơ thể

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Webmd)
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm