Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau đầu chùm là gì?

Đau đầu chùm là một trong những phiền não đau đớn nhất nếu gặp phải. Những người mắc bệnh đã mô tả những cơn đau đầu chùm giống như một con dao găm nóng đang chọc qua mắt và vào não của họ. Phụ nữ thậm chí còn so sánh cơn đau đầu chùm tương đương với cơn đau chuyển dạ, trong khi đàn ông bày tỏ rằng đó là cơn đau tồi tệ nhất mà họ từng trải qua.

Mặc dù cơn đau có thể dữ dội, nhưng đau đầu chùm rất hiếm gặp và các triệu chứng có thể giảm bớt hoặc thuyên giảm bằng cách kết hợp các biện pháp khắc phục đau đầu thông thường và tự nhiên. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá các phương pháp điều trị thông thường cho chứng đau đầu chùm cũng như các triệu chứng và nguyên nhân của chứng đau đầu chùm. Căn bệnh này có gì khác với chứng đau nửa đầu hay đau đầu do căng thẳng thông thường hay không.

Đau đầu chùm là gì?

Đau đầu chùm liên quan đến cơn đau dữ dội và không ngừng trong hoặc xung quanh một mắt ở một bên đầu. Các triệu chứng đôi khi có thể bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu, nhưng có một điểm khác biệt chính. Loại đau đầu này xảy ra theo mô hình và nó phát sinh theo chu kỳ cụm hoặc các cơn đau thường xuyên thường kéo dài từ 6 đến 12 tuần sau đó sẽ thuyên giảm hoặc kết thúc không còn gặp trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Do cơn đau dữ dội nên ban đầu bạn có thể khó phân biệt đau đầu chùm và đau nửa đầu. Tuy nhiên, có một số cách để bạn có thể phân biệt giữa các loại đau đầu này, chẳng hạn như:

  • Đau đầu chùm thường dữ dội hơn đau nửa đầu, nhưng chúng không kéo dài.
  • Mọi người trải qua 1 đến 8 cơn đau đầu chùm trong một ngày, trong khi chứng đau nửa đầu thường xảy ra từ 1 đến 10 lần mỗi tháng.
  • Các cơn đau đầu chùm kéo dài 15–180 phút, trong khi các cơn đau nửa đầu kéo dài từ 4 đến 72 giờ.
  • Đau đầu chùm luôn ở một bên và xung quanh mắt, trong khi chứng đau nửa đầu có thể ở một bên hoặc cả hai bên và đi kèm với buồn nôn và thay đổi thị giác.
  • Đau đầu chùm xảy ra chủ yếu ở nam giới, trong khi chứng đau nửa đầu xảy ra chủ yếu ở nữ giới.
  • Những người bị đau đầu chùm thường cả thấy bồn chồn nôn nao, nhưng những người bị chứng đau nửa đầu thích nghỉ ngơi trong phòng tối cho đến khi cơn đau qua đi.

Triệu chứng

Thời gian của đau đầu chùm là khác nhau đối với mọi người: 80-90% những người bị đau đầu chùm trải qua giai đoạn chùm kéo dài trong vài tuần và sau đó là giai đoạn thuyên giảm trong một năm, khi họ không có triệu chứng. Tình trạng đau đầu chùm mạn tính, xảy ra ở khoảng 20% số người, các cơn đau có thể kéo dài trong cả năm và khoảng thời gian thuyên giảm của các cơn đau thường ngắn.

Một cơn đau đầu chùm đơn lẻ thường kéo dài từ 15 phút đến 3 tiếng. Cơn đau đầu thường ập đến vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thường xảy ra vào ban đêm vài giờ sau khi đi ngủ.

Đọc thêm bài viết: 10 loại thực phẩm gây ra chứng đau nửa đầu

Nằm xuống trong cơn đau đầu chùm dường như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, vì vậy mọi người bị đánh thức trong cơn đau đầu ban đêm và tỏ ra bồn chồn, đi đi lại lại hoặc phải ngồi dậy trong khi cơn đau bùng phát. Một số người cũng bị kích động, thay đổi nhịp tim và huyết áp, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi. Cũng có những cơn đau xuất hiện vào ban ngày, đôi khi một đến ba cơn mỗi ngày, nhưng chúng thường ít nghiêm trọng hơn những cơn đau đầu chùm diễn ra vào ban đêm.

Một cơn đau thường kéo dài từ 15–180 phút và sau đó nó kết thúc nhanh chóng như khi nó bắt đầu. Mặc dù cơn đau đầu chùm kết thúc đột ngột, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nó khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi sau đó.

Cluster Headaches - Causes, Symptoms, Triggers, Relief & Prevention

Dưới đây là các triệu chứng đau đầu chùm phổ biến nhất:

  • Cơn đau dữ dội hầu như luôn xảy ra ở một bên, nằm phía sau hoặc trong vùng mắt và lan ra trán, thái dương, mũi, má hoặc nướu trên của bên bị ảnh hưởng.
  • Đau liên tục, đau nhói hoặc đôi khi có cảm giác đau xuyên từ bên này sang bên kia
  • Cơn đau kéo dài từ 15 phút đến ba giờ — cơn đau thường xảy ra một đến ba lần trong ngày, thường vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Nguyên nhân

Đau đầu chùm rất hiếm gặp, chỉ 1/1.000 người mới gặp tình trạng này và các trường hợp bị bệnh thường được chẩn đoán phát hiện chậm. Đau đầu chùm xảy ra chủ yếu ở nam giới, với tỷ lệ 9:1 giữa nam và nữ. Chúng thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 đến 50, nhưng chúng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Những người hút thuốc có xu hướng bị đau đầu chùm thường xuyên hơn những người không hút thuốc.

Cơn đau đầu xảy ra khi dây thần kinh sinh ba được kích hoạt. Dây thần kinh này chịu trách nhiệm về các cảm giác trên mặt, vì vậy khi nó được kích hoạt sẽ gây đau mắt - đây là một triệu chứng chính của chứng đau đầu chùm. Dây thần kinh sinh ba được kích hoạt cũng kích thích một nhóm dây thần kinh khác gây ra các triệu chứng khác của đau đầu chùm, như chảy nước mắt và đỏ mắt, nghẹt mũi và chảy nước mắt.

Đau đầu chùm không phải do các vấn đề trong não gây ra như khối u hoặc chứng phình động mạch, mà nguyên nhân thường đến từ vùng dưới đồi nơi chi phối các chức năng sinh lý của cơ thể về nhiệt độ, nội tiết, khát, đói, ngủ, tâm trạng, ham muốn tình dục và giải phóng hormone trong cơ thể. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng vùng dưới đồi được kích thích trong các cơn đau đầu chùm. Nghiên cứu chỉ ra các cơn đau đầu chùm có liên quan đến vùng dưới đồi bên phải. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những bệnh nhân đau đầu chùm bị rối loạn chức năng kết nối não bộ, chủ yếu ở các vùng não liên quan đến quá trình xử lý cơn đau.

Đau đầu chùm thường bị nhầm với dị ứng vì chúng có xu hướng xảy ra vào mùa xuân và mùa thu, và vùng dưới đồi đóng một vai trò cho đặc tính này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ gia đình gia tăng cho thấy chứng đau đầu chùm cũng có yếu tố di truyền ở một số gia đình.

Phương pháp điều trị thông thường

Không có cách chữa trị đặc hiệu cho chứng đau đầu chùm, vì vậy các phương pháp điều trị được sử dụng để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau đầu trong tương lai. Dưới đây là lời giải thích ngắn gọn về các phương pháp điều trị đau đầu chùm thông thường phổ biến nhất:

Kích thích não sâu vùng dưới đồi

Bởi vì các xét nghiệm đã chỉ ra rằng vùng dưới đồi sau được kích hoạt trong các cơn đau đầu chùm, nên việc kích thích vùng dưới đồi sau cùng bên được sử dụng để chống lại sự kích thích quá mức và ngăn ngừa chứng đau đầu chùm khó chữa.

Nghiên cứu cho thấy việc kích thích vùng dưới đồi đã được chứng minh là thành công trong việc ngăn chặn các cơn đau ở hơn 60% trong số 58 bệnh nhân đau đầu chùm mạn tính và kháng thuốc.

Verapamil

Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng 360 mg/ngày verapamil vượt trội hơn so với giả dược. Trong thực hành lâm sàng, liều hàng ngày 480–720 miligam chủ yếu được sử dụng, có thể gấp đôi liều dùng trong khoa tim mạch. Mặc dù verapamil là loại thuốc phổ biến nhất được kê toa cho đau đầu chùm, nhưng methysergide, lithium và divalproex natri cũng có thể được sử dụng.

Một nghiên cứu năm 2021 chỉ ra rằng gabapentin, topiramate, divalproex natri và melatonin là những loại thuốc khác có thể hiệu quả để ngăn ngừa đau đầu từng chùm. Các liệu pháp điều trị bằng thuốc mới đang được xem xét như ketamine, onabotulinumtoxinA, axit lysergic và natri oxybate.

Đọc thêm bài viết: Đầu xuân, người huyết áp cao nên ăn uống thế nào?

Corticoid

Corticoid thường được gọi là steroid, thuốc chống viêm được kê đơn cho nhiều tình trạng như đau và viêm khớp, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Corticoid được sử dụng để thay thế một số hormone không được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên và chúng đã được sử dụng để điều trị chứng đau đầu chùm trong 50 năm.

Corticoid có hiệu quả khi được sử dụng như một phương pháp điều trị đau đầu chùm vì chúng ảnh hưởng đến tình trạng viêm, vùng dưới đồi-tuyến yên-thượng thận, hệ thống histaminergic và opioid. Nhược điểm của việc sử dụng corticoid để điều trị đau đầu chùm là cần liều cao, đi kèm với những lo ngại về an toàn.

Đó là lý do tại sao không nên sử dụng loại thuốc này dài ngày cụ thể là kéo dài quá 4 tuần. Các tác dụng phụ từ corticoid bao gồm da mỏng dễ bị bầm tím, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thay đổi tâm trạng, tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương và các triệu chứng cai nghiện.

Phong bế dây thần kinh chẩm

Phong bế dây thần kinh chẩm bằng cách tiêm steroid xung quanh dây thần kinh chẩm nằm ở phía sau đầu, gần vùng cổ. Các dây thần kinh chẩm của chúng ta cung cấp cảm giác, bao gồm cả cảm giác đau, cho phần lớn lưng và đỉnh đầu.

Steroid được tiêm làm giảm viêm và sưng mô xung quanh dây thần kinh chẩm, giúp giảm đau đầu. Việc tiêm cần được thực hiện tại cơ sở y tế có chuyên môn và nó thường bắt đầu có tác dụng sau 3 đến 5 giờ và tác dụng của nó có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tháng. Tác dụng phụ phổ biến nhất của phong tỏa dây thần kinh chẩm là đau khi tiêm. Một số tác dụng phụ không phổ biến bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và các triệu chứng xấu đi.

Có nhiều ý kiến ​​trái chiều về hiệu quả của phong bế thần kinh chẩm vì vậy cần nhiều nghiên cứu hơn.

Sumatriptan

Sumatriptan thường được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Đó là một nhóm thuốc được gọi là chất chủ vận thụ thể serotonin có chọn lọc. Sumatriptan thu hẹp các mạch máu trong đầu, ngăn chặn các tín hiệu đau được gửi đến não và ngăn chặn việc giải phóng các chất gây ra các triệu chứng đau đầu.

Sumatriptan không ngăn chặn các cơn đau đầu hoặc giảm số lần các cơn đau đầu; nó chỉ làm giảm các triệu chứng. Sumatriptan có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, suy nhược, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và chuột rút cơ.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy sumatriptan có hiệu quả trong điều trị cơn đau đầu cấp tính hoặc cơn đau nửa đầu. Để điều trị đau đầu chùm, thuốc sẽ phải được dùng sau mỗi cơn đau, có thể lên đến tám lần một ngày.

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và thậm chí ngăn ngừa các cơn đau đầu của bạn. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Dr Axe
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm