Cập nhật lúc 6h00 ngày 4-4-2020:
Thế giới: 1.041.114 người mắc, 55.203 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 245.442 người mắc; 6099 người tử vong.
- Italy: 115.242 người mắc; 13.915 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 117.710 người mắc; 10.935 người tử vong.
- Trung Quốc: 81.620 người mắc; 3.322 người tử vong.
Việt Nam: 239 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:
Quốc gia/vùng lãnh thổ có từ 1.000 ca mắc COVID-19 trở lên.
Cập nhật chi tiết ca mắc COVID -19 giai đoạn 2
Hệ thống cách ly 4 vòng chống COVID-19 của Việt Nam.
Đêm 11/3 giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 lan rộng trên thế giới đã CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH ĐẠI DỊCH.
- Ngày 31/1/2020, WHO công bố dịch bệnh là SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG KHẨN CẤP GÂY QUAN NGẠI TOÀN CẦU (PHEIC).
- WHO cho biết, tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona là: COVID-19.
Dòng thời gian:
BN238: nữ, 17 tuổi, địa chỉ tại Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; là lao động tự do và có ở cùng bạn (BN 210) tại Thái Lan. Ngày 17/3, bệnh nhân từ Thái Lan về Việt Nam, nhập cảnh qua Cửa khẩu Cha Lo ngày 18/3.
BN239: nam, 71 tuổi, địa chỉ tại Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 11 và 18/3 đi khám, điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai và có mua đồ ăn ở căng tin bệnh viện.
Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn: 75.458 Số mẫu dương tính: 239 Số mẫu âm tính: 75.219
Ngày 3/4/2020, Bộ Y tế đã có công văn số 1859/BYT-KH-TC gửi các đơn vị sản xuất, cung ứng trang thiết bị y tế trong cả nước, đề nghị các đơn vị này thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, nhập khẩu các thiết bị y tế phòng, chống dịch để đảm bảo nguồn cung.
6 giờ sáng ngày 3/4, ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 233 người. 5 ca trong số đó đều từ nước ngoài về và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng, ca còn lại là nhân viên Công ty Trường Sinh.
18h00 ngày 2/4, Bộ Y tế công bố có thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 01 ca là người nhà đi chăm sóc người bệnh tại BV Bạch Mai, nâng tổng số ca mắc ở nước ta đến thời điểm này là 227 ca
Chiều 2/4, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố chữa khỏi cho thêm 11 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có một nhân viên của Công ty TNHH Trường Sinh và một thai phụ 25 tuần. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 75 trường hợp mắc COVID-19
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ TW, tới 6 giờ sáng ngày 2/4 đã ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 222 người. Trong đó 1 ca là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân tại BV Bạch Mai, 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ sáng nay đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 212 người. Trong đó 1 ca là nhân viên Công ty Trường Sinh, 1 ca bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1462/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 Hướng dẫn tạm thời cách ly tại khách sạn cho cán bộ y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.
Hướng dẫn này áp dụng cho Nhà quản lý, chuyên gia, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên y tế đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế có nguy cơ mắc COVID-19, có trách nhiệm phải duy trì công việc hằng ngày tại nơi làm việc.
Thời gian cách ly do Bộ Y tế quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế nhưng không ít hơn 14 ngày.
18h ngày 31/3, Bộ Y tế chính thức công bố thêm 3 ca bệnh COVID-19 mới, nâng tổng số mắc bệnh này ở Việt Nam lên 207 ca.
Trong đó: 1 người là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh; 2 người liên quan tới bệnh nhân 124.
Chiều 31/3, Bộ Y tế cho biết, trong ngày đã có 02 bệnh nhân mắc COVID-19 tại BV Trung ương Huế và BVĐiều trị COVID-19 Cần Giờ được công bố khỏi bệnh.
Hiện, Việt Nam đã chữa khỏi cho 57 bệnh nhân mắc COVID-19, các trường hợp còn lại đang được điều trị có sức khỏe ổn định.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/04/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định...
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 437/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.
6h sáng ngày 31/3, Bộ Y tế công bố ghi nhận thêm 01 ca mắc COVID-19 là bé trai 10 tuổi ở TP Hồ Chí Minh, như vậy đến thời điểm này, Việt Nam có 204 ca bệnh
18h chiều ngày 30/3, Bộ Y tế công bố thêm 9 ca bệnh mắc mới, như vậy đến thời điểm này Việt Nam đã có 203 trường hợp mắc COVID-19.
Ngày 30/3, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tổ chức hội nghị trực tuyến với ngành Y tế 63 tỉnh thành về tập huấn nâng cao năng lực của y tế cơ sở trong phòng chống dịch COVID-19.
Sáng ngày 30/3, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố điều trị khỏi cho 27 trường hợp, những người này được chuyển về cơ sở theo dõi tiếp. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được chữa khỏi lên 52 trên tổng số 194 ca nhiễm bệnh.
Bộ Y tế cho biết, sẽ có 100.000 sinh phẩm để chẩn đoán xét nghiệm COVID-19 trong ngày 30/3. Các địa phương có nhu cầu có thể nhắn tin cho Cục Y tế Dự phòng, sau đó gửi văn bản sau để Cục tổng hợp nhanh chóng cung cấp cho các địa phương, đảm bảo việc xét nghiệm được nhanh chóng.
Trong ngày 7/4, Bộ sẽ tiếp tục mua thêm 100.000 sinh phẩm nữa để xét nghiệm. Như vậy trong tuần tới, Việt Nam sẽ có 200.000 sinh phẩm để xét nghiệm.
BN 170 ĐẾN BN 174
BN 174: nữ, làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai
BN 173: nữ, quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc Mátxcơva (LB Nga) về nước ngày 25/3/2020.
BN 172: nữ, là con dâu bệnh nhân số 133, chăm sóc bệnh nhân 23 ngày.
BN171: nữ, 19 tuổi, có địa chỉ tại quận 10, TP. Hồ Chí Minh, là du học sinh tại Mỹ. Bệnh nhân từ Mỹ về, quá cảnh ở Philippines, nhập cảnh Việt Nam ngày 13/3/2020.
BN170: nam, 27 tuổi ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ngày 20 - 22/3 ở Bệnh viện Bạch Mai chăm bố chữa bệnh, đến mua và ăn cơm 5 lần ở quầy số 1 căng tin Bệnh viện Bạch Mai.
BN 33 ĐIỀU TRỊ TẠI BVTW HUẾ ĐÃ KHỎI BỆNH
Trưa ngày 28/3, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân số 33 mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện TW Huế đã khỏi bệnh và tiếp tục được theo dõi y tế theo quy định.
BN 33: 58 tuổi, quốc tịch Anh.
- Ngày vào viện: 10/3/2020 điều trị tại khu cách ly, cơ sở 2, Bệnh viện Trung ương Huế.
- Kết quả xét nghiệm: sau 02 lần xét nghiệm (cách nhau 24h) cho kết quả âm tính;
- Tình trạng bệnh nhân hiện tại và tiên lượng: Khỏe mạnh, ổn định, không ho, không sốt, không khó thở, đủ điều kiện xuất viện và tiếp tục được theo dõi y tế 14 ngày theo quy định.
BN164 ĐẾN BN 169 MẮC COVID-19
Thêm 6 ca mắc, Việt Nam ghi nhận 169 bệnh nhân COVID-19
6h30 sáng ngày 28/3, Bộ Y tế thông báo có thêm 6 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam là 169. 3 ca trong số này được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng; ca còn lại có mặt tại nhiều địa điểm trước khi được phát hiện dương tính với SARS-COV-2.
BN 154 ĐẾN BN 163 MẮC COVID-19
Thêm 10 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 163 ca
Tới 18h chiều 27/3/2020, Việt Nam đã ghi nhận thêm 10 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 của Việt Nam lên 163 ca.
- 4 trong số 10 bệnh nhân này là những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 21/3 tới 23/3/2020, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
- 3 ca người nước ngoài đã có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 tại quán bar Buddha ở TP Hồ Chí Minh.
- 3 ca còn lại có liên quan tới bệnh nhân 133 tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
3 BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ COVID-19 KHỎI BỆNH (BN 22, BN 23, BN 35)
Sở Y tế Đà Nẵng sáng ngày 27/3 cho biết, trong hôm nay 3 bệnh nhân đang điều trị COVID-19 tại địa phương này đã khỏi bệnh và sẽ ra viện (gồm 2 bệnh nhân người Anh và 1 bệnh nhân Việt Nam): BN 22, BN 23, BN 35. Tuy nhiên, để an toàn, sau khi ra viện, 02 bệnh nhân người Anh tiếp tục được cách ly theo dõi 14 ngày tại Q. Sơn Trà; bệnh nhân số 35 tiếp tục được cách ly và theo dõi 14 ngày tại nhà.
BN 149 ĐẾN BN 153 MẮC COVID-19
18h ngày 26/3, Bộ Y tế công bố thêm 5 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc ở Việt Nam lên 153 trường hợp.
Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống COVID-19 sáng ngày 26/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người.
BN 142 ĐẾN BN148 MẮC COVID-19
6h sáng ngày 26/3, Bộ Y tế thông tin đã có thêm 7 ca bệnh mắc COVID-19. Như vậy, trong 24 giờ qua, Việt Nam ghi nhận thêm 14 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam lên 148. Trong số 14 ca mắc mới, có 10 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 01 ca là thầy thuốc bị lây bệnh từ bệnh nhân đang được điều trị cách ly (11 ca này không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng); 03 ca có thời gian sống trong cộng đồng
BN 135 ĐẾN BN 141 MẮC COVID-19
Vào lúc 19h30 ngày 25/3, Bộ Y tế thông báo đã ghi nhận thêm 7 ca bệnh mắc COVID-19, trong đó có 1 bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới TW, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến thời điểm này lên 141 ca
Qua báo cáo nhanh của Thanh tra Bộ Y tế cho biết, Thanh tra Bộ Y tế đã phối hợp với Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03), Công an thành phố Hà Nội tiến hành thanh tra đột xuất tại 04 cơ sở bán lẻ thuốc, đã phát hiện 03 cơ sở vi phạm quy chế chuyên môn dược và các quy định trong hoạt động kinh doanh thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.
Người tham gia chống dịch COVID-19 được phụ cấp 200.000 đồng/ngày. Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy định chế độ đặc thù trong phòng chống dịch bệnh từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp. Trường hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã bố trí kinh phí, ngân sách Thành phố sẽ không thanh toán, tránh trùng lặp.
BN 124 ĐẾN BN 134 MẮC COVID-19
21h15', Bộ Y tế chính thức công bố thêm 11 ca bệnh mới, nâng tổng số mắc COVID-19 ở Việt Nam lên 134 ca.
Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 134 ca mắc COVID-19, trong đó có 17 ca đã khỏi bệnh, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Các bệnh nhân còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế trong cả nước.
Tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ là 8.952. Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 1.596 (trong đó: số mới trong ngày: 221, số cũ đang theo dõi: 1.375).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 46.933 (trong đó: cách ly tập trung tại bệnh viện: 412; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 20.386; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 26.135).
Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho biết, tính đến sáng ngày 24/3, tình trạng 3 bệnh nhân nặng ổn định, một số bệnh nhân có thể diễn biến nặng hơn. Theo đó, 1 người phải chạy hệ thống ECMO, 2 người phải thở máy, cả 3 bệnh nhân đều suy hô hấp và phải lọc máu liên tục. Đây là những chỉ định điều trị hiện đại nhất hiện nay.
Ngành y tế đang sẵn sàng, chủ động nếu diễn biến của các bệnh nhân xấu hơn, sẽ hạn chế tối đa tình trạng tử vong do COVID-19.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế.
08:07, 24-03-2020
Sân bay Tân Sơn Nhất dừng tiếp nhận chuyến bay quốc tế từ ngày 25 đến hết 31/3.
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ: Thông báo đến tất cả các hãng hàng không dừng vận chuyển hành khách là công dân Việt Nam từ nước ngoài đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Thời điểm áp dụng từ 0h00’ ngày 25/3/2020 đến hết ngày 31/3/2020.
Cục Quản lý Dược vừa có công văn khẩn gửi sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn quốc về đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.
Công văn nêu rõ, theo phản ánh của một số phương tiện thông tin đại chúng, giá thuốc điều trị sốt rét chứa chloroquin/hydroxychloroquin tăng cao do người dân tự ý đi mua thuốc khi có thông tin thuốc trên được sử dụng để điều trị bệnh COVID-19.
Việc người dân tự ý mua thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin để điều trị, dự phòng COVID-19 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do thuốc có một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
BN 123 MẮC COVID-19
Đó là một bệnh nhân nữ, 17 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Bệnh nhân sống tại Sarawar - Malaysia được 3-4 tháng nay.
Bệnh nhân từ Malaysia sang Bandar Seri Begawa - Brunei, lên chuyến bay của hãng hàng không Royal Brunei Airline số hiệu BI381, số ghế 27K tới sân bay Tân Sơn Nhất, đến chiều ngày 17/3/2020 về nhà tự cách ly. Đến ngày 22/3, Viện Pasteur TP. hồ Chí Minh kết luận mẫu bệnh phẩm dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được chuyển cách ly y tế tại Trung tâm y tế huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
BN 122
Bệnh nhân thứ 122 của Việt Nam là một phụ nữ, 24 tuổi ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cô là nhân viên quán rượu tại Bangkok – Thái Lan. Ngày 20/3/2020, bệnh nhân từ Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi - Thái Lan về đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng trên chuyến bay số hiệu TG947.
BN 119 ĐẾN BN 121
Bộ Y tế công bố 3 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại Việt Nam lên 121 trường hợp.
BN119: nam, 29 tuổi, quốc tịch Mỹ, trú tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 01/3 đến ngày 15/3/2020, bệnh nhân thường xuyên di chuyển giữa Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và về lại Việt Nam ngày 15/3/2020.
BN120: nam, quốc tịch Canada, 27 tuổi, trú tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Canada vào Việt Nam từ ngày 11/2/2020 đến nay, bệnh nhân trực tiếp tiếp xúc với BN91 từ ngày 14/3/2020 tại một số quán ăn, nơi vui chơi, trong đó có quán Bar Buddha.
BN121: nam, 58 tuổi, trú tại Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 19/3/2020 nhập cảnh Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trên chuyến bay số hiệu NH831 từ New York- Hoa Kỳ về Việt Nam, quá cảnh tại Narita - Nhật Bản.
BN 117 - BN 118
Bộ Y tế công bố thêm 2 ca bệnh mắc COVID-19 ở Tây Ninh, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam đến thời điểm này là 118 trường hợp.
* BN117: nam, 30 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại Tân Hưng, Long An. Trước đó, bệnh nhân đi du lịch tại Campuchia từ ngày 9/3 và trở về Việt Nam vào ngày 19/3/2020.
* BN118: nữ, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, là nhân viên casino. Bệnh nhân sang Campuchia trong 2 tuần trở lại đây và về Việt Nam ngày 19/3/2020.
BN 114 - BN 115 - BN 116
Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19
*BN116: nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, tham gia chống dịch COVID-19 từ 31/1/2020.
* BN115: nữ, 44 tuổi, quốc tịch Việt Nam, sống tại Cộng Hòa Séc (là con gái của BN94). Bệnh nhân về Việt Nam và nhập cảnh qua sân bay Nội Bài ngày 18/03/2020 trên chuyến bay SU290 với BN94 và BN93.
* BN114: nam, 19 tuổiở Hoàng Mai, Hà Nội, là du học sinh Việt Nam tại Hà Lan về nước ngày 15/03/2020 trên chuyến bay SQ176 (quá cảnh tại Singapore).
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký Quyết định số 1271/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời Dự phòng và xử trí bệnh COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trước bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và trên thế giới đã ghi nhận một số phụ nữ mang thai nhiễm căn bệnh này.
Rạng sáng nay, 23/3/2020, tỉnh Thái Bình đã đón tiếp, tiến hành cách ly tập trung 223 người trở về từ Nhật Bản, trong số đó có 142 nam, 81 nữ (6 trẻ em dưới 10 tuổi). Những người được cách ly y tế tập trung là sinh viên, người lao động của 33 tỉnh, thành đang sinh sống, lao động và học tập tại Nhật Bản, trở về Việt Nam qua Sân bay Vân Đồn ( Quảng Ninh).
Tin từ thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An cho biết, lực lượng công an địa phương này đã xử lý 42 trường hợp, mỗi trường hợp bị xử phạt 12,5 triệu đồng ( tổng tiền phạt là 525 triệu đồng), lý do tung tin thất thiệt trên mạng Internet về dịch COVID-19.
BN 93, BN 94 MẮC COVID-19
2 bệnh nhân mắc COVID-19 số 93, 94 là người trở về từ nước ngoài trên chuyến bay SU290. Hiện tại 2 bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
BN93: nam, 20 tuổi,địa chỉ ở Đống Đa, TP. Hà Nội. Bệnh nhân là sinh viên du học Hungary, nhập cảnh qua sân bay Nội Bài ngày 18/03/2020.
BN94: nữ, 64 tuổi, địa chỉ ở thành phố Bắc Giang. Bệnh nhân sang Cộng hòa Séc thăm con gái từ ngày 29/02/2020 đến ngày 17/03/2020.
Bệnh nhân về nước nhập cảnh qua sân bay Nội Bài ngày 18/03/2020 trên cùng chuyến bay (SU290, ghế 28A) với BN93 dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (SU290, ghế 27B).
BN 92 MẮC COVID-19
Chiều ngày 21/3, Bộ Y tế công bố ca bệnh mắc COVID-19 thứ 92 tại Việt Nam là du học sinh trở về từ Pháp. Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Bệnh nhân là du học sinh tại Pháp, ngày 16/3/2020, bệnh nhân đi từ Paris (Pháp) đến Doha (Qatar) trên chuyến bay của Hãng hàng không Qatar Airways số hiệu QR40 - hàng ghế 29 và tiếp đó trên chuyến bay cũng của Hãng hàng Qatar Airways số hiệu QR970- số ghế 18D tới sân bay Tân Sơn Nhất ngày 17/3/2020.
BN 88 ĐẾN BN 91 MẮC COVID-19
20h ngày 20/3, Bộ Y tế đã công bố ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19, trong đó có một trường hợp là người nước ngoài hiện là phi công hãng hàng không Vietnam Airlines. Như vậy đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 91 trường hợp mắc COVID-19.
CHUYẾN BAY CÓ NGƯỜI MẮC COVID-19
THÔNG BÁO KHẨN SỐ 6 CỦA BỘ Y TẾ (22H30 NGÀY 20/3/2020)
Bộ Y tế thông báo đã xác định được các chuyến bay sau có hành khách mắc COVID-19, bao gồm:
- NH831 của All Nippon Airways do Air Japan khai thác từ Tokyo đến TP.HCM ngày 17/3/2020;
- EK392 của Emirates từ Dubai đến TP. HCM ngày 16/3/2020.
Bộ Y tế đề nghị tất cả hành khách trên các chuyến bay nói trên liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khoẻ.
Các đại lý bán vé cho các hành khách trên có trách nhiệm thông báo cho hành khách đã mua vé bay trên các chuyến máy bay này.
BN 86, BN 87 MẮC COVID-19
Chiều ngày 20/3, Bộ Y tế đã công bố thông tin về hai ca bệnh số 86, 87 mắc COVID-19 là hai nữ điều dưỡng của Bệnh viên Bạch Mai, nâng tổng số ca mắc ở nước ta đến thời điểm này lên 87 ca
Theo thông báo kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai: hai nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai đã được xác định dương tính với SARS-COV-2. Đây là những nhân viên y tế đầu tiên của Việt Nam mắc COVID-19.
BN 77 ĐẾN BN 85 MẮC COVID-19
Tối ngày 19/3, Bộ Y tế đã công bố thêm 9 ca bệnh mắc COVID-19, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại Việt Nam đến thời điểm này lên 86 ca bệnh. 9 ca bệnh mới này đều trở về từ nước ngoài.
Vào lúc 22h ngày 19/3, Bộ Y tế thông báo đã xác định được các chuyến bay sau có hành khách mắc COVID-19, bao gồm:
- Chuyến bay EK 394 của Emirates từ Dubai đến Nội Bài ngày 12/3/2020;
- Chuyến bay QR 976 của Qatar Airways từ Doha đến Nội Bài ngày 17/03/2020.
CHUYẾN BAY CÓ HÀNH KHÁCH MẮC COVID-19
Bộ Y tế vừa có thông báo khẩn số 4 vào 15h00 ngày 19/3/2020) Bộ Y tế đã xác định được các chuyến bay sau có hành khách mắc COVID-19, bao gồm:
- EK 392 của Emirates Airlines từ Dubai đến TP.HCM ngày 15/3/2020;
- VJ642 của Vietjet Air từ TPHCM đến Đà Nẵng ngày 12/3/2020;
- TK 162 của Turkish Airlines từ Instanbul về TP. HCM ngày 10/3/2020.
Bộ Y tế đề nghị tất cả hành khách trên các chuyến bay nói trên liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khoẻ. Các đại lý bán vé cho các hành khách trên có trách nhiệm thông báo cho hành khách đã mua vé bay trên các chuyến máy bay này.
Đảm bảo cung ứng thuốc cho tình huống 10.000 người mắc COVID-19. Cục quản lý Dược vừa có công văn gửi các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho tình huống 10.000 người mắc bệnh.
BN 68 ĐẾN BN 76 MẮC COVID-19
22h25' ngày 18/3, Bộ Y tế chính thức công bố thêm 8 ca bệnh mới mắc COVID-19, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh ở Việt Nam lên 76 ca.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 18/3/2020 đã ghi nhận 76 trường hợp mắc, trong đó có 16 trường hợp đã điều trị khỏi và ra viện; các trường hợp còn lại đang điều trị tại bệnh viện.
Tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ là 4.288. Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 122 (trong đó: số mới trong ngày: 95, số cũ đang theo dõi: 22).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 42.918 (trong đó: cách ly tập trung tại bệnh viện: 314; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.172; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 34.443).
Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn là 14.950.
Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và quyết định cho học sinh trên toàn thành phố nghỉ học đến hết ngày 5/4.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội diễn ra vào chiều tối 18/3, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã quyết định học sinh tất cả các cấp nghỉ học đến hết ngày 5/4.
UBND thành phố Hà Nội vừa ra quyết định thành lập 2 khu cách ly tập trung phòng chống dịch COVID - 19 tại khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
Các khu cách ly tập trung có nhiệm vụ: Tổ chức cách ly cho những người cách ly tại Quyết định số 878/QĐ- BYT ngày 12/3 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19”.
Ngày 18/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn và hưởng ứng lời kêu gọi phòng, chống dịch COVID-19.
BN 67 MẮC COVID-19
Ca bệnh mắc COVID-19 thứ 67 tại Việt Nam là người Ninh Thuận, trở về từ Malaysia cùng bệnh nhân thứ 61. Như vậy đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 67 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 16 trường hợp đã chữa khỏi hoàn toàn.
Bộ Y tế cho biết, 9 giờ 30 ngày 18/3/2020 Viện Pasteur Nha Trang cho biết đã nhận được 17 mẫu xét nghiệm do Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận gửi đến, là những mẫu bệnh phẩm thu thập được từ những người tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19, hiện đang được cách ly tập trung tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
Kết quả xét nghiệm khẳng định có một bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 nâng tổng số người mắc bệnh COVID-19 tại Việt Nam lên 67 bệnh nhân.
Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa được Bộ Y tế đồng ý cho phép thực hiện xét nghiệm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19.
Bộ Y tế đã có quyết định số 918/QĐ-BYT cho phép Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thực hiện xét nghiệm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19.
Cùng với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trước đó đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19, từ ngày 17/3, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.Hồ Chí Minh được thực hiện xét nghiệm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19 đã giúp ngành y tế TP. Hồ Chí Minh kịp thời đáp ứng nhu cầu xét nghiệm chẩn đoán và tầm soát đối với người thuộc diện cách ly ngày càng tăng trên địa bàn thành phố.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo 102/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 00 giờ ngày 18/3/2020.
Bên cạnh đó, từ 00h ngày 18/3/2020, các trường hợp được miễn thị thực hoặc có Giấy miễn thị thực cấp cho người gốc Việt và thân nhân, một số trường hợp đặc biệt khác (như chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao...) khi nhập cảnh phải có Giấy xác nhận không dương tính với vi rút gây COVID-19 do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp và Giấy này được Việt Nam chấp thuận. Các biện pháp nêu trên không áp dụng đối với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ.
Các trường hợp nhập cảnh phải qua kiểm tra và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo đúng quy định.
BỆNH NHÂN COVID-19 TỪ 62 ĐẾN 66
19h ngày 17/3, Bộ Y tế cho biết đã có thêm 5 ca bệnh mắc COVID-19, đều là những người trở về từ nước ngoài. Như vậy đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 66 trường hợp mắc COVID-19
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, TP này đã ra thông báo khẩn đến các trường hợp đi trên chuyến bay EK392 của hãng Emirates ngày 12/3/2020 từ Dubai về TP.HCM và các trường hợp từng dự sự kiện tôn giáo tại Kuala Lumpur (từ 27/02 - 01/3/2020) cần liên hệ với cơ quan y tế địa phương gần nhất để được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm COVID-19.
Theo cơ quan chức năng Malaysia, sự kiện tôn giáo có 14.500 người Malaysia và khoảng 1.500 người nước ngoài tham dự. Sau sự kiện này đã phát hiện các trường hợp nhiễm COVID-19. Bệnh nhân 61 tại Việt Nam cũng từng tham dự sự kiện này.
Do đó, HCDC thông báo, những người đã từng dự sự kiện trên phải cách ly tại nhà và nhanh chóng liên hệ ngay số điện thoại của cơ sở y tế ở địa phương hoặc số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế 1900.9059, 1900.3228 để được hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Riêng các trường hợp sống tại TP.HCM, hãy gọi số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm Y tế quận huyện hoặc của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM để được hỗ trợ.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward vừa thực hiện một video bày tỏ sự cảm ơn đến tất cả y bác sĩ và các cơ quan Chính phủ Việt Nam vì đã giúp đỡ các công dân Anh trong thời gian qua. Đại sứ cho biết, các du khách Anh đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Việt Nam.
"Ngăn chặn sự lây lan của virus corona là nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam tại thời điểm này. Tôi mong muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả y bác sĩ và các cơ quan chính phủ Việt Nam vì đã giúp chúng tôi hỗ trợ các công dân Anh trong thời gian qua. Rất nhiều du khách Anh đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Việt Nam.
Tôi muốn khẳng định rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, làm tất cả những gì có thể để chống lại virus corona và hỗ trợ những người cần giúp đỡ trong thời điểm khó khăn này", Đại sứ Anh nói.
Phát biểu tại lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức sáng 17/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi người chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", tô điểm cho bản lĩnh, khí chất của con người Việt Nam. Chúng ta sẽ làm tốt việc đẩy lùi, chặn đứng đại dịch, bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân...
Thủ tướng kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước phát huy những kết quả đạt được tiếp tục nỗ lực hết sức mình thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn nữa để khống chế đại dịch, cố gắng duy trì đời sống kinh tế-xã hội bình thường, an toàn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh đã tổ chức đón tuyệt đối an toàn 160 khách (trong đó 159 khách người Việt Nam, duy nhất 1 khách nước ngoài) trên 3 chuyến bay từ Châu Âu hạ cánh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
Cụ thể:
- Chuyến bay VN54, cất cánh từ London (Anh) chở theo 98 hành khách là công dân Việt Nam;
- VN18, cất cánh từ Paris (Pháp) chở theo 43 hành khách là công dân Việt Nam;
- VN36, cất cánh từ Frankfurt (Đức) chở theo 19 hành khách (18 công dân Việt Nam, 1 khách nước ngoài là phi công của hãng Vietnam Airlines).
* 8/8 người tiếp xúc gần BN52 đều âm tính
Thông tin cập nhật cho hay, toàn bộ 8/8 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 52 đều có kết quả âm tính. Đáng chú ý, sức khỏe của bệnh nhân số 52 đang được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh có tiến triển tốt, sức khỏe ổn định.
CHUYẾN BAY CÓ HÀNH KHÁCH MẮC COVID-19
THÔNG BÁO KHẨN CỦA BỘ Y TẾ
Bộ Y tế thông báo đã xác định được các chuyến bay sau có hành khách mắc COVID-19, bao gồm:
- SQ 176 của Singapore Airlines từ Singapore đến Nội Bài ngày 15/3/2020; - VJ 826 của Vietjet Air từ Malaysia đến Nội Bài ngày 4/3/2020
- TK162 của Turkey Airlines từ Istanbul đến TP.HCM ngày 8/3/2020;
- QH 1521 của Bamboo Airways từ TP.HCM đến Phú Quốc ngày 9/3/2020;
- QH 1524 của Bamboo Airways từ Phú Quốc đến TP.HCM ngày 13/3/2020;
- SU 290 của Aeroflot xuất phát từ Moscow ngày 12/3 đến Hà Nội ngày 13/3/2020;
- QR 970 của Qatar Airways từ Doha đến Hà Nội ngày 10/3/2020.
Bộ Y tế đề nghị tất cả hành khách trên các chuyến bay nói trên liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khoẻ. Các đại lý bán vé cho các hành khách trên có trách nhiệm thông báo cho hành khách đã mua vé bay trên các chuyến máy bay này.
Theo thông tin của Bộ Y tế, lúc 20 giờ 30 ngày 16/3/2020, Viện Pasteur Nha Trang cho biết mẫu xét nghiệm do Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận gửi đến dương tính SARS-COV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 61.
Bệnh nhân nam, 42 tuổi, địa chỉ ở Thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Bệnh nhân đi Malaysia ngày 27/2/2020 và về Việt Nam ngày 04/3/2020 trên chuyến bay VJ826 từ Malaysia về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
19:20, 16-03-2020
BỆNH NHÂN 58, 59 VÀ 60 MẮC COVID-19
Bộ Y tế vừa thông báo thêm 3 trường hợp nhiễm COVID-19. Đó là một bệnh nhân 26 tuổi ở Quận Ba Đình, Hà Nội là du học sinh tại Pháp trở về Việt Nam hôm 15/3 (BN 58), trường hợp thứ 2 là một bệnh nhân nữ 30 tuổi ở Long Biên, Hà Nội, là tiếp viên của chuyến bay từ Vương quốc Anh về Việt Nam hôm 2/3 (BN 59) và trường hợp thứ 3 là 01 nam giới người nước ngoài 29 tuổi, quốc tịch Pháp là hành khách trên chuyến bay từ Pháp về Nội Bài ngày 09/03/2020 (BN60).
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát kỹ, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về các đối tượng phải cách ly y tế bắt buộc khi vào Việt Nam.
Ban Chỉ đạo cũng đề nghị tiến hành đo thân nhiệt, phân luồng người nhập cảnh ngay khi xuống máy bay. Đối với người nước ngoài thì điều chỉnh lại quy trình tiếp nhận. Đối với công dân Việt Nam từ vùng có dịch về nước, cần nhanh chóng giải phóng người tập trung ở sân bay để sớm đưa về khu cách ly tập trung theo quy định…
BN 54 ĐẾN BN 57 MẮC COVID-19
Đến 21h ngày 15/3/2020, VN ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam là 56 ca.
- 01 nam giới, sinh năm 1987, quốc tịch Latvia, từ Tây Ban Nha nhập cảnh TP.HCM ngày 8/3/2020 cùng vợ trên chuyến bay TK162 (BN54)
- 01 nam giới, 35 tuổi, quốc tịch Đức. Bệnh nhân là hành khách trên chuyến bay VN0018 từ Pháp về Nội Bài sáng ngày 14/03/2020 (BN 55)
- 01 nam giới , 30 tuổi, quốc tịch Anh. Bệnh nhân hành khách trên chuyến bay từ Anh về Nội Bài lúc 05:30 sáng ngày 09/03/2020 (BN 56)
- 01 nam giới 66 tuổi, quốc tịch Anh, là hành khách trên chuyến bay từ Anh về Nội Bài (cùng BN46 tại Hà Nội) sáng 09/03/2020 (BN57)
BN 50 ĐẾN BN 53 MẮC COVID-19
Chiều ngày 14/3/2020, Bộ Y tế nhận được thông tin kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh về 04 ca bệnh COVID-19:
*01 nam giới, 50 tuổi tại Hà Nội từ Paris về Việt Nam ngày 9/3/2020 (BN50).
*01 phụ nữ 22 tuổi tại Hà Nội, là du học sinh ở Châu Âu đi qua nhiều nước, về Nội Bài trên chuyến bay QR968 ngày 11/3/2020 (BN51).
* 01 phụ nữ 24 tuổi tại Hạ Long (Quảng Ninh), là hành khách trên chuyến bay từ London (Anh) về Việt Nam ngày 9/3/2020 (BN52)
* 01 nam giới 53 tuổi, quốc tịch Cộng hoà Czech, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 10/3 từ chuyến bay QR970 có quá cảnh tại sân bay Doha (Qatar). (BN53)
BN 49 MẮC COVID-19
Bệnh nhân thứ 49 mắc COVID-19 ở Huế đi trên chuyến bay VN0054.
Thông tin từ Bộ Y tế lúc 13h ngày 14/3 cho biết, kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy bệnh nhân số 49 mắc COVID-19 tại Huế là hành khách đi trên chuyến bay VN0054 nhập cảnh vào Việt Nam ngày 2/3/2020.
BN49 là nam giới, 71 tuổi, quốc tịch Anh, là chồng, tiếp xúc gần với bệnh nhân số 30 (BN30)- là nữ, 66 tuổi, mang quốc tịch Anh. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, BN30 đã có mặt tại Hà Nội và hiện đang ở Huế.
Hiện nay, BN49 đang được cách ly từ ngày 8/3/2020 và đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Huế.
BN 48 MẮC COVID-19
TP. Hồ Chí Minh lại có thêm 1 người mắc COVID-19. Ca bệnh này cũng liên quan đên bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận.
10h ngày 14/3/2020, Bộ Y tế nhận được thông tin của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh thông báo kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, cụ thể: Bệnh nhân nam, 31 tuổi, trú quán tại phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân ngồi chung xe ô tô với BN45 và cùng gặp gỡ với BN34 tại Bình Thuận.
BN 45, BN 46, BN 47 MẮC COVID-19
* BN45 nhiễm SARS-CoV-2
17 giờ ngày 13/3/2020, Bộ Y tế nhận được thông tin của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thông báo kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Cụ thể: Bệnh nhân nam, trú quán tại phường 7, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh có tiếp xúc gần với bệnh nhân số 34. Bệnh nhân này đã ăn tối và làm việc với vợ chồng BN34 tại Bình Thuận ngày 03/3/2020. Ngày 04/3/2020 bệnh nhân trở lại thành phố Hồ Chí Minh trên xe cá nhân cùng 3 người khác. Ngày 1/3/2020, sau khi biết thông tin BN34 mắc bệnh COVID-19, bệnh nhân đã tự cách ly tại nhà. Ngày 12/3/2020, bệnh nhân có ngạt mũi, rát họng nên đến khám và được cách ly tập trung tại quận Tân Bình, sau đó về khu điều trị tập trung tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi bằng xe chuyên dụng cách ly nghiêm ngặt. Hiện sức khoẻ bệnh nhân ổn định.
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh xét nghiệm dương tính lần 1 đêm 12/3/2020. Mẫu bệnh phẩm được chuyển cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/3/2020. Chiều 13/3/2020, cho kết quả dương tính SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR.
* BN46, BN47 nhiễm SARS-CoV-2
Vào lúc 19h30, tối ngày 13/3, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca bệnh dương tính với COVID-19. Cả hai ca bệnh đều ở Hà Nội. Như vậy đến thời điểm này đã có 47 ca dương tính với COVID-19 trên cả nước
Chiều ngày 13/3/2020, Bộ Y tế nhận được thông tin kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương về 02 ca bệnh COVID-19, cụ thể như sau:
- Bệnh nhân số 46: Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, địa chỉ ở Khương Trung, Khương Trung, Thanh Xuân. Bệnh nhân là tiếp viên hàng không trên chuyến bay của từ London về Hà Nội ngày 09/3/2020. Ngày 10/03, bệnh nhân có sốt nóng và ho đờm, không tức ngực. Ngày 11/03 bệnh nhân đi khám tại Trung tâm Y tế Hàng không, sau đó được chuyển vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, tại đây bệnh nhân được cách ly và lấy mẫu làm xét nghiệm lần đầu cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Ngày 13/03/2020, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã đến điều tra thông tin dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm . Hiện tại, tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân ổn định.
- Bệnh nhân số 47: Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, địa chỉ ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân là giúp việc trong toà nhà của bệnh nhân số 17 (BN17), có tiếp xúc gần. Ngày 05/03/2020, sau khi phát hiện số 17, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã rà soát và lập danh sách tiếp xúc gần, bệnh nhân này đã được điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 Đông Anh vào ngày 06/03/2020. Hiện tại sức khoẻ của bệnh nhân ổn định II.
Kết quả xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm của 02 bệnh nhân dương tính với vi rút nCoV bằng kỹ thuật: Realtime RT – PCR. Nơi thực hiện xét nghiệm: Khoa Vi rút, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
* Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, sinh viên trường nghề trực thuộc thành phố nghỉ học tiếp đến hết ngày 29/3, riêng học sinh THPT nghỉ hết ngày 22/3.
* UBND TPHCM đã có văn bản cho phép học sinh, học viên các cơ sở giáo dục nghỉ học đến hết ngày 5/4.
Cập nhật tình trạng sức khỏe của 3 bệnh nhân điều trị tại BV Đà Nẵng cho thấy: 2 bệnh nhân quốc tịch Anh (BN22, BN23) đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2; BN35 cũng đang tiến triển tốt.
Ngoài ra, đã có hơn 200 người tiếp xúc gần (F1) với các bệnh nhân này đều cho kết quả ÂM TÍNH. Đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chưa ghi nhận thêm trường hợp tiếp xúc gần nào với 03 bệnh nhân nêu trên có kết quả dương tính.
Chống COVID-19: Hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp
Trong thời điểm hiện nay khi cả nước đang quyết liệt chống dịch bệnh COVID-19, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, việc đưa thêm trên 15 dịch vụ công tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia càng có ý nghĩa quan trọng khi những dịch vụ công này chú trọng đến thanh toán trực tuyến.
“Việc này hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết.
Sau 3 tháng vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG), từ ngày 9/12/2019 đến chiều ngày 9/3/2020 đã có có trên 77.200 tài khoản đăng nhập; hơn 20,9 triệu người truy cập tìm hiểu thông tin dịch vụ; trên 2,6 triệu bồ hồ sơ đồng bộ trạng thái, trong đó có trên 13.100 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng DVCQG. Đây là kết quả tích cực khi Cổng DVCQG được người dân, doanh nghiệp ủng hộ.
Việt Nam miễn toàn bộ phí điều trị cho người bị nhiễm COVID-19
Quỹ BHYT thanh toán chi phí cho những người có thẻ BHYT đi khám và xét nghiệm trong trường hợp âm tính với COVID-19. Nếu có kết quả dương tính và cần điều trị tiếp, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm cũng do ngân sách nhà nước chi trả.
TS Phạm Lương Sơn- Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố cùng với cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ lượng thuốc men liên quan đến việc khám, chữa bệnh, nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh.
Đặc biệt đối với các bệnh nhân bị cách ly, dù là cách ly tập trung hay tại nhà có nhu cầu khám chữa bệnh ngoài chi phí đặc trị cho COVID-19 còn những chi phí còn lại của người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được BHXH chi trả 100%.
PGS. TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết kết quả xét nghiệm của người nghi nhiễm COVID - 19 từ Nhật Bản về có kết quả âm tính.
Hiện nay toàn tỉnh Nghệ An đang có gần 800 người được cách ly, theo dõi để phòng dịch COVID - 19, có 777 trường hợp đang được cách ly tại nhà, nơi cư trú. Trong đó có 66 người về từ Hàn Quốc, 15 người về từ Trung Quốc, 277 người về từ Nhật Bản, 215 người về từ Đài Loan, 9 người về từ Đức, 5 người về từ Pháp...
BN40-BN44 MẮC COVID-19
Ngày 12/3/2020, Viện Pasteur Nha Trang nhận 56 mẫu bệnh phẩm do Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận thu tập từ 56 trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp tiếp xúc gần đối với những bệnh nhân mắc COVIDS-19 tạị tỉnh Bình Thuận đã được công bố trong các ngày 10 và 11/3/2020.
Kết quả xét nghiệm có 5 mẫu của bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, cụ thể như sau:
- BN40: Bệnh nhân nữ, 02 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tiếp xúc gần với bệnh nhân số BN34.
- BN41: Bệnh nhân nam, 59 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tiếp xúc gần với bệnh nhân số BN34.
- BN42: Bệnh nhân nam, 28 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tiếp xúc gần với bệnh nhân số BN34.
- BN43: Bệnh nhân nữ, 47 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, Bình Thuận tiếp xúc gần với bệnh nhân số BN38 (con dâu của BN34).
- BN44: Bệnh nhân nam, 13 tuổi, quê quán huyện HàmThuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, tiếp xúc gần với bệnh nhân số BN37 (nhân viên của BN34).
Phần lớn bệnh nhân dương tính COVID-19 sức khỏe tiến triển tốt
Trao đổi với báo chí sáng 12/3 tại Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết đến nay chưa có bệnh nhân COVID- 19 nào phải thở máy hay phải thở hỗ trợ các biện pháp thở xâm lấn.
Ngày 11/3, Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 đặt tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có buổi họp trực tuyến hội chẩn các bệnh nhân tại nhiều đầu cầu. Trong đó gồm điểm cầu tại Bộ Y tế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.
Đến ngày 10/3/2020, tất cả 217 người (201 hành khách và 16 thành viên tổ bay) trên chuyến bay VN0054 từ London đến Hà Nội ngày 02/3/2020 đã được các cơ quan chức năng truy vết. 184 người đang lưu trú trong nước đã được phân loại để điều trị, cách ly tập trung, giám sát sức khỏe tại nhà. 33 người đã xuất cảnh khỏi Việt Nam.
BN 39 MẮC COVID-19
Sáng 12/3, Bộ Y tế thông báo 01 trường hợp mắc bệnh COVID-19 thứ 39 tại thành phố Hà Nội. Bệnh nhân nam, 25 tuổi, cư trú tại đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bệnh nhân hướng dẫn viên du lịch. Ngày 4/3/2020 bệnh nhân dẫn đoàn khách nước ngoài đi du lịch tại tỉnh Ninh Bình, trong đó có tiếp xúc với BN24 (ca dương tính COVID-19 được xác định tại Quảng Ninh).
Như vậy, đến thời điểm hiện tại Hà Nội có 5 người mắc COVID-19.
WHO CHÍNH THỨC CÔNG BỐ ĐẠI DỊCH COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) là đại dịch. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng ra toàn cầu, 114 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc. Trên 120.000 người nhiễm virus, số ca tử vong toàn cầu trên 4.000 người.
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 có công văn số 1204/CV-BCĐ về việc Cách ly, theo dõi sức khỏe với trường hợp có liên quan đến chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines xuất phát từ Vương quốc Anh về đến Hà Nội ngày 02/3/2020. Ban chỉ đạo hướng dẫn chi tiết nội dung cách ly như sau:
1. Đối với người tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính thực hiện việc cách ly trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Trong thời gian cách ly, cơ quan y tế tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm, theo dõi, giám sát sức khỏe. Trong trường hợp âm tính vẫn tiến hành cách ly cho đủ 14 ngày.
2. Đối với người tiếp xúc với người nêu tại điểm 1 (không tiếp xúc trực tiếp hoặc không tiếp xúc gần với người bệnh), thực hiện việc cách ly tại nhà cho đến khi đối tượng nêu tại điểm 1 có xét nghiệm âm tính.
BN 36 - BN 37 - BN 38 MẮC COVID-19
Sở Y tế Bình Thuận vừa xác nhận có thêm 3 ca bệnh dương tính với COVID-19, cả 3 người đều có liên quan tới bệnh nhân số 34.
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, sau khi bệnh nhân số 34 được xác định mắc bệnh COVID-19, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận đã tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng, khử khuẩn và tiến hành cách ly các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân số 34.
BN35 MẮC COVID-19
Bộ Y tế vừa công bố thông tin một phụ nữ 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được xác định là bệnh nhân thứ 35 (BN35) dương tính với virus SARS-CoV-2.
BN35 là nhân viên bán hàng tại Siêu thị Điện máy Xanh ở quận Hải Châu, Đà Nẵng. Khoảng 18 - 19 giờ ngày 04/3/2020, BN35 có tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh (những người này sau được xác định là BN22 và BN23).
Đến 6 giờ 30 phút ngày 11/3/2020, Viện Pasteur Nha Trang nhận được mẫu xét nghiệm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng gửi đến. Kết quả xét nghiệm cho thấydương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, đến 7 giờ ngày 11/3, đã có kết quả xét nghiệm của 23 người đi chuyến bay VN0054 với bệnh nhân 17, tất cả đều âm tính COVID-19
Ngày 11/3, Bộ Y tế đã ban hành Khuyến cáo cho Hành khách đi phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối.
Theo Bộ Y tế, việc ban hành này nhằm đưa ra các khuyến cáo chi tiết cho từng nhóm đối tượng cụ thể để giúp cộng đồng có đầy đủ kiến thức để chủ động thực hành các hành vi có lợi cho sức khoẻ để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quyết định về việc bổ sung kinh phí xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho các trường hợp được cách ly tập trung trước khi bàn giao về cách ly tại địa phương, số tiền 3,5 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách cấp Thành phố.
Trong ngày 10/3, nhiều di tích tại Hà Nội như Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám... đều tạm dừng hoạt động để tiến hành khử trùng, phòng dịch COVID-19.
BN 34 MẮC COVID-19
Chiều 10/3, Bộ Y tế vừa công bố thông tin một phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được xác định là bệnh nhân thứ 34 (BN34) mắc bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 22/2/2020 bệnh nhân bay từ Việt Nam sang New York (Mỹ), quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc).
Đến ngày 29/2/2020, bệnh nhân bay từ Washington D.C (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Quốc ế Doha (Qatar) và sáng ngày 02/3/2020 nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sáng 9/3/2020, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và được điều trị cách ly tại đây. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 34 trường hợp nhiễm COVID-19. Trong đó, 16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
CA MẮC COVID-19 THỨ 33
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 thứ 33.
Theo đó, thông tin từ Viện Pasteur Nha Trang cho biết, bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Anh, là hành khách cùng đi trên chuyến bay VN0054 lưu trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, được xác định là bệnh nhân thứ 33 (BN33) mắc COVID-19 ở Việt Nam.
Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam gửi xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang, đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
CA MẮC COVID-19 THỨ 32
Bộ Y tế vừa công bố bệnh nhân thứ 32 (BN32) nhiễm COVID-19 là nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có tiếp xúc với BN17 tại London (Anh) ngày 27/2.
BN32 khởi phát ho vào ngày 02/3 (tại London - Anh), không sốt. Bệnh nhân đến BV tại London để khám và được cho thuốc về nhà điều trị.
Ngày 07/3 sau khi biết tin BN17 tại Việt Nam mắc bệnh COVID-19, bệnh nhân đến lại BV để khám và được cho thêm thuốc về nhà nhưng triệu chứng ho khan không giảm, không sốt.
Không an tâm về sức khỏe, bệnh nhân thuê máy bay riêng (số hiệu WGT2B) về Việt Nam và nhập cảnh lúc 08g15 ngày 09/3/20 có nhiệt độ 37,5°C, ho khan, ngay lập tức được chuyển về BV Dã Chiến Củ Chi bằng xe chuyên dụng cách ly nghiêm ngặt.
Kết quả X-Quang nhập viện phát hiện viêm phổi mô kẽ. Bệnh nhân hiện tỉnh, sinh hiệu ổn, còn ho khan nhiều, họng đỏ nhẹ, không sốt, thở êm và tự thở được chuyển về cách ly tại BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM lúc 20h30 ngày 9/3/2020.
Mẫu bệnh phẫm được lấy và chuyển về Viện Pasteur TPHCM vào lúc 20:00 ngày 09/3. Kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR vào lúc 22g30 ngày 09/3.
Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo giúp cho người dân có hướng dẫn cụ thể khi có những biểu hiện (sốt, ho, đau họng, khó thở) trong tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện nay.Ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần:
1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;
2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;
3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng;
4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy;
5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…
6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học;
7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
Công an TP. Hà Nội khẳng định, bản đồ về COVID-19 là bản đồ không chính xác, người dân không nên tin và chia sẻ bản đồ này.
Để cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất về dịch COVID-19, người dân nên cập nhập thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế (địa chỉ https://moh.gov.vn/) hoặc các trang thông tin chính thống, có uy tín.
Người dân hãy tỉnh táo, mạnh mẽ và đoàn kết góp phần vào chiến thắng dịch bệnh.
CA MẮC COVID-19 THỨ 31
Chiều 9/3, Bộ Y tế chính thức công bố ca bệnh COVID -19 thứ 31, bệnh nhân là một nam giới, có quốc tịch Anh và là người có mặt trên chuyến bay VN0054 tới Việt Nam.
Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam gửi xét nghiệm. Viện Pasteur Nha Trang cho biết, bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm dương tính.
Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bắc Quảng Nam, trong tình trạng sức khoẻ ổn định.
Chiều ngày 9/3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông đã ra mắt 2 ứng dụng (app) công nghệ thông tin trợ giúp y tế cho người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam.
Đó là Ứng dụng NCOVI dành cho người dân Việt Nam. Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị toàn dân sử dụng ứng dụng này, qua đó cung cấp các thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động.
Ứng dụng Vietnam health declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam. Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị người nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng ứng dụng này để khai báo y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động.
Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh COVID-19 diễn ra sáng ngày 9/3,Thủ tướng Chính phủ đề nghị cần có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, chủ động, kịp thời trong việc kiểm soát nguồn lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 cũng như xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia đưa ra những phương án cụ thể để ngăn chặn có hiệu quả nguồn lây nhiễm đã vào nước ta hoặc có nguy cơ vào nước ta, giảm tối thiểu những thiệt hại do COVID-19 lan rộng.
Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, có tổng cộng 5 trường hợp liên quan đến bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 ở Hà Nội đang được cách ly ngiêm ngặt tại Khánh Hòa. Cả 5 người này đều có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Cụ thể 5 trường hợp này, có 01 người Việt Nam (cách ly tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới Khánh Hòa), 02 người Anh (cách ly tại nơi lưu trú, khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân, Ninh Hòa) và 02 người Anh (cách ly tại nơi lưu trú, Radisson Blu Resort Cam Ranh, Cam Lâm, Khánh Hòa).
Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM tính đến 08 giờ 00 ngày 09/3/2020 đã có tổng số người được xác định mắc COVID-19 là 03 trường hợp; đến nay cả 03 trường hợp đều đã khỏi bệnh và xuất viện.
Tổng số người nghi ngờ mắc bệnh là 86 trường hợp (85 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 01 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm).
Tổng số người tiếp xúc gần với người mắc bệnh là 44 trường hợp; tất cả đều đã kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày và không có triệu chứng mắc bệnh.
Về tình hình giám sát người về từ vùng dịch, hiện có 402 trường hợp đang được cách ly tại Khu cách ly tập trung của thành phố.
BẮT ĐẦU CHIẾN DỊCH MỚI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19
Ngày 8/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo. Phó Thủ tướng cho biết với việc xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm COVID-19 trong những ngày qua, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam bước vào giai đoạn mới.
Theo Phó Thủ tướng, từ hơn 2 ngày nay, chúng ta đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện. Giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu khi dịch đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây.
VIỆT NAM: CA MẮC COVID-19 THỨ 30
Tới 19h30 ngày 8/3/2020 đã phát hiện thêm một ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 30.
Đây là hành khách nước ngoài đi trên chuyến bay VN0054 từ London tới Nội Bài sáng 2/3/2020. Bệnh nhân thứ 30 (BN30) là nữ, 66 tuổi, mang quốc tịch Anh. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, BN30 đã có mặt tại Hà Nội và hiện đang ở Huế. Sáng 7/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thừa Thiên–Huế đã điều tra và cách ly BN30, lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
9 hành khách nước ngoài trên cùng chuyến bay nhiễm COVID-19
Tổng cộng có 9 hành khách nước ngoài trên chuyến bay VN0054 nhiễm COVID-19.
Tới thời điểm này tổng số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam là 30, trong đó 16 ca đã được điều trị khỏi hoàn toàn.
14 ca nhiễm mới (kể từ 6/3) trong đó có 5 người Việt Nam, 9 người nước ngoài hiện đang được điều trị cách ly trong tình trạng sức khỏe ổn định.
BN 22 ĐẾN BN 29 MẮC COVID-19
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến 17h chiều nay (ngày 8/3), Việt Nam đã phát hiện thêm 8 ca nhiễm COVID-19 mới, bao gồm: 4 ca ở Quảng Ninh, 2 ca ở Lào Cai, 2 ca ở Đà Nẵng.
Tất cả những ca bệnh này đều là hành khách nước ngoài bay trên chuyến bay VN0054 từ London tới Nội Bài sáng 2/3/2020.
50 người tiếp xúc gần với bệnh nhân số 21 được cách ly y tế. Trước đó, bệnh nhân số 21 là một nam giới đã được xác định dương tính với COVID-19, người này đã được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Điều tra dịch tễ bệnh nhân số 21 cho thấy, những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân (gọi là F1) là 26 người, trong đó tại nơi ở có 02 người gồm vợ và lái xe. Hai người này hiện đã được cách ly. Tại nơi làm việc, bước đầu đã xác định được 24 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân, hiện vẫn đang tiếp tục xác minh.
Cơ quan y tế đã tiến hành cách ly y tế đối với 50 người trong đó tại nơi ở 9 người, tại bệnh viện 41 người.
BỆNH NHÂN 21 MẮC COVID-19
Theo thông tin từ Bộ Y tế, người thứ 21 ở Việt Nam được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 là một người đàn ông ngồi gần trên chuyến bay về Việt Nam với bệnh nhân số 17- cô gái đi từ châu Âu trở về không khai báo y tế.
Đó là một nam giới, 61 tuổi, ở Hà Nội. Người này ngồi gần hàng ghế với bệnh nhân số 17. Trên máy bay, ông này ngồi ghế 5A, ở vị trí tương đối gần bệnh nhân số 17 ngồi ghế 5K.
Bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, ho khan và nghi ngờ mắc bệnh vào ngày 6/3. Đến 10 giờ sáng ngày 07/03/2020, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm và chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cách ly. Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân đã dương tính với chủng virus SARS-CoV - 2 gây COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và các doanh nghiệp cung ứng lương thực, thực phẩm cung cấp đủ hàng hoá cho các hệ thống siêu thị và cửa hàng ở Hà Nội, không để thiếu hàng hoá.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - người ngồi cùng khoang hạng thương gia trên máy bay với bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 vừa có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh này.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiện Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đang tiếp tục cách ly tại nhà đủ 14 ngày theo quy định.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là người ngồi cùng khoang hạng thương gia với bệnh nhân N.H.N. (ca nhiễm COVID-19 thứ 17 vừa công bố tối qua). Chị N. ngồi ghế 5K, còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngồi ở số ghế 1A.
Được biết, hôm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã khử trùng toàn trụ sở.
Chiều muộn ngày 7/3, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, Phạm Thu Xanh cho biết, hai trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh COVID-19 thứ 17 tại Việt Nam đã cho kết quả xét nghiệm âm tính. Theo đó, ông N.Đ.T sinh năm 1958 là bố của bệnh nhân N.H.N (người được xác nhận dương tính với COVID-19 thứ 17 vào tối qua 6/3) và ông V.H.S, lái xe riêng của ông T. có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, virus gây bệnh COVID-19.
BỆNH NHÂN 19 VÀ BỆNH NHÂN 20 MẮC COVID-19
17h ngày 7/3 Bộ Y tế cho biết, thêm 2 trường hợp có kết quả dương tính với COVID-19 nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam là 20 ca. Hai người này được biết là có tiếp xúc gần với ca nhiễm COVID -19 thứ 17 của Việt Nam tên là N.H.N.
Theo đó, 17h ngày 7/3, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo mẫu xét nghiệm của 2 bệnh nhân có tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 17 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 virus gây bệnh COVID-19.
Bệnh nhân là bà L.T.H, sinh năm 1956, là bác ruột của bệnh nhân N.H.N. và anh D.Đ.P, sinh năm 1993, là lái xe riêng của gia đình. Đây là hai trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân N.H.N, đã được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hà Nội cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau khi phát hiện ra ca bệnh N.H.N.
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có công văn hỏa tốc số 430/TCQLTT-CNV ngày 7/3/2020 về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chỉ đạo các Cục QLTT địa phương, đặc biệt là Cục QLTT các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc khẩn trương bám sát địa bàn.
Tổng cục QLTT yêu cầu các Cục QLTT chỉ đạo các Đội QLTT giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh trong điều kiện thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh COVID-19.
BỆNH NHÂN THỨ 18 MẮC COVID-19
Chiều 7/3, Bộ Y tế chính thức công bố thêm một trường hợp bệnh nhân dương tính với COVID-19. Đây là ca bệnh thứ 18 trên cả nước tính đến thời điểm hiện tại.
Theo đó, bệnh nhân là N.V.T, nam, sinh năm 1993, quê ở Thái Bình (hiện đang được cách ly tại Ninh Bình sau khi nhập cảnh Việt Nam).
Trước đó, bệnh nhân có ở khu vực thành phố Daegu, Hàn Quốc cùng với em gái. Bệnh nhân có cùng em gái và 2 người bạn đi siêu thị 2 lần vào ngày 18 và 19/2. Hiện 2 người bạn của bệnh nhân đã về Việt Nam vào ngày 26/2 và đang được cách ly tại trường Quân sự Sơn Tây, TP Hà Nội.
Hải Phòng: Cách ly y tế đối với bố và lái xe của bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17.
Tin từ Sở Y tế Hải Phòng cho biết, sau khi nhận được tin của Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện ngay việc cách ly đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 17 tại Việt Nam.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo Công an thành phố điều tra, rà soát, kiên quyết xử lý, nếu cần thiết phải khởi tố những trường hợp thông tin sai lệch trên mạng xã hội về bệnh nhân vừa được phát hiện nhiễm COVID-19.
Ngày 7/3, Bộ Y tế chính thức cho phép BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2).
Cũng trong cùng ngày, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 802/QĐ-BYT cho phép thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) đối với khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Sáng 7/3, tại Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã họp với các chuyên gia y tế trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19 sau khi xuất hiện ca nhiễm thứ 17 ở Việt Nam. Các trường hợp nghi ngờ đã được cách ly y tế, khu vực sinh sống của bệnh nhân cũng đã được khoanh vùng và kiểm soát giám sát chặt chẽ. Trên cơ sở làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội và kiểm tra khu vực cách ly, lãnh đạo Bộ Y tế và các chuyên gia y tế nhận định: Đến thời điểm hiện tại, mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
“Chúng tôi đã triển khai tất cả các biện pháp và đã lấy mẫu tất cả các trường hợp cách ly trên địa bàn TP.Hà Nội để xét nghiệm. Chúng tôi mong người dân yên tâm phối hợp và hỗ trợ cùng với cơ quan chuyên môn để thực hiện việc này. Không nên quá hoang mang, quá lo lắng, hết sức bình tĩnh và tin tưởng vào các biện pháp của các cơ quan chuyên môn trong vấn đề triển khai thực hiện. Người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế và cơ quan chức năng để chung tay ngăn chặn dịch bệnh” - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương thành phố Hà Nội, hiện Sở Công Thương đã triển khai lực lượng xuống các địa bàn, các điểm bán hàng của các siêu thị để chỉ đạo việc tăng nguồn cung, kiểm tra việc cung ứng hàng hóa. Phối hợp với các nhà phân phối, các quận, huyện tuyên truyền để người dân an tâm và hạn chế mua hàng hóa tích trữ.
Thái Bình: Cách ly người từ vùng dịch về tại Trung đoàn 568.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cách ly người từ vùng dịch về tại Trung đoàn 568.
Trung đoàn 568 hiện đang tổ chức cách ly cho 101 công dân Việt Nam trở vể từ vùng dịch, trong đó có 43 nữ, 58 nam. 38 người phục vụ hàng ngày cho các đối tượng cách ly gồm có: 8 nhân viên y tế (quân y và y tế địa phương) và 30 người phục vụ tại nhà bếp, bảo vệ an ninh cho các đối tượng cách ly, chia làm hai ca sáng, chiều...
Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc y tế cho những trường hợp cách ly như: thăm khám, kiểm tra sức khỏe 02 lần/ngày, phục vụ ăn uống miễn phí với mỗi suất ăn là 80.000đ, có nội quy trong từng phòng.
Trung đoàn còn tổ chức tuyên truyền về kiến thức phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người tại khu cách ly, lịch hoạt động tại khu cách ly trên hệ thống loa của trung đoàn.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 yêu cầu TP Hà Nội giám sát chặt hằng ngày sức khỏe tất cả các hộ gia đình quanh nhà bệnh nhân thứ 17 dương tính với COVID-19, nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
22h30 ngày 6/3, UBND TP Hà Nội đã họp khẩn phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn về ca dương tính với COVID-19 ở phường Trúc Bạch. Đây là ca thứ 17 dương tính với COVID-19 tại Việt Nam.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, Thành phố đã giao Sở Y tế rà soát và chốt chặn, sẽ cách ly toàn bộ khu vực nơi bệnh nhân N sinh sống, đồng thời tiếp tục xác định những người từng tiếp xúc với bệnh nhân N để đưa vào cơ sở cách ly.
VIỆT NAM: BỆNH NHÂN THỨ 17 MẮC COVID-19
Việt Nam xác nhận ca thứ 17 dương tính với COVID-19, là một nữ quản lý khách sạn ở phường Trúc Bạch, Hà Nội. Người này từng đi qua Anh, Ý, Pháp không khai báo y tế khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài vào ngày 2/3.
21h30 ngày 6/3/2020, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung thông báo kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19 đối với bệnh nhân N. H. N, 26 tuổi, đã đi thăm chị gái tại Anh và cùng chị gái qua Ý, Pháp du lịch và trở về Hà Nội 4h30 ngày 02/3/2020 trên chuyến bay VN0054.
Quan chức Chương trình Các sự kiện khẩn cấp về y tế của WHO, bà Maria van Kerkhove kêu gọi các nước áp dụng tất cả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cơ bản nhưng có hiệu quả mà các nước Trung Quốc, Singapore và Việt Nam đã triển khai. Các biện pháp đó bao gồm xác định các trường hợp nhiễm bệnh và liên hệ với họ để tiến hành các biện pháp cách ly, cũng như tuyên truyền và huy động người dân tham gia phòng, chống dịch bệnh. Theo bà Kerkhove, mọi quốc gia đều có thể thực hiện được các biện pháp này.
PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: Để tiếp tục theo dõi sức khoẻ của các bệnh nhân bị mắc bệnh COVID-19 đã khỏi bệnh, Viện đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm của 06 bệnh nhân đã từng nhiễm COVID-19, bao gồm: Bệnh nhân N.T.Tr (25 tuổi) ở xã Định Hoá, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá lấy mẫu ngày 20/02/2020; 05 Bệnh nhân xét nghiệm ngày 03/3/2020 là Bệnh nhân N.V.V nam, 50 tuổi; Bệnh nhân P.T.B nữ 42 tuổi; Bệnh nhân P.T.T nữ, 49 tuổi; Bệnh nhân N.T.D nữ, 16 tuổi; Bệnh nhân N.T.N nữ, 29 tuổi. Kết quả xét nghiệm tất cả đều âm tính.
Tại Việt Nam, từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận các trường hợp mắc mới. 16/16 ca mắc bệnh đều đã được điều trị khỏi hoàn toàn.
Đến 5/3/2020, tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ là 1.828. Tổng số trường hợp nghi ngờ, đang theo dõi, cách ly là 68. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 14.241 người, trong đó có 407 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 8.806 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 5.028 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
So với ngày 04/3/2020, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe giảm 1.950 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện giảm 09 người, tại cơ sở khác tăng 2.268 người và số cách ly tại nhà giảm 4.209 người.
Kể từ 0 giờ ngày 04/3/2020, kết thức việc khoanh vùng, cách ly tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đã có tổng cộng 1.924 mẫu xét nghiệm (trong đó có 16 mẫu dương tính, đã khỏi bệnh).
BS. Cao Minh Chu, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ cho biết: Người Việt Nam từ Hàn Quốc trở về, tử vong tại Cần Thơ sáng nay (5/3) có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Theo đó, ông L.V.D (65 tuổi, ở Đồng Tháp), từ Hàn Quốc trở về Việt Nam tại Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ chiều 4/3, bị choáng, ngất xỉu, được đưa đi cấp cứu y tế tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Cần Thơ. Sau đó, bệnh nhân chuyển biến nặng, được chuyển viện về BVĐK TP Cần Thơ, đến khoảng 3h sáng 5/3 đã tử vong.
Yếu tố dịch tễ của bệnh nhân cho thấy, bệnh nhân cùng vợ sang Hàn Quốc thăm con, nơi đến không thuộc 2 tỉnh tâm dịch của Hàn Quốc. Tuy nhiên, do hai vợ chồng ông D. trở về từ nước có dịch, nên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ đã lấy mẫu gửi xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh khẳng định: bệnh nhân L.V.D âm tính với COVID-19.
Ngày 05/3/2020, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã gửi Công văn số 1081/CV-BCĐ V/v Báo cáo Cục Lãnh sự danh sách người nước ngoài phải cách ly y tế. Theo đó, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn:
Trong vòng 24 giờ, sau khi tiếp nhận các trường hợp người nước ngoài, phải áp dụng biện pháp cách ly, lập danh sách và gửi văn bản thông báo về việc áp dụng biện pháp cách ly đến Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để tiến hành thủ tục thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có người được cách ly theo quy đinh.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ công tác bảo hộ công dân tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Đối với các công dân Việt Nam nhiễm bệnh ở nước ngoài, các cơ quan đại diện Việt Nam thường xuyên liên hệ, thăm hỏi và yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại quan tâm, điều trị tích cực. Hiện sức khỏe của các công dân Việt Nam nhiễm bệnh đều đã ổn định.
Sở Y tế TP. HCM vừa có văn bản gửi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về việc thực hiện tiêu độc, khử trùng máy bay phòng chống lây nhiễm COVID-19.
Nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả hành khách trên các chuyến bay quốc tế và nội địa và tăng cường phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 tại cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Sở Y tế đề nghị Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ đạo triển khai tiêu độc, khử trùng máy bay ngay sau mỗi chuyến bay quốc tế và tiêu độc, khử trùng máy bay vào cuối mỗi ngày, trước khi sử dụng máy bay cho các chuyến bay ngày hôm sau đối với chuyến bay nội địa.
Ngày 05/3/2020 Bộ Y tế đã gửi Công văn số 1097/BYT-DP v/v thực hiện tờ khai y tế đối với COVID-19 đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế.
Theo đó, việc áp dụng tờ khai y tế với các khách đến từ hoặc đi qua các nước thuộc Cộng đồng châu Âu (EU) và Campuchia.
Thời gian bắt đầu áp dụng: từ 0h ngày 07/3/2020, tại tất cả các cửa khẩu.
Phòng chống COVID-19: Quy định dành cho người được cách ly y tế tập trung
"Hãy an tâm, tin tưởng và hợp tác" với cán bộ y tế và nhân viên cơ sở cách ly và sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ hướng dẫn trong suốt quá trình theo dõi
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khẩn trương triển khai các công việc sau:
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Bộ Công an về đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của công an các đơn vị, địa phương tại TP. Đà Nẵng ngày 05/3/2020;
Công văn số 1081/CV-BCĐ ngày 05/3/2020 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 gửi UBND các tỉnh/TP trực thuộc trung ương về việc báo cáo Cục Lãnh sự danh sách người nước ngoài phải cách ly y tế; Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện khai báo y tế và cách ly y tế người nhập cảnh Việt Nam đến từ và đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran và Ý và các cùng có dịch;
Phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam xây dựng hệ thống giám sát trọng điểm COVID-19 ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước; Phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tập huấn phần mềm hỗ trợ điều tra dịch bệnh COVID-19 tại Cục Y tế dự phòng từ ngày 03-06/3/2020.
Phản ánh của người dân về kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với người đi từ vùng dịch về không có dấu đỏ và cho rằng đây là kết quả "giả" gây hoang mang dư luận. Sở Y tế Nghệ An trả lời chính thức kết quả xét nghiệm của bệnh nhân Lê Văn H. âm tính với COVID-19 là thật.
Bệnh nhân Lê Văn H, ở thị trấn Nam Đàn đi lao động ở Osan, Hàn Quốc về nhà ngày 29/2/2020, sau đó có các biểu hiện ho, sốt đã được đưa vào cách ly, giám sát tại Trung tâm y tế huyện Nam Đàn.
11 giờ ngày 2/3/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm đến ngày 3/3/2020 cho kết quả âm tính với COVID-19.
Sáng ngày 5/3, tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 đã chính thức ra mắt. Trung tâm có chức năng quản lý, điều hành các nguồn lực và hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh trong thu dung, cách ly, chẩn đoán và điều trị người bệnh COVID-19 trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa qua công nghệ thông tin và viễn thông.
Tối ngày 4/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã gửi Công điện số 357/CĐ-BCĐQG về việc điều tra người tiếp xúc, đi cùng với bệnh nhân COVID-19 từ Campuchia quá cảnh Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có báo cáo về trường hợp một hành khách người Nhật dương tính với COVID -19 trên chuyến bay của Việt Nam Airlines. Theo đó, trên tinh thần cảnh giác cao Việt Nam đã tiến hành cách ly toàn bộ hành khách, phi hành đoàn và các nhân viên có tiếp xúc gần với hành khách này.
Chiều tối ngày 4/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký Quyết định số 744/QĐ- BYT ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus corona mới (COVID-19) được cấp số đăng ký. Theo Quyết định thì 2 sinh phẩm nói trên được cấp số đăng ký tạm thời để sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc.
Sáng 4/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã dự, chỉ đạo Diễn tập phòng, chống dịch COVID-19 toàn quân.
Các nội dung diễn tập bao gồm: Thực hành theo 5 cấp độ. Trong đó, ở cấp độ 1,2,4 các đại biểu theo dõi nội dung diễn tập bằng phương pháp trình chiếu, có nội dung thuyết minh, hình ảnh qua cầu truyền hình. Ở cấp độ 3, tập trung vào thực hành nội dung BCĐ BQP họp, chỉ đạo xử trí tình huống công dân Việt Nam từ quốc gia có dịch về nước với số lượng lớn, nhiều trường hợp có triệu chứng, nghi ngờ nhiễm bệnh COVID-19; có trường hợp điều trị tại bệnh viện quân y mắc COVID-19; sau đó, BCĐ các cấp họp, chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ xử trí tình huống, báo cáo các vấn đề phát sinh... Ở cấp độ 5, khi dịch lây lan trong cộng đồng với từ hơn 3.000 đến 30.000 người mắc,
Tại Quyết định số 739/QĐ-BYT do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành ngày 3/3, Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm COVID-19 đối với Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Theo đó, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có nhiệm vụ làm xét nghiệm sàng lọc và khẳng định COVID-19 theo các quy định hiện hành.
23h đêm ngày 3/3, tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc về việc chấm dứt hoạt động của các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Như vậy, sau 21 ngày cách ly, từ 0h đêm ngày 4/3, xã Sơn Lôi không còn cách ly y tế phòng chống dịch.
Theo Sở Y tế TPHCM, tính đến ngày 3/3/2020, Thành phố có tổng số người nghi ngờ mắc COVID-19 là 56 trường hợp, trong đó 53 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, 3 trường hợp đang chờ kết quả.
TPHCM sẽ tiếp tục áp dụng việc khai báo y tế tại các cửa khẩu cho tất cả hành khách nhập cảnh từ quốc gia có dịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện việc kiểm dịch y tế chặt chẽ tại sân bay nhằm phát hiện kịp thời người nghi ngờ mắc bệnh, người đến từ những vùng có dịch và tổ chức theo dõi, cách ly phù hợp.
“Chúng ta thấy có những khách sạn gần như đóng cửa, nhiều khu du lịch vắng người”, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, không thể vì doanh thu, mở cửa đón khách du lịch tràn lan để ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Chính phủ kiên định quan điểm sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân, du khách và người nước ngoài ở Việt Nam. Cho nên, ngay từ đầu, bên cạnh việc tham khảo, tham vấn các đánh giá từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức khác nhau, chúng ta tham khảo chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, “Việt Nam đã bình tĩnh, có thể rất tỉnh táo trong nhìn nhận vấn đề theo nhãn quan của mình và chuẩn bị sẵn sàng mọi khả năng từ rất sớm”.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 vào sáng nay (3/3), Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ góp ý về Chỉ thị của Thủ tướng về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với COVID-19.
“Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ thấu hiểu điều này, các ngành, các cấp phải thấu hiểu điều này để có biện pháp chỉ đạo sát hơn”, Thủ tướng nói.
Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chúng ta vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nhưng ưu tiên hàng đầu của Chính phủ vẫn là bảo vệ sức khỏe của người dân. Sức khỏe, tính mạng của người dân là không thể thay thế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chúng ta đã chuẩn bị nhiều biện pháp cụ thể cách ly tại chỗ, cách ly tập trung, đã huy động nhiều lực lượng tham gia, trước hết là Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những công việc này cần được đẩy với tốc độ cao hơn. Những khu vực cách ly tập trung cần phải phòng ngừa kỹ việc lây nhiễm chéo, cần trung tâm thông tin kết nối hiện đại, bổ sung một số trang thiết bị cần thiết, hạn chế việc di chuyển bệnh nhân, hỗ trợ bệnh nhân tại nơi bị bệnh, có thể chẩn đoán, điều trị từ xa, tạo niềm tin cho người dân an tâm khi có bệnh sẽ được chữa trị kịp thời.
15h chiều nay 2/3, tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, 30 công dân Việt Nam trở về từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) được ra viện sau 21 ngày cách ly.
Trước đó, vào sáng 10/2, chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines đã chở theo 30 công dân VN từ thành phố tâm dịch COVID-19 Vũ Hán về nước và được đưa về BV Bệnh nhiệt đới TƯ cơ sở 2 để cách ly.
Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia sáng ngày 2/3 cho biết, bắt đầu từ 0h đêm nay - ngày 3/3, Việt Nam sẽ tạm ngừng áp dụng chế độ miễn thị thực đối với công dân Italia.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.Nghị quyết nêu rõ, Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 và chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước). Không áp dụng quy định trên đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và doanh nghiệp gia công khẩu trang y tế cho thương nhân nước ngoài đã ký hợp đồng gia công trước ngày 1/3/2020.
Ca đột tử ở Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội âm tính với COVID-19 (virus SARS-COV2).
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, đầu giờ 29/2/2020, Trung tâm đã có kết quả xét nghiệm đối với các mẫu bệnh phẩm là dịch tỵ hầu và dịch ngoáy họng của bệnh nhân N.X.Q. được phát hiện tử vong đêm 28/2/2020.
Kỹ thuật xét nghiệm: Real time RT-PCR
Kết quả xét nghiệm: Bệnh nhân âm tính đối với SARS-COV2.
Báo Haaretz của Israel ngày 28/2/2020 đề cập bác sĩ Rafi Kot, người đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, có tham gia tư vấn cho Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Về vấn đề này, Bộ Y tế Việt Nam khẳng định không tham vấn bác sĩ Rafi Kot trong phòng chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế chỉ tham vấn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ (US CDC). Tuy nhiên, Bộ Y tế không mời một tổ chức hay cá nhân nào làm cơ quan tư vấn hay chuyên gia cho Bộ Y tế trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19.
Từ 0h ngày 29/2, người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Iran và Ý phải khai báo y tế.
- Đối tượng phải khai báo y tế: khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Iran và Ý.
- Địa điểm áp dụng: tại tất cả các cửa khẩu.
- Thời gian áp dụng: kể từ 0 giờ, ngày 29 tháng 02 năm 2020.
- Nội dung tờ khai y tế: áp dụng “Mẫu số 01: Tờ khai y tế đối với người” tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/06/2018 của Chính phủ. Đề nghị lấy mẫu tờ khai y tế tại website có địa chỉ: http://baocaokdyt.com.
Bố trí phiên dịch tiếng Iran và Ý làm việc tại cửa khẩu để hỗ trợ việc khai báo y tế và sàng lọc tờ khai y tế.
Ngày 29/02/2020, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona gây ra đã có Công điện số 329/CĐ-BCĐQG của gửi các Bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cách ly hành khách từ Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.
*Công văn số 991/BYT-DP ngày 29/02/2020 của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức cách ly y tế đối với người về từ vùng dịch COVID-19.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện khai báo y tế và cách ly y tế người nhập cảnh Việt Nam đến từ và đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran và Ý.
Phối hợp Tổ chức Y tế thế giới tổ chức tập huấn cho các Viện VSDT, Viện Pasteur sử dụng công cụ Go.Data trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Tổ chức họp trực tuyến giao ban hàng ngày giữa với Trung tâm PHEOC Việt Nam với các văn phòng PHEOC khu vực để cập nhật thông tin đáp ứng với dịch bệnh COVID-19.
Duy trì đường dây nóng của Bộ Y tế về dịch bệnh COVID-19.
Tổ công tác thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế (thường trực Ban chỉ đạo quốc gia) vẫn đang tiếp tục hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các hoạt động giám sát, cách ly, theo dõi các trường hợp nghi ngờ, trường hợp có tiếp xúc gần và trường hợp đi về từ vùng dịch.
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng chống dịch COVID-19, để bảo đảm phát hiện sớm, cách ly và quản lý kịp thời tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế chỉ đạo Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế và y tế ngành nghiêm túc, khẩn trương thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc.
Theo đó, toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục đề cao cảnh giác đối với tất cả người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt lưu ý những người bệnh, có tiền sử trở về từ những nước có số người mắc bệnh cao như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Đức…
Theo thông báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội, khoảng 23h ngày 28/2/2020 đã phát hiện ca tử vong không rõ nguyên nhân tại một ngôi nhà trên phố Phạm Tuấn Tài, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Sau khi phát hiện ca đột tử tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, cơ quan y tế Hà Nội đã lấy mẫu bệnh phẩm của nạn nhân để đi xét nghiệm.
Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của TP Hà Nội đã chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý như một ca nghi ngờ nhiễm Covid-19, để chủ động phòng chống dịch bảo vệ người dân.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm toàn cầu đối với dịch COVID-19 lên mức "rất cao" sau khi ghi nhận dịch bệnh tại gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, không quốc gia nào miễn nhiễm với COVID-19. Tuyên bố được ông đưa ra trong cuộc họp báo tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 28/2.
"Việt Nam ứng phó nhanh, kiên quyết trong phòng COVID-19" - Đây là nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) tại buổi làm việc sáng nay 28/2 tại trụ sở Chính phủ về tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19.
WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh tay của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên quy mô toàn cầu.
Phó Thủ tướng khẳng định, tinh thần của Việt Nam là luôn sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất để tình huống xấu không xảy ra. Phó Thủ tướng cảm ơn và bày tỏ mong muốn WHO, US CDC tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh COVID-19.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ sức khoẻ của người dân, cộng đồng, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. Với tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc từ 0 giờ ngày 29/2/2020.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, người nhập cảnh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết liệt nhằm phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch triệt để.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng.
Đại diện CDC cho biết đang lên kế hoạch thăm Việt Nam vào nửa cuối tháng 3/2020 để tăng cường các hoạt động hợp tác y tế giữa hai nước và thúc đẩy việc thành lập Văn phòng khu vực của CDC tại Việt Nam. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng sẵn sàng xem xét hỗ trợ thêm Việt Nam các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh.
Trước tình hình Covid-19 đang có diễn biến phức tạp ở một số nước, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương xem xét, quyết định cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học từ 01 đến 02 tuần (học sinh trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên đi học từ ngày 02/3/2020).Bộ GDĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống Covid-19, đảm an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sáng ngày 27/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách phòng chống dịch. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chính phủ đã làm tất cả với tinh thần cao nhất trong bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, đã có đối sách đúng, kiên quyết cách ly đối với cộng đồng với các ca dương tính với COVID-19. Các giải pháp có sự đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Các giải pháp của Việt Nam được thế giới đánh giá cao.
Tính đến ngày 27/2, đã 15 ngày liền Việt Nam không ghi nhận trường hợp nào mắc mới COVID-19. Trước đó, tổng cộng 16 ca nhiễm COVID-19 đều lần lượt được chữa khỏi và ra viện.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 27/02/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19. Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các bộ ngành và chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện cách ly người nhập cảnh Việt Nam đến từ và đi qua Hàn Quốc cũng như nâng cao cảnh giác và quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; bổ sung một số đơn vị thực hiện xét nghiệm chủng mới vi rút Corona (Covid 19) để nâng cao năng lực giám sát và phát hiện sớm dịch bệnh. Tổ công tác thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế (thường trực Ban chỉ đạo quốc gia) vẫn đang tiếp tục hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các hoạt động giám sát, cách ly, theo dõi các trường hợp nghi ngờ, trường hợp có tiếp xúc gần và trường hợp đi về từ vùng dịch.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 ngày 27/02/2020 cho biết, số ca nhiễm mới COVID-19 bên ngoài Trung Quốc lần đầu tiên lớn hơn số nhiễm mới của Trung Quốc, đánh dấu bước ngoặt lây lan dịch trên phạm vi toàn cầu.
Hiện tại, tất cả các châu lục, trừ châu Nam cực đều ghi nhận ca nhiễm COVID-19 với 49 quốc gia/vùng lãnh thổ công bố có người mắc.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 07/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
Cụ thể, bệnh COVID-19 thuộc nhóm A, thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày (thời gian được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế).
Ngày 26/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký Quyết định số 648/QĐ-BYT về việc công bố hết dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Theo tin từ Sở Y tế Khánh Hòa, hai du khách Hàn Quốc từ chối tự cách ly tại một resort của Phan Thiết đã đến Sân bay Quốc tế Cam Ranh và đáp máy bay trở lại Hàn Quốc vào lúc 3h10p sáng nay (26/2) trên chuyến bay TW158 của hãng hàng không Hàn Quốc T'way Air. Hai du khách gồm 1 nữ (sinh năm 1997) và 1 nam (sinh năm 1994).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa phối hợp với Kiểm dịch Quốc tế Sân bay Cam Ranh, Công an và các lực lượng chức năng khác lập danh sách những người có tiếp xúc gần với hai hành khách này, đặc biệt là người lái xe đã đưa họ từ Phan Thiết tới sân bay Cam Rạnh, để giám sát y tế chặt chẽ
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 8 giờ 30 ngày 26/2, Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nghi nhiễm COVID-19 mới ở Đông Anh. Ngoài ra, thêm 23 người đến từ vùng dịch ở Hàn Quốc cần được giám sát.
Sáng nay, ngày (26/2), bệnh nhân thứ 16 tại Việt Nam dương tính với COVID-19 được xuất viện. Bệnh nhân là ông N.V.V (50 tuổi, ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) là bố đẻ của bệnh nhân N.T.D (1 trong 8 người đi từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về Việt Nam ngày 17/1/2020 bị nhiễm COVID-19 và đã được điều trị khỏi).
Đây là trường hợp cuối cùng đang điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà (thuộc Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên). Ông đã hai lần có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 và theo quy định, đã đủ điều kiện để xuất viện.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 để tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch.
Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với hệ thống các giải pháp quyết liệt, kịp thời, chủ động, đồng bộ, đạt được kết quả bước đầu quan trọng, toàn diện, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao. Cả nước mới chỉ có 16 người mắc bệnh và cả 16 người đã được điều trị hồi phục sức khỏe; 12 ngày qua không ghi nhận ca nhiễm bệnh mới.
Các hoạt động giám sát y tế, cách ly người đến từ vùng dịch được thực hiện nghiêm. Hai trong số ba tỉnh được công bố có dịch (Thanh Hóa, Khánh Hòa) đã đủ các điều kiện công bố hết dịch. Tuy nhiên, tại nhiều nước trên thế giới, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến mới phức tạp, khó lường, nhất là trong mấy ngày qua tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Iran và một số quốc gia.
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19 tại một số quốc gia/vùng lãnh thổ có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản,.. Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung yêu cầu các đơn vị của Bộ này xây dựng chi tiết các kịch bản ứng phó với dịch bệnh. Trong đó cần nêu các phương án hỗ trợ người lao động tại nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh khi người lao động về nước.
Đồng thời, triển khai ứng dụng kết nối, hỗ trợ khẩn cấp trên điện thoại cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và các chương trình mà Trung tâm lao động ngoài nước đang triển khai....
Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức cách ly dịch bệnh COVID-19 tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TW, Tổ trưởng Tổ công tác của Ban chỉ đạo quốc gia về dịch COVID-19 cắm chốt tại xã Sơn Lôi nhấn mạnh: Cách ly y tế là đặc biệt quan trọng. Việc khoanh vùng, cách ly y tế ở Vĩnh Phúc là dũng cảm và trách nhiệm với cả nước.
Để cách ly, tổ công tác đã phân loại các nhóm đối tượng và các lớp cách ly một cách rõ ràng. Ngoài ra, các hoạt động y tế khác trong vùng dịch cũng được quan tâm triển khai như truyền thông phòng chống dịch. Vệ sinh môi trường và khử trùng ổ dịch. Đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông thường cũng như cấp cứu những bệnh khác tại trạm y tế xã.
Ngày 25/2, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch bệnh COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố Trung ương tại hơn 700 điểm cầu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Nếu chống dịch COVID-19 như một cuộc chiến thì chúng ta đã thắng trận mở màn nhưng chưa thắng cả cuộc chiến vì tình hình thay đổi rất khó lường. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có niềm tin và bám sát vào những nguyên tắc đã chỉ đạo, kiên định, kiên trì, không vì điều gì từ bỏ nguyên tắc chống dịch, đề cao cảnh giác, không phút nào được lơi lỏng".
Đến nay, Việt Nam có 16 trường hợp mắc bệnh COVID-19 thì cả 16 ca đều được điều trị, phục hồi. 11 ngày qua ở Việt Nam không có ca mắc mới, có thể nói chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo.
Bộ Y tế vừa có công văn số 868/BYT-DP ngày 24/02/2020 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn cách ly đối với người về từ Hàn Quốc.
Tất cả những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được phát hiện tại cửa khẩu phải lập tức cách ly tuyệt đối tại cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm.
Đối với những người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua khu vực Daegu và khu Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải được cách ly tại khu cách ly tập trung của tỉnh, thành phố.
Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết: “Về xét nghiệm, Việt Nam có đủ năng lực, đủ sinh phẩm để làm xét nghiệm. Độ chính xác xét nghiệm tương đương như các nước, xét nghiệm Real-time RT-PCR (xét nghiệm kháng nguyên) nên độ nhạy và đặc hiệu cao”.
Hiện nay, Việt Nam đã có khoảng 30 phòng xét nghiệm có thể xét nghiệm COVID-19 trong thời gian tới bao gồm:
1. Các Viện: Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng Trung ương.
2. Các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lào Cai.
3. Các Bệnh viện: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Nhi TƯ; Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯ Huế.
4. Một số đơn vị khác: Viện Thú Y; Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội; Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga; Trung tâm chẩn đoán Thú Y trung ương, 6 Chi cục thú Y vùng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 báo cáo tình hình chống dịch.
Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, khống chế dịch COVID-19 tại Việt Nam một cách căn bản, không được chủ quan, coi việc chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung ở các cấp, các ngành, địa phương.
“Chúng ta cần phấn đấu không để ai bị nhiễm bệnh mà không được biết tới và nhanh chóng chữa khỏi cho mọi bệnh nhân COVID-19, kể cả người nước ngoài”, Thủ tướng nói.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh sáng ngày 24/2, Bộ Y tế cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc, đặc biệt là tại Hàn Quốc, sáng ngày 23/2, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan như Giao thông, Công an, Ngoại giao, Bộ Văn hoá Thể thao – Du lịch và Bộ Quốc phòng cùng các đơn vị liên quan khác để phân tích tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc và đề xuất những biện pháp kiểm soát dịch bệnh lây lan qua khách nhập cảnh đến từ Hàn Quốc.
Sau khi thống nhất các ý kiến, cuối giờ sáng ngày 23/2, Bộ Y tế đã chính thức áp dụng triển khai việc thực hiện tờ khai y tế bắt buộc đối với tất cả các hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc vào Việt Nam từ 15h chiều ngày 23/2 tại tất cả các cửa khẩu.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, đến nay tình hình sức khỏe của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc vẫn ổn định, chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Việt Nam sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ và bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.
Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã mở đường dây nóng bảo hộ công dân là +82 106 315 6618, trực 24/24, sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ và bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết. Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng công bố số điện thoại hỗ trợ là +82 103 248 6886 để người lao động Việt Nam có thể liên hệ khi cần sự trợ giúp.
Biểu đồ diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới từ ngày 1/2/2020 đến ngày 23/2/2020.
Ngày 23/02, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 02 trường hợp người Việt Nam nghi ngờ mắc Covid-19, trong đó có 1 trường hợp trở về từ Hàn Quốc. Thành phố đã cho cách ly và theo dõi. Hiện cả 2 sức khoẻ đều đang tạm ổn. Trước đó, Đà Nẵng đã cho xuất viện 155 trường hợp, trong đó có 122 người Việt Nam, 33 người nước ngoài đã hết thời gian cách ly, theo dõi.
Ngày 23/2/2020, đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cùng đoàn công tác Bộ Y tế, Công đoàn ngành y tế đã thăm, làm việc, tặng quà Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng chí Nguyễn Thúy Anh đã biểu dương những hành động tích cực, quyết liệt của các ban ngành Vĩnh Phúc, những thành tích đạt được của ngành y tế nói chung và y tế Vĩnh Phúc nói riêng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ra thông cáo cho biết, Hoa Kỳ đánh giá cao năng lực y tế của Việt Nam nói chung và đặc biệt trong công tác kiểm soát dịch Covid-19 nói riêng. Hoa Kỳ tin rằng Việt Nam sẽ chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả. Phía Hoa Kỳ cũng đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ hiệu quả của Việt Nam khi thường xuyên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hợp tác phòng dịch bệnh.
Bộ GD&ĐT công bố chính thức điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Theo đó, khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
1. Kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020.
2. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7/2020.
3. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020.
4. Thi trung học phổ thông quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19), sáng 22/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, đến giờ phút này Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Chúng ta đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ kiểm soát những người có nguy cơ lây nhiễm đến phát hiện, cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19...
Bàn thảo về thời điểm cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, các ý kiến tại cuộc họp Ban Chỉ đạo đều thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét cho đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới.
Ngày 22/02/2020, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại cửa khẩu Quốc gia Trà Lĩnh, khu cách ly người nhập cảnh và làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tỉnh Cao Bằng.
Bộ Y tế đã hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có nội dung bổ sung điều kiện công bố hết dịch bệnh do virus Corona 2019 (COVID-19).
Tổ công tác thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế (thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) tiếp tục thường trực hỗ trợ địa phương về giám sát, cách ly, điều trị bệnh nhân tại Vĩnh Phúc.
Ngày 22/2, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết mẫu bệnh phẩm thu thập từ nữ sinh T.H.T.N (18 tuổi) do Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế gửi chiều 21/2 đã cho kết quả âm tính với COVID-19. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 là nữ sinh lớp 12. Trước khi tử vong, nữ sinh bị các triệu chứng khó thở, sốt và ho trong 1 tuần. Kết quả khám nghiệm bước đầu của bộ phận pháp y cho thấy nữ sinh tử vong là do bệnh lý về não chứ không phải do COVID-19.
Kết quả xét nghiệm của nữ sinh ở Thừa Thiên Huế
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo khuyến cáo công dân về dịch bệnh COVID-19 tại Hàn Quốc: Không nên đến các khu vực đang có dịch (COVID-19) và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch mà cơ quan chức năng Hàn Quốc đã khuyến cáo.
Công dân Việt Nam đang có mặt tại Hàn Quốc cần thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch bệnh.
Để nhận được sự hỗ trợ trong trường hợp cần trợ giúp, đề nghị công dân liên hệ theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân:
- Số Điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc :+82 10-3622-6618;
- Số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân: +84 981 84 84 84.
Biểu đồ diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới từ ngày 1/2/2020 đến ngày 21/2/2020.
Ngày 21/2, Cục Y tế Dự phòng có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc theo dõi sức khỏe đối với người dân đến từ khu vực đang có dịch. Theo đó, đối với trường hợp người dân về địa phương từ huyện Bình Xuyên, Tam Dương và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cần được áp dụng các biện pháp theo dõi sức khỏe phù hợp.
Để phòng tránh sự lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19) đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối (trên các nền tảng ứng dụng Grab, Bee, Go Viet,…).
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, bệnh nhân Tạ Kiến H., 73 tuổi, Việt kiều quốc tịch Mỹ, đã hoàn toàn khỏe mạnh và đủ điều kiện để được xuất viện chiều 21/2/2020.Đây là bệnh nhân thứ 3 dương tính với COVID-19 được điều trị tại TP.HCM. Hai cha con người Trung Quốc trước đó được điều trị tại BV Chợ Rẫy đã xuất viện hôm 12/2.
Biểu đồ diễn biến dịch COVID -19 trên thế giới từ ngày 1/2/2020 đến ngày 20/2/2020.
Tại Quyết định 290/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế xuất cấp không thu tiền 5 tấn Chloramin B từ nguồn dự trữ quốc gia do Bộ Y tế quản lý để cấp cho các đơn vị, địa phương phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Bộ Y tế chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu báo cáo. Việc phân bổ, tiếp nhận và sử dụng số hóa chất nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Ngày 18/2, Bộ Y tế đã có công văn số 742/BYT-DP về việc tăng cường kiểm soát công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Theo đó, các địa phương thực hiện nghiêm việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ hoặc đi qua Trung Quốc hoặc từ Trung Quốc đi qua các nước khác, sau đó nhập cảnh vào Việt Nam để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tổ chức cách ly và xử lý kịp thời theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng chống dịch COVID-19 và các quy định hiện hành.
Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận công dân Việt Nam từ Trung Quốc về nước theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Quyết định số 344/QĐ-BYT ngày 07/2/2020 của Bộ Y tế về Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống dịch COVID-19.
Chỉ đạo công an của địa phương tổ chức rà soát các công dân Việt Nam trên địa bàn xuất phát từ hoặc đi qua Trung Quốc hoặc từ Trung Quốc đi qua các nước khác, sau đó nhập cảnh vào Việt Nam chưa qua 14 ngày, lập danh sách và báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh để đưa vào diện phải theo dõi sức khỏe, tổ chức cách ly tại hộ gia đình, nơi lưu trú hoặc cơ sở cách ly tập trung theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sở Y tế Hải Phòng cho biết, tính đến ngày 19/2/2020 Hải Phòng không còn trường hợp nào nghi nhiễm COVID-19. Như vậy 33/33 trường hợp nghi nhiễm được theo dõi cách ly ở địa phương này bao gồm 17 người Việt Nam, 15 người Trung Quốc và 1 người Ấn Độ nghi nhiễm COVID-19 đều đã có kết quả âm tính.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa phát hiện ca bệnh dương tính với COVID-19. Tổng số ca giám sát (được sàng lọc để làm xét nghiệm COVID-19) đến thời điểm báo cáo là 164 ca. Trong đó, có 161 ca âm tính; 3 ca đang chờ kết quả. Đến nay, Quảng Ninh đã thực hiện biện pháp cách ly đối với 1.092 trường hợp, trong đó có 794 người đã hết cách ly và 298 người đang cách ly (cách ly tại cơ sở y tế: 33 ca; cách ly ngoài cơ sở y tế: 265 ca).
Biểu đồ diễn biến dịch COVID - 19 trên thế giới từ ngày 1/2/2020 đến ngày 19/2/2020
Ngày 19/2/2020, Bộ Y tế cho biết, hiện đã có 14/16 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh. Đến thời điểm này, sức khoẻ của bệnh nhi 3 tháng tuổi đã ổn định, không sốt, bú tốt. Kết quả xét nghiệm lần 2 của bé đã âm tính với COVID -19. Trong sáng mai,(20/2) bệnh nhi sẽ được ra viện.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng thông tin, 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 được cách ly, điều trị và theo dõi tại PKĐK khu vực Quang Hà, thuộc Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã khỏi bệnh COVID-19.
Ngày 19/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp bàn các giải pháp, điều kiện tiến hành các bước chuẩn bị theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là làm kiên quyết để ngắt dịch sớm, đưa cuộc sống cũng như các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trở lại bình thường.
Các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước không được chủ quan. Chúng ta cần kiên trì và tiếp tục thực hiện tốt công tác rà soát, cách ly y tế.
Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để có những giải pháp cho phòng chống dịch bệnh, đưa ra các phác đồ điều trị và khuyến nghị trong điều trị, đảm bảo khi có ca bệnh thì cách ly ngay lập tức, dự phòng trong cộng đồng và chữa trị khỏi.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo truyền thông cho người dân hiểu rõ môi trường du lịch tại Việt Nam an toàn, giáo dục an toàn để du khách và người dân yên tâm.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế cập nhật đến sáng 19/2, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19, tổng số ca nghi nhiễm COVID-19 được cộng dồn từ đầu mùa dịch đến nay là 74 trường hợp, tất cả đều có kết quả xét nghiệm âm tính.
Biểu đồ diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới từ ngày 1/2/2020 đến ngày 18/2/2020.
18-02-2020Công an thị xã Sơn Tây đã lập hồ sơ xử phạt 12,5 triệu đồng đối với chị K.H.G. về hành vi đăng tải nội dung thông tin sai sự thật trên mạng theo quy định tại Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Trước đó, tài khoản facebook K.H.G đăng tải nội dung: “Biến này sock mn tự bảo vệ mình! 315 người đã trốn khỏi vùng dịch VP… Quả này loạn rồi ae ạ... Vũ Hán thứ 2”.Công an thị xã Sơn Tây đã làm rõ nội dung trên là hoàn toàn sai sự thật và triệu tập chủ tài khoản đến trụ sở để làm việc. Tại cơ quan công an, chị G. đã thừa nhận việc đăng tin bịa đặt, nhận thức hành vi vi phạm của mình.
2 bệnh nhân dương tính với COVID-19 đã được điều trị thành công tại phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên. Đây là 2 trường hợp đầu tiên được điều trị khỏi tại cơ sở y tế tuyến huyện. Hiện sức khỏe của bệnh nhân tương đối ổn định và tiếp tục được theo dõi tại đây.
BV Bệnh Nhiệt đới TW công bố 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 còn lại điều trị tại cơ sở này đã được chữa khỏi. Cả 2 đều là người Vĩnh Phúc, gồm một người trở về từ Vũ Hán và một người có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19 trước đó.Ngoài 2 bệnh nhân này, dự kiến hôm nay có 2 bệnh nhân đang điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà thuộc Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng sẽ được công bố khỏi bệnh.
Biểu đồ diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới từ ngày 1/2 đến ngày 17/2
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, ông Đào Đình Cường cho biết, sáng nay, 120 người địa phương, đã hoàn tất thời gian cách ly 14 ngày và được trở về sinh hoạt tại cộng đồng. Trước đó, vào ngày 3/2, những người này trở về từ Trung Quốc. Hiện sức khỏe của 120 người rất tốt và những người có nhu cầu được hỗ trợ đưa ra bến xe để trở về địa phương.
Sau khi 120 người đủ tiêu chuẩn rời khỏi khu vực cách ly, cơ quan chức năng sẽ tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu vực, chăn, màn, quần áo theo đúng quy trình của Bộ Y tế…
Diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại 31 tỉnh của Trung Quốc tính đến 18h00 ngày 17/2
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 chiều 17/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tiếp tục đề cao cảnh giác với dịch bệnh nhưng phải bình tĩnh, bảo đảm cuộc sống bình thường và lo làm ăn kinh tế, giữ vững ổn định xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết, chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh, cân nhắc sẽ công bố hết dịch tại Khánh Hoà, Thanh Hoá. Hiện, chưa có ca bệnh nào lây trong môi trường y tế, khiến cán bộ y tế bị lây nhiễm. Sắp tới sẽ có thêm 6 trường hợp được điều trị khỏi bệnh và ra viện.
Thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, tính đến cuối giờ chiều 16/2, bệnh nhân cuối cùng trong số 13 bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Sức khỏe các bệnh nhân ổn định và đã được ra viện, không còn trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 điều trị tại các cơ sở y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong thời gian qua, Thủ tướng đã công bố dịch ở 3 tỉnh là Thanh Hoá, Khánh Hoà và Vĩnh Phúc. Tỉnh Khánh Hoà có một ca khởi bệnh từ ngày 17/1, đến nay đã quá 30 ngày tại Khánh Hoà không xuất hiện bệnh nhân mới.
Khánh Hoà đã và đang triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Bộ Y tế đã chỉ đạo tỉnh Khánh Hoà hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Y tế ký quyết định công bố hết dịch ở tỉnh Khánh Hòa, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.
Biểu đồ diễn biến dịch COVID- 19 trên thế giới từ ngày 1/2 đến ngày 16/2.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị các địa phương cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2/2020, tính đến tối 15/2, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch COVID-19. Trong đó, 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2.
52 công dân đầu tiên cách ly tại Lào Cai đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách ly. Trước đó, vào ngày 3/2, những người này trở về từ Trung Quốc và được cách ly theo dõi. Trong quá trình cách ly, họ được cán bộ y tế theo dõi sức khỏe và được đảm bảo đời sống sinh hoạt đầy đủ.
Sau 14 ngày cách ly đúng theo quy định của Bộ Y tế, đến nay những người này đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách ly, đủ điều kiện sức khỏe và trở về sinh hoạt tại cộng đồng.
Liên quan đến việc tàu Aida Vita (quốc tịch Italy) không được cấp phép cập cảng tại thành phố Hạ Long, đồng thời không cho hành khách và thủy thủ đoàn lên bờ tham quan các điểm du lịch trên bờ và Vịnh Hạ Long. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh, rút kinh nghiệm về sự việc này.
Chiều ngày 15/2, Cục Quản lý Khám chữa bệnh-Bộ Y tế đã có công văn số gửi Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế ngành về việc chấn chỉnh công tác quản lý người bệnh nghi ngờ và người nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, cơ sở y tế cần phải kết hợp với chính quyền địa phương và cơ quan công an trên địa bàn để quản lý chặt chẽ người bệnh. Tuyệt đối không để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế khi chưa được phép xuất viện và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế.
Sáng 15/2/2020 đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW, tổ trưởng tổ công tác của Bộ Y tế "cắm chốt" tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc cho biết, tổ công tác bắt đầu làm việc từ ngày 12/2 đến nay. Tỉnh đã thiết lập văn phòng làm việc, tại cơ sở 2 của Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên.
Theo thông tin mới nhất của WHO Việt Nam, cập nhật ngày 13/2 về "Dịch COVID-19: Những gì chúng ta đã biết đến nay", WHO đánh giá cao năng lực Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp. WHO ghi nhận Việt Nam đã xử lý dịch COVID-19 rất tốt. Chính phủ đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch - tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên đến hết tháng 2/2020 do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chiều ngày 14/2/2020, Cục Công nghệ Thông tin – Bộ Y tế chính thức ra mắt Trợ lý ảo (chatbot) hỏi đáp về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus corona (COVID-19) trên trang thông tin điện tử của Cục (https://ehealth.gov.vn). Trợ lý ảo (chatbot) được phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, có khả năng giải đáp tự động, liên tục theo thời gian thực (24/7) cho phép nhiều người dùng cùng lúc hỏi đáp về dịch bệnh COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 có ý kiến về việc học sinh đi học trở lại và nêu rõ: “Nhất thiết chính quyền, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các giải pháp để đảm bảo trường học, lớp học thực sự an toàn. Nhưng như vậy cũng chưa đủ mà phải hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, học sinh an tâm. Chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho đi học trở lại ngay”.
Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền cho người dân biết và tải ứng dụng SỨC KHỎE VIỆT NAM trên các thiết bị điện thoại thông minh. Ứng dụng SỨC KHỎE VIỆT NAM trên thiết bị di động giúp người dân cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và cung cấp thông tin liên quan tới nguy cơ và tình trạng nhiễm COVID-19, đồng thời hỗ trợ các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố tiếp nhận, xử lý thông tin, đánh giá nguy cơ lây nhiễm đối với các ca bệnh nghi ngờ.
Ngày 13/2, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Báo SK&ĐS phối hợp với Công ty CP Dược phẩm VinaCare trao tặng cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc 200 triệu đồng cùng 5000 lọ siro Hobezut và 5000 Viên ngậm thảo dược Bezut.
Đây là hoạt động nhằm chia sẻ và sát cánh với người dân tỉnh Vĩnh Phúc trong đợt dịch COVID-19 hiện nay. Hiện, Vĩnh Phúc có số ca mắc cao nhất cả nước và là tỉnh đầu tiên của cả nước ghi nhận trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng. Đại diện tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, địa phương này đang cần bổ sung khẩu trang phòng bệnh và dung dịch phun thuốc khử trùng tại cộng đồng.
Bộ Y tế vừa thông báo ca bệnh thứ 16 của Việt Nam dương tính với COVID-19. Bệnh nhân là N. V. V, 50 tuổi, Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân là bố đẻ của bệnh nhân N. T. D (1 trong 8 người đi từ Vũ Hán về đã được báo cáo trước đây). Bệnh nhân ở cùng nhà với bệnh nhân D trong thời gian lúc bệnh nhân D trở về Việt Nam từ Vũ Hán đến lúc được nhập viện cách ly. Mẹ và em gái của bệnh nhân D cũng đã được xác định mắc bệnh COVID-19 và đang được điều trị. Như vậy cả 4 người trong gia đình đều đã bị mắc bệnh.
Ngày 13/2, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị cùng các chuyên gia Truyền nhiễm của Bộ Y tế từ Cục YTDP, Cục QLMT Y tế, Viện VSDT TW, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp y tế phối hợp với SYT Vĩnh Phúc tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tỉnh Vĩnh Phúc về chẩn đoán điều trị, dự phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính Covid-2019.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức ra Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 12/2/2020 về việc triển khai khẩn cấp các nhiệm vụ tại Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 1/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp về phòng chống dịch theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản liên quan
Theo đó, kể từ ngày 13/2/2020 phải triển khai khẩn cấp nhiệm vụ khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Thời gian khoanh vùng, cách ly là 20 ngày.
Biểu đồ diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới từ ngày 1/2 đến ngày 12/2.
17h30’ chiều nay 12/2, sau tròn 3 tuần điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy do nhiễm COVID -19, bệnh nhân Li Ding đã được xuất viện trong tình trạng sức khoẻ hoàn toàn bình phục. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có mặt tại bệnh viện để chúc mừng.
BSCK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân đủ điều kiện để xuất viện khi kết quả xét nghiệm 3 lần gần nhất đều âm tính với COVID -19. Trước đó người bệnh đã không còn sốt, tình trạng sức khoẻ hoàn toàn ổn định.
Việc ông Li Ding khỏi bệnh được đánh giá là thành quả đáng ghi nhận trong việc điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp cấp do COVID -19, bởi bệnh nhân này đã 66 tuổi, lại mắc rất nhiều bệnh nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, từng phẫu thuật ung thư phổi.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã họp và cho ý kiến một số nội dung khẩn cấp trong phòng chống dịch COVID -19. Theo đó, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục cho học sinh các cấp trong toàn tỉnh nghỉ học tuần thứ 3 liên tiếp, từ ngày 17 đến hết ngày 22/2/2020.
Sở Y tế Hải Phòng cho biết, tính đến thời điểm này đã có 35 trường hợp thuộc diện cách ly, không xuất hiện triệu chứng của bệnh, được cấp giấy xác nhận ra viện với sức khỏe ổn định. Hiện Bệnh viện Việt Tiệp tiếp tục cách ly theo dõi khoảng 285 trường hợp khác. Hàng ngày, các trường hợp này được theo dõi, nếu đủ 14 ngày sau ngày cuối cùng tiếp xúc với nguy cơ nhiễm bệnh, không xuất hiện triệu chứng của bệnh sẽ được xuất viện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid-19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa "corona", "virus", "disease" (dịch bệnh) và 2019 (là năm mà virus xuất hiện).
Ngày 11/2, tại Bộ Y tế, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh- Phó trưởng Tiểu ban điều trị đã chủ trì buổi họp Hội đồng chuyên môn cập nhật và hoàn thiện hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch nCoV. Tại cuộc họp, các chuyên gia cùng bàn thảo và thống nhất lại 5 nội dung về đường lây truyền nCoV như thế nào; Thống nhất sử dụng khẩu trang y tế; khuyến cáo rửa tay, dung dịch rửa tay tiêu chuẩn như thế nào; việc khử khuẩn môi trường; hóa chất khử khuẩn tỷ lệ, nồng độ; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân ra sao...
Sáng 11/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã có cuộc họp với Ban Tôn giáo Chính phủ - Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm triển khai công tác phòng chống dịch nCoV. Giáo hội cũng khuyến cáo các tăng ni, phật tử phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, yêu cầu mọi người khi đến chùa phải đeo khẩu trang. Khuyến khích các chùa tổ chức phát khẩu trang cho nhân dân, đồng bào phật tử và du khách đến chùa. Ngoài ra, các chùa tạm dừng tổ chức các lễ hội, lễ cầu an, khóa tu.. tập trung đông người đến từ nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau...
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đánh giá: Việc phân tuyến điều trị bệnh nhân nCoV như hiện nay là hợp lý và đúng với đặc tính của căn bệnh, mặc dù thế giới vẫn còn rất ít thông tin về loại virus này do đây là chủng mới.
Tại huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) với sự chi viện của các đội cơ động phản ứng nhanh, các bác sĩ tuyến dưới cũng đang điều trị rất tốt cho bệnh nhân nCoV, nên chưa cần thiết phải chuyển lên BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc và các tuyến cao hơn.
Tại BVĐK tỉnh Thanh Hoá, hay BV chuyên khoa như BV Bệnh Nhiệt đới Khánh Hoà cũng đã điều trị hiệu quả cho bệnh nhân nCoV. Thậm chí bệnh nhân nCoV ở Thanh Hoá đã khỏi bệnh và xuất viện.
Theo Sở Y tế Đắk Lắk, trong tổng số 13 trường hợp nghi nhiễm nCoV và cách ly tại các cơ sở y tế, tính đến chiều 10/2, đã có 11 trường hợp có kết quả âm tính, sức khỏe ổn định, đã được xuất viện. Còn lại 2 trường hợp, đang tiếp tục giám sát, cách ly tại Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ và Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo.
Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, đến ngày 10/2, trên địa bàn toàn tỉnh không còn ca nào nghi bị viêm đường hô hấp cấp do nCoV phải cách ly, các kết quả xét nghiệm đều liên tục âm tính.
Một bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm nCoV trước đó đã được xác định dương tính với loại virus này. Như vậy đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 15 ca bệnh nCoV, 6 ca đã được điều trị khỏi và xuất viện
Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, tính đến đầu giờ chiều nay, 4 trường hợp được cách ly theo dõi tại địa phương đều có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona. Trước đó,10 trường hợp nghi ngờ khác cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus nCoV và được cho ra viện.
Chiều 10/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đã đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh tại Vĩnh Phúc - tỉnh có 9 trường hợp dương tính với nCoV; 54 trường hợp nghi ngờ được cách ly và giám sát; 249 trường hợp có liên quan tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính được theo dõi….
Bộ Y tế có công văn trả lời Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc cho ý kiến chuyên môn về các điều kiện, tiêu chí cho học sinh nghỉ học. Theo Bộ Y tế, vùng không có dịch học sinh có thể đi học sau khi đã tiêu độc, khử trùng lớp. Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Giáo dục - đào tạo chỉ đạo việc các trường đưa chương trình giảng dạy về phòng chống nCoV vào chương trình dạy học cho học sinh, sinh viên biết cách phòng bệnh.
3 bệnh nhân mắc nCoV điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TW đã được xuất viện, nâng tổng số ca Việt Nam đã điều trị khỏi và cho xuất viện lên 6 trường hợp. Được biết, 3 bệnh nhân này nằm trong nhóm công nhân trở về từ Vũ Hán.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức đón Đoàn lưu học sinh Việt Nam từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về bằng đường hàng không qua Sân bay Quốc tế Vân Đồn và đưa về cách ly theo quy định. Mọi hoạt động chuẩn bị đã được thực hiện đầy đủ. Đến sáng nay, Đoàn lưu học sinh đã về đến cơ sở cách ly an toàn
Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí Quảng Ninh cho hay, tính đến 16h ngày 09/02/2020, Bệnh viện có tiếp nhận 9 trường hợp người bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV. Trong đó 8/9 ca đã có kết quả âm tính, 1 trường hợp có yếu tố nghi ngờ đã được cách ly theo dõi. Đến thời điểm hiện tại bệnh viện chưa tiếp nhận trường hợp nào dương tính với nCoV.
Hai người nước ngoài (gồm 01 người Trung Quốc và 01 người Mỹ gốc Việt) đang điều trị bệnh nCoV ở TP.HCM hiện có tình trạng sức khỏe tiến triển tốt. Những người có tiếp xúc với bệnh nhân cũng đều đã trải qua 14 ngày cách ly và hiện đều trong tình trạng khoẻ mạnh, không có các triệu chứng về hô hấp.
Chiều 9/2, tại BV bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã điện đàm với bệnh nhân người Mỹ gốc Việt và tin rằng sức khoẻ của bệnh nhân này sẽ sớm ổn định.
Bộ Y tế thông tin về ca nhiễm nCoV thứ 14 của Việt Nam. Bệnh nhân N. T. Y; nữ, 55 tuổi, Nghề nghiệp: lao động tự do bệnh nhân ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân Y là hàng xóm của ca bệnh N. T. D là ca bệnh đã được xác định dương tính với nCoV (đã được báo cáo trước đây). Ngày 28/01/2020 bệnh nhân đến nhà ca bệnh N. T. D đến chơi chúc tết, có ngồi tại nhà bệnh nhân D khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi về. Bệnh nhân Y nằm trong danh sách người tiếp xúc gần đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc giám sát chặt chẽ.
Tính đến 16h50 ngày 8/2, 63/63 tỉnh, thành phố báo cáo Bộ GDĐT về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh để phòng, chống dịch bệnh nCoV. Cụ thể, có 57 địa phương cho học sinh nghỉ thêm một tuần (10-16/2), một tỉnh cho nghỉ đến 11/2 (Quảng Bình), 5 tỉnh chưa xác định ngày học sinh trở lại trường (gồm Yên Bái, Khánh Hòa, Nghệ An, Điện Biên, Hà Tĩnh).
Bộ GDĐT đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng của Bộ để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra: 078.678.3535
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết, 81/81 mẫu xét nghiệm ban đầu nCoV trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều có kết quả âm tính.Tính đến thời điểm hiện tại 7h00" 09/02/2020, Quảng Ninh chưa ghi nhận trường hợp mắc nCoV trên địa bàn tỉnh.
Công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã triệu tập đối tượng N.Đ (trú tại phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây) để làm rõ việc đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về việc sử dụng ma túy để điều trị nCoV. Cơ quan Công an đã xác minh nội dung trên là hoàn toàn sai sự thật và triệu tập N.Đ đến trụ sở để làm rõ. Tại cơ quan Công an, N.Đ đã thừa nhận việc đăng tin bịa đặt, sẽ gỡ bỏ bài viết và cam kết không tái phạm.
Hiện Công an thị xã Sơn Tây đang củng cố hồ sơ để xử lý N.Đ theo quy định của pháp luật.
Thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ TW, tính đến nay viện đã xét nghiệm 469 trường hợp, có 9 mẫu dương tính, 389 người âm tính, hiện còn 71 trường hợp đang chờ kết quả.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng phòng, chống dịch nCoV tỉnh Khánh Hòa, từ 09/1 đến hết ngày 6/2, tổng số trường hợp nghi nhiễm nCoV được theo dõi, cách ly là 70 trường hợp. Trong đó, có 01 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV (đã chữa khỏi và cho xuất viện) và 54 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 15 trường hợp đang cách ly, chờ kết quả xét nghiệm.
Vĩnh Phúc hiện đã có 8 người được xác định dương tính với nCoV trong tổng số 13 người mắc bệnh tại Việt Nam. Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành khuyến cáo tới người dân trong tỉnh để phòng bệnh. Theo đó khuyến cáo người dân:
1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông.
2. Khi thời tiết lạnh, người dân tránh đóng kín nhà cửa; nên bố trí nhà ở mở cửa thông thoáng đồng thời mặc ấm, có máy sưởi, dụng cụ làm ấm để hạn chế sự nhân lên của nCoV và lây lan của dịch bệnh.
3. Các nhà máy, công xưởng trong Khu công nghiệp (nơi tập trung đông người) nên để thông thoáng khí, có máy sưởi cho công nhân khi thời tiết lạnh để hạn chế sự nhân lên của nCoV và lây lan của dịch bệnh.
Đường dây nóng của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc: 0965 071 010.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Hướng Dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Sáng 8/2, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Hướng dẫn điều trị, phòng, chống bệnh nCoV. 700 điểm cầu bệnh viện từ TW đến tuyến huyện và 23 điểm cầu bệnh viện phục vụ công tác phòng, chống bệnh do nCoV.
Tại buổi hướng dẫn trực tuyến, tập huấn các bệnh viện:
- Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV;
- Xử trí một số hội chứng suy hô hấp, sốc nhiễm trùng… ở người lớn, bệnh nhi;
- Phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc bệnh nhân ghi ngờ nhiễm nCoV;
- Cách lấy mẫu, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm;
- Giám sát và phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra….
UBND TP.Hà Nội vừa thông báo sẽ tiếp tục cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên... nghỉ học thêm 1 tuần nữa để phòng ngừa dịch nCoV. Học sinh sẽ được nghỉ học đến hết ngày 16/2. Đối với các trường đại học, hàng loạt trường cũng đã thông báo kéo dài thời gian nghỉ học đến hết ngày 16/2, một số trường nghỉ đến hết tháng 2 để phòng chống dịch bệnh nCoV.
Thêm một cô gái là thành viên trong nhóm 8 người mà công ty Nihon Plast cử đi Vũ Hán tập huấn có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Đáng chú ý, bệnh nhân không có triệu chứng gì. Hiện tại trường hợp này đang được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo và trong tình trạng khoẻ mạnh, không có biểu hiện sốt hoặc ho. Như vậy, tính đến thời điểm này trong số 13 người mắc bệnh nCoV thì riêng tại Vĩnh Phúc đã có 8 người mắc bệnh.
Chiều 7/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát công tác bảo đảm vệ sinh, phòng chống dịch nCoV cho người dân và khách du lịch tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hiện tại, Thừa Thiên Huế chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với nCoV.
Bộ Y tế vừa ra khuyến cáo phòng chống dịch nCoV tại nơi làm việc. Theo đó ngoài các nội dung vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tăng cường thông gió tự nhiên tại nơi làm việc... Khuyến cáo còn chỉ rõ người lao động cần duy trì các thói quen tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể, nâng cao thể trạng. Nếu thấy người cùng làm việc có biểu hiện sốt, ho, khó thở... cần thông báo cho người sử dụng lao động, người làm công tác y tế để được tư vấn, cách ly, điều trị kịp thời và thông báo đến 1900 3228 hoặc 1900 9095.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển lô hàng viện trợ tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE), để chung tay cùng Việt Nam ứng phó với dịch bệnh nCoV. Lô hàng gồm nhiều loại sinh phẩm trị giá khoảng 14 triệu Yên để thực hiện các xét nghiệm phát hiện nhanh và chính xác loại virus mới này. Được biết, lô hàng sinh phẩm viện trợ đầu tiên (tương đương khoảng 2.3 triệu yên) được trao trong chiều nay 7/2/2020.
Viện vệ sinh dịch tễ TW đã nuôi cấy và phân lập thành công nCoV trong phòng thí nghiệm. Từ đó tạo điều kiện xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV. Do vậy, mỗi ngày tại VN sẽ có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm khi cần thiết. Đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng nCoV trong tương lai và đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn.Bộ Y tế cho biết, hiện tại VN vẫn đảm bảo cung ứng đủ sinh phẩm cho việc xét nghiệm.
Biểu đồ diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới từ ngày 1/2 đến ngày 7/2.
Đến ngày 6/2, đã có 63 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ GDĐT về việc cho học sinh nghỉ học để phòng dịch nCoV. Một số Sở GDĐT đã điều chỉnh cho học sinh tiếp tục nghỉ học đến hết 16/2. Bến Tre là địa phương cho nghỉ ít nhất (1 ngày).Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch nCoV Bộ GDĐT cũng đã họp chiều 6/2 và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế tiếp tục cho học sinh nghỉ học. Bộ GDĐT có hướng dẫn cụ thể việc học bù cũng như lùi thời gian kết thúc năm học khi cần thiết.
TS.BS Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, mẫu bệnh phẩm của 1 bệnh nhân ở huyện Tân Kỳ gửi ra Viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona.
Tính đến thời điểm chiều 6/2/2020, cả 12/12 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi mắc đều âm tính. Nghệ An không còn trường hợp nào bị nghi ngờ, phải cách ly điều trị.
Bộ Y tế vừa thông báo thêm 2 trường hợp dương tính với nCoV, nâng tổng số ca dương tính với nCoV tại Việt Nam lên 12 người.
Hai bệnh nhân đến từ Vĩnh Phúc, có chung tiền sử dịch tễ. Đây là mẹ ruột và em gái bệnh nhân N.T.D, một trong 7 người Việt Nam được cử sang Trung Quốc tập huấn tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và khi trở về Việt Nam bệnh nhân N.T.D đã được xác định dương tính với nCoV.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Thành phố Hà Nội cho biết, Sở đã trình UBND đề xuất tiếp tục cho học sinh nghỉ học trong tuần tới nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, theo luật, người bệnh được xác định dương tính với nCoV sẽ được điều trị miễn phí. Mọi chi phí nằm viện, thuốc điều trị, chi phí xét nghiệm người bệnh dương tính với nCoV đều được miễn phí.
Đội cơ động của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế do PGS.TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng làm Đội trưởng cùng Đội cơ động Bệnh viện Bạch mai đến Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chuyên môn công tác phòng chống, chăm sóc, phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn dịch bệnh nCoV.
UBND Thành phố Hải Phòng vừa có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng về việc đồng ý tổ chức dạy và học tại các trường tiểu học trong thời gian phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Theo đó, kể từ hôm nay, 6/2/2020, các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng dạy học nửa ngày đối với tất cả các khối lớp, không tổ chức ăn bán trú cho đến khi Sở Giáo dục và Đào tạo có thông báo trở lại. Phụ huynh học sinh cũng sẽ trang bị khẩu trang cho con em mình trước khi thành phố trang bị miễn phí khẩu trang vải cho các em học sinh.
Sáng 6-2, Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế đã tổ chức chương trình tập huấn cập nhật lấy mẫu xét nghiệm chủng nCoV. Tham dự khoá tập huấn có hàng trăm nhân viên y tế chuyên về xét nghiệm đến từ các Bệnh viện tuyến TW và các bệnh viện thuộc ngành y tế Hà Nội.
BS. Triệu Đình Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên cho biết, về thông tin 2 giáo viên và 34 học sinh nghi nhiễm nCoV cụ thể như sau:
Hai giáo viên chỉ có 1 giáo viên và 1 bảo vệ: Hai người này được xác định là viêm họng, viêm amidan đã được cho thuốc điều trị khỏi.
Còn trong số 34 học sinh: Hiện có 21 trường hợp học sinh khoẻ mạnh đang đi học và sinh hoạt bình thường, Tiền sử gia đình khônng có người mắc bệnh (trong đó, có 14 học sinh có bố, mẹ đi lao động Trung Quốc về nhưng đã qua thời gian ủ bệnh. 5 học sinh không có yếu tố dịch tễ, 2 học sinh có người thân đi Trung Quốc về.)
10 trường hợp có biểu hiện viêm long đường hô hấp (trong số này, có 4 học sinh có bố mẹ đi lao động Trung Quốc về nhưng đã qua 15 ngày, 3 học sinh có người thân đi lao động Trung Quốc trở về dưới 14 ngày, 3 học sinh nay đã được lấy mẫu xét nghiệm, 3 học sinh còn lại không có yếu tố dịch tễ). Hiện 1 trong 9 học sinh đã được xuất viện, sức khoẻ ổn định.
Còn 3 học sinh còn lại trong tổng số 34 học sinh có tên trong danh sách nhưng khi xác minh thì không có người.
Theo thông tin từ Sở Ngoại vụ Quảng Ninh, trong dịp nghỉ tết Nguyên đán, có 06 du học sinh Quảng Ninh đang du học tại Vũ Hán - Trung Quốc trở về địa phương. Qua theo dõi giám sát đến nay các du học sinh đều có sức khỏe bình thường sau hơn 14 ngày giám sát, theo dõi theo quy định.
Sở Y tế Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục theo dõi giám sát tình trạng sức khỏe các du học sinh và khuyến cáo các du học sinh tạm thời không quay trở lại Trung Quốc nơi có dịch bệnh nCoV đang diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 11h00 ngày 05/02/2020 Quảng Ninh chưa ghi nhận trường hợp nào mắc nCoV trên địa bàn tỉnh.
Chiều tối ngày 5/2/2020, kết quả xét nghiệm của 4 bệnh nhân đang được cách ly tại BV Việt Nam Cuba Đồng Hới, Quảng Bình đã được gửi về Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình cho biết, theo kết quả từ Viện Pasteur Nha Trang, các mẫu bệnh phẩm của 4 bệnh nhân gửi vào từ Quảng Bình đều âm tính với virus Corona chủng mới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khẳng định, thông tin 4 người nhiễm virus Corona ở Ngọc Thụy là sai sự thật. Trong hôm nay (5/2/2020), Hà Nội có 2 ca nghi ngờ mới, 1 ở Ứng Hòa và 1 ca ở Nam Từ Liêm. Hiện ngành y tế Hà Nội đang cách ly, theo dõi 6 trường hợp nghi mắc nCoV, số người cần tiếp tục giám sát là 498 ca.
Tại BV Việt Đức cho tới hiện tại, không có trường hợp bệnh nhân nào nghi ngờ hoặc mắc nCoV đến khám và điều trị. Tuy nhiên, Giám đốc BV Việt Đức đã chỉ đạo phối hợp với BV Nhiệt đới TW về việc chuyển người bệnh nghi mắc nCoV để khám, chẩn đoán và điều trị . Theo đó, đối với những trường hợp nghi mắc nCoV có bệnh lý ngoại khoa phải phẫu thuật ngay, BV Việt Đức sẵn sàng phối hợp với BV Nhiệt đới TW hội chẩn để điều trị an toàn và hiệu quả cho người bệnh. BV đã chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, hóa chất, vật tư y tế kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời bố trí khu cách ly, khu điều trị riêng biệt nếu có trường hợp người bệnh nghi nhiễm nCoV tới khám, cần điều trị; BV cũng đã chuẩn bị 01 xe cấp cứu riêng biệt sẵn sàng vận chuyển người bệnh.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn gửi BV Chợ Rẫy, BVĐK tỉnh Thanh Hóa; BV Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà hoan nghênh và chúc mừng 03 Bệnh viện đã tổ chức tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị khỏi cho bệnh nhân nhiễm nCoV. Để kịp thời, khẩn trương rút kinh nghiệm chuyên môn trong điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV trong cả nước, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị 03 Bệnh viện trên copy toàn bộ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và các ý kiến nhận xét, góp ý, kiến nghị của bệnh viện về chuyên môn gửi trước ngày 06/02/2020 về Cục QLKCB (email: ngoctruongmoh@gmail.com)
Biểu đồ diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới từ ngày 1/2 đến ngày 5/2
Bộ Y tế vừa có văn bản 463-BYT/DP báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc sử dụng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông. Trong đó nhấn mạnh, tại những thời điểm có dịch bệnh nCoV như hiện nay, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình, yêu cầu. Đồng thời, tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế về phòng chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nói chung và nCoV nói riêng.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động tại các di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh (trừ trường hợp thực hiện nhiệm vụ theo phân công) để tránh tập trung đông người.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu tất cả các đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có) việc chấp hành các văn bản về tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCoV gây ra trong hoạt động lễ hội, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Thông tin của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tính đến 16h ngày 4/2/2020, trên địa bàn tỉnh ghi nhận tổng số trường hợp dương tính với nCoV là 4. Bao gồm 1 trường hợp ở huyện Tam Dương, 1 ở Tam Đảo và 2 ở Bình Xuyên. Hiện có 8 trường hợp nghi ngờ đang được theo dõi và giám sát tại BV Bệnh Nhiệt đới TW, TTYT huyện Tam Đảo, TTYT huyện Bình Xuyên. Tính đến ngày 4/2, tổng số trường hợp có liên quan, tiếp xúc gần với ca bệnh xác định đang được theo dõi là 84 ; Số trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV là 11.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên trò chuyện với người dân (đã tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính) tại khu cách ly đặc biệt
Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã đến làm việc tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc về công tác thu dung, cách ly bệnh nhân nghi nhiễm, những người đã tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với nCoV. Trước khi làm việc, Thứ trưởng và Đoàn công tác đã đi kiểm tra lại phòng khám dành riêng cho bệnh nhân nghi ngờ nCoV và khu cách ly đặc biệt đang theo dõi bệnh nhân nghi ngờ.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên cho biết, Lạng Sơn chuẩn bị 3 khu vực để đón nhận tất cả người Việt Nam trở về từ Trung Quốc để cách ly, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày. Ba khu vực cách ly được bố trí tại Trung đoàn 123; Tiểu đoàn Bộ binh 1 trực thuộc Trung đoàn 123 và Bệnh xá quân - dân y 24.Tính đến hiện tại, Trung đoàn 123 đã tiếp nhận khoảng 100 người để cách ly chặt chẽ từ việc kiểm tra y tế tại cửa khẩu, phân loại sức khỏe rồi chuyển đến các khu vực cách ly phù hợp..
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm trang thiết bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch nCoV. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ động triển khai các giải pháp, hỗ trợ bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cung ứng trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm,…Bộ Tài chính chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi, nhanh nhất về thủ tục thông quan nguyên liệu, trang thiết bị phòng, chống dịch…
Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho công tác xét nghiệm bệnh dịch nCoV, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các địa phương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 theo Quyết định số 181/QĐ-BYT Về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh do nCoV. Đồng thời, cập nhật các Hướng dẫn của CDC Hoa Kỳvà Hướng dẫn của Berline về xét nghiệm và sử dụng các loại sinh phẩm xét nghiệm bằng kỹ thuật real-time RT PCR để sẵn sàng thực hiện xét nghiệm nCoV tùy theo diễn biến của dịch bệnh.
Bộ Y tế chính thức công bố ca nhiễm nCoV thứ 10, là một bệnh nhân 42 tuổi, tên P.T.B, công nhân ở tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trước đó, bệnh nhân này có đến nhà N.T.D (người được xác định dương tính với nCoV trước đó). Bà B được xác định là tiếp xúc gần với bệnh nhân D.
Bằng sự chủ động trong giám sát và phòng chống dịch, dưới sự vận động và hướng dẫn của Y tế địa phương bệnh nhân B. đã được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để khám và cách ly cũng như lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm. Kết quả cho thấy, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus nCoV. Hiện tại bệnh nhân B được điều trị cách ly tại khu cách ly Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên và đang trong tình trạng ổn định.
Thủ tướng Chính phủ đã xuất cấp không thu tiền 5 tấn Chloramin B từ nguồn dự trữ quốc gia cho Bộ Y tế để cấp cho các đơn vị phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Sở Y tế Hải Phòng cho biết, 5/13 trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV đang được theo dõi cách ly tại đây thì có 3 trường hợp âm tính và đã được xuất viện. 2 trường hợp cũng cho kết quả âm tính nhưng phải chờ kết quả chính thức để cho ra viện, hiện đang được theo dõi tại khoa Truyền nhiễm, BV Trẻ em Hải Phòng. 8 ca còn lại đang được theo dõi, cách ly tại khoa Bệnh nhiệt đới, BV Hữu Nghị Việt Tiệp.
TS.BS Nguyễn Trung Anh – Giám đốc BV Lão khoa Trung ương cho biết, dù không phải là đơn vị y tế được giao nhiệm vụ tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, nhưng căn cứ vào tình hình dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp, BV đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm ứng phó với dịch bệnh, nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các địa phương, cơ quan đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp khử khuẩn tại các trụ sở, cơ quan, bệnh viện, nơi công cộng (bến tàu, bến xe) và tiếp tục khử khuẩn tại khu vực trường học trong 2 ngày cuối tuần ngày (ngày 8-9/2) nếu học sinh đi học trở lại. Các phường chủ động liên hệ với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn về việc phun thuốc khử trùng và chi phí sẽ do Hà Nội chi trả.
TS. Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, BV huy động tất cả cán bộ y tế tham gia công tác chống dịch nCoV, trong đó có 60 cán bộ trực tiếp chăm sóc, điều trị người dương tính và theo dõi giám sát người nghi ngờ. BV đã thành lập 2 đội cấp cứu cơ động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế và đoàn liên ngành gồm Tổng Cục Quản lý thị trường- Bộ công thương; Ban Chỉ đạo 389 quốc gia... đã đến làm việc với một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội để nắm bắt công tác sản xuất, nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch nCoV (dung dịch rửa tay, máy thở...
BS. Nguyễn Vũ Quốc Bình - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa cho biết: Nữ lễ tân L.Th.Th.H bị lây bệnh nCoV từ 02 bố con người Trung Quốc ở khách sạn N. (đường Tôn Đản, TP.Nha Trang) đã được điều trị khỏi. Ngành y tế địa phương đồng ý thông báo đến gia đình người bệnh làm thủ tục cho xuất viện trong chiều nay 4/2/2020.
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết sẽ cương quyết xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, tăng giá bất hợp lý vật tư y tế phòng chống dịch. Thanh tra Bộ Y tế đã lập 4 đoàn công tác tiến hành kiểm tra, nắm tình hình tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc là các thành phố lớn và các tỉnh có dịch theo công bố của Thủ tướng Chính phủ.
So sánh tỷ lệ TỬ VONG giữa bệnh COVID-19 với SARS-CoV trên thế giới
BSCKII. Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong tổng số 20 ca nghi nhiễm nCoV được cách ly theo dõi tại các cơ sở y tế của tỉnh, 12 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV, 8 trường hợp còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh chưa phát hiện ca bệnh dương tính với nCoV.
Ca thứ 9 nhiễm nCoV tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 30 tuổi là một trong 8 người được công ty cử sang Trung Quốc tập huấn tại Vũ Hán và mới được xác định dương tính với nCoV (trước đó có 4 người cùng đoàn đã xác định dương tính với nCoV). Hiện bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi tại BV Bệnh Nhiệt đới cơ sở Đông Anh trong tình trạng sức khoẻ ổn định.
Như vậy đến thời điểm này, Việt Nam đã có 9 ca dương tính với nCoV, trong đó có 2 trường hợp đã điều trị khỏi và được ra viện.
Sáng 4/2, bệnh nhân Li Zíchao, một trong hai người Trung Quốc đầu tiên mắc nCoV điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã được cho xuất viện. Đến dự và chúc mừng có PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế
Lào Cai xác nhận thêm 4 trường hợp nghi ngờ cho kết quả âm tính với nCoV. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lào Cai cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ TW chiều 3/2 đã gửi kết quả khẳng định thêm 4 trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc nCoV cho kết quả âm tính. Như vậy, Lào Cai đã có 10/19 trường hợp xác định là không mắc nCoV. Trước đó, 1 trường hợp nghi ngờ xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính ngày 28/1, 5 trường hợp khác xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính ngày 31/1.
Tính đến 22h00 ngày 3/2, đã có 53 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ GDĐT về việc quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch nCoV. Bộ GDĐT cho biết, việc các trường đại học cho phép sinh viên được lùi thời gian nhập học sau tết là phù hợp với Luật Giáo dục đại học trong đó thể hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Bộ đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến việc phòng, chống dịch nCoV: 078.678.3535
Đến hết ngày 3/2/2020 đã có 41 cơ sở kinh doanh bị xử lý vì có hoạt động tăng giá cao, “chặt chém” người dân mua khẩu trang y tế phòng ngừa dịch bệnh nCoV.
Người dân khi phát hiện các cơ sở lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán hàng cần thông báo ngay tới Cơ quan Công an nơi gần nhất, trang facebook Công an thành phố Hà Nội hoặc đường dây nóng của Tổng cục Quản lý thị trường (SĐT 1900.888.655) để cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.
Phạt nhà thuốc Mạnh Đức (đường Lý Thái Tổ, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) "găm" gần 2000 khẩu trang nhưng vẫn báo hết hàng, không bày bán. Đoàn kiểm tra phát hiện 39 hộp được cất giấu trong thùng carton có 1.950 khẩu trang y tế.
Ngoài ra, nhà thuốc này còn vi phạm khi không thực hiện việc mở sổ theo dõi hoạt động mua bán thuốc. Theo quy định, với cả 2 hành vi, nhà thuốc này sẽ bị xử phạt hành từ 28 - 30 triệu đồng và tước giấy phép từ 3 - 6 tháng. Hiện, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk đang xem xét để ra quyết định xử lý đối với nhà thuốc này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch nCoV cho biết tại cuộc họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch chiều 3/2: Việt Nam đủ năng lực ngăn chặn dịch bệnh nCoV. Trong thời gian tới, dịch bệnh này còn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và lan nhanh ra nhiều nước. Cùng với sự phát triển của các thiết bị xét nghiệm mới giúp phát hiện người mắc bệnh nhanh hơn, ở trong nước có thể xuất hiện thêm nhiều trường hợp dương tính với virus nCoV, song với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, với trình độ và năng lực đã được minh chứng, ngành y tế Việt Nam tự tin sẽ đủ khả năng ngăn chặn dịch bệnh này.
TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp khẩn lên kế hoạch lập 2 bệnh viện dã chiến phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Cụ thể bệnh viện dã chiến thứ nhất có 300 giường bệnh tại Trường Quân sự thành phố ở ấp Bàu Đưng, Nhuận Đức, huyện Củ Chi với ít nhất 20 giường hồi sức tích cực. Bệnh viện dã chiến thứ hai có 200 giường bệnh tại xã Phú Xuân, Nhà Bè có ít nhất 10 giường hồi sức tích cực.
Mục đích thành lập bệnh viện dã chiến nhằm tiếp nhận, theo dõi, chăm sóc và điều trị các trường hợp nghi ngờ và bệnh nhân mắc bệnh do nCoV khi dịch bệnh lan ra cộng đồng. Các bệnh viện này sẽ được sử dụng khi số ca mắc bệnh do nCoV ở cùng một thời điểm trên địa bàn thành phố lớn hơn 500 ca, vượt quá khả năng thu dung điều trị tại các khoa cách ly của các bệnh viện thành phố, quận huyện.
TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh vừa đi kiểm tra công tác cấp cứu điều trị, chăm sóc bệnh nhân, cách ly bệnh nhân dương tính với nCoV và theo dõi bệnh nhân cần giám sát tại BV Bệnh Nhiệt đới TW. Bệnh viện cho biết đã huy động tất cả cán bộ y tế tham gia công tác chống dịch nCoV, trong đó có 60 cán bộ trực tiếp chăm sóc, điều trị người dương tính và theo dõi giám sát người nghi ngờ. BV đã thành lập 2 đội cấp cứu cơ động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC)- Sở Y tế Quảng Bình vừa lấy mẫu xét nghiệm 4 trường hợp nghi nhiễm virus corona, bệnh phẩm được gửi về viện Paster Nha Trang để xét nghiệm. 4 bệnh nhân trên hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới với các triệu chứng của bệnh viêm phổi. Hiện sức khỏe của những người này ổn định, có trường hợp đã qua 14 ngày. Điều tra dịch tễ cho thấy, trong 4 trường hợp trên có 1 người về từ Trung Quốc, 1 người về từ Mỹ, nhưng có quá cảnh tại Hồng Kông. Hai người còn lại có tiếp xúc với những người nói trên.
Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đến 18h00 ngày 3/2/2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội: Số trường hợp mắc: 0; Số trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút nCoV: 29; Số trường hợp đã xét nghiệm âm tính với nCoV: 27; Số trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ: 2; Tổng số trường hợp tiếp xúc gần: 106; Số trường hợp phải giám sát y tế: 5; Số trường hợp kết thúc giám sát y tế: 101; Số nghi ngờ phát hiện đến 15h trong ngày 3/2/2020 là: Đông Anh: 01, Đống Đa: 01
BSCK2 Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, thông tin 33 người tử vong do nCoV tại BV Chợ Rẫy là hoàn toàn bịa đặt. Bệnh viện đã trình báo công an để điểu tra về hành vi bịa đặt này.
BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng hoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 cũng cho biết: BV Nhi đồng 1 hiện chưa điều trị cho bệnh nhi nào nhiễm virus nCoV. Trước đó, có hai bé có nguy cơ, cần cách ly xét nghiệm đều âm tính. Hiện nay không còn cách ly bé nào. Mọi thông tin khác là nhảm nhí.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình cập nhật thông tin cho hay, đến thời điểm này có 4/5 trường hợp có kết quả âm tính với nCoV. Đến nay, tỉnh Thái Bình chưa có trường hợp nào nhiễm nCoV.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng các đơn vị liên quan đã đến làm việc, nắm bắt tình hình và đôn đốc một số đơn vị sản xuất trong nước trên địa bàn Hà Nội đẩy nhanh công tác sản xuất cung ứng khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ và vật tư y tế phòng dịch.
Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng BCĐ điều hành giá về tình hình giá cả dịp Tết nguyên đán và điều hành giá quý I/2020, trong đó yêu cầu, đáp ứng nhu cầu người dân đối với các vật tư tiêu dùng phục vụ phòng chống dịch nCoV như khẩu trang, nước sát khuẩn tay…Lực lượng quản lý thị trường các cấp, cơ quan thanh tra tài chính và các cơ quan chức năng khác kiểm tra trên phạm vi toàn quốc và xử phạt nghiêm các trường hợp không niêm yết giá, không bán đúng giá niêm yết và các hành vi vi phạm khác…
Tổng hợp của Văn phòng Bộ Y tế sau 24 giờ đầu tiên tiếp nhận thông tin phòng chống dịch cho thấy, đã có 18.646 cuộc gọi đến đường dây nóng 19009095 để tư vấn. Bộ Y tế cho biết, đường dây nóng 19009095 có 80 người tham gia giải đáp tính đến hết 24h.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân thông tin đúng, chính xác, ngắn gọn khi gọi đến đường dây nóng, tránh những thông tin quấy rối, không hợp tác.
Nghệ An: Chấm dứt kinh doanh dược phẩm đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Nhân Hoà Thành Đạt, số 1 Đường Cao Thắng, TP Vinh, Nghệ An vì không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không được lợi dụng dịch bệnh tăng giá khẩu trang, vật tư phục vụ chống dịch.
Tin từ BS Lê Văn Sỹ, Giám đốc BVĐK tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng của bệnh nhân nữ điều trị tại bệnh viện sức khỏe của bệnh nhân đã phục hồi, ngày thứ 5 hết sốt, không ho, không tức ngực, các chỉ số xét nghiệm hóa sinh trong giới hạn bình thường; bệnh nhân được ra viện vào sáng nay. Toàn bộ chi phí điều trị cho người bệnh đều được miễn giảm.
Việt Nam phát hiện thêm một ca mắc nCoV, nâng tổng số người mắc bệnh này lên 8. Ca dương tính thứ 8 với nCoV tại Việt Nam là chị V.H.L, 29 tuổi, trú tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân có tiền sử dịch tễ đi cùng 7 người Việt Nam được Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Vũ Hán tập huấn và cùng trở về sân bay Nội Bài ngày 17/01 trên chuyến bay CZ8315 của Southern China. Trong đó có 3 trường hợp đã xác định dương tính với nCoV, đang cách ly, điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TW và BVĐK tỉnh Thanh Hoá. Kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ TW, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với nCoV. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh trong tình trạng ổn định.
TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã đi kiểm tra công tác cấp cứu điều trị, chăm sóc bệnh nhân, cách ly bệnh nhân dương tính với nCoV và theo dõi bệnh nhân cần giám sát tại BV Bệnh Nhiệt đới TW. Báo cáo của BV cho biết đã huy động tất cả cán bộ y tế tham gia công tác chống dịch nCoV, trong đó có 60 cán bộ trực tiếp chăm sóc, điều trị người dương tính và theo dõi giám sát ngươi nghi ngờ. BV thành lập 2 đội cấp cứu cơ động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.
Sở Y tế Yên Bái cho biết, bệnh nhân N.T.T.H 30 tuổi nghi nhiễm nCoV đã được xác định âm tính với nCoV. Trước đó, chị H từ Trung Quốc về Yên Bái ngày 22/1/2020 đến ngày 30/1/2020 có biểu hiện sốt, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi và được đưa vào BVĐK tỉnh Yên Bái. Tại đây, bệnh nhân được khám sàng lọc, điều trị, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Hiện, bệnh nhân đã hết ho, sốt sức khỏe ổn định và dự kiến ngày mai sẽ được ra viện.
Cùng có kết quả xét nghiệm vào chiều tối 2/2, bệnh nhân Lê Văn Thạch (19 tuổi) cũng có kết quả âm tính với nCoV. Như vậy, đến thời điểm hiện tại Yên Bái chưa có bệnh nhân nhiễm nCoV.
Công an huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã triệu tập Nguyễn Quý Trọng (SN 1990; trú tại Ngọc Than, Ngọc Mỹ, Quốc Oai) để làm rõ vụ việc đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh do nCoV trên facebook cá nhân, gây hoang mang dư luận. Theo quy định, hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng có mức xử phạt 20-30 triệu đồng. Hiện nay các đơn vị nghiêp vụ Công an TP. Hà Nội đã lên danh sách các chủ tài khoản facebook đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh do nCoV và sẽ tiếp tục xử lý trong thời gian tới.
Ngày 2/2/2020, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã kiểm tra, xử lý 1.136 vụ vi phạm về giá tại các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, nhà thuốc; tạm giữ 313.746 khẩu trang các loại.Như vậy, trong 3 ngày, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 1.221 vụ. Tạm giữ 318.616 chiếc khẩu trang (không kể số 94.000 chiếc do Cục QLTT TP.HCM xử lý đối với Công ty TNHH Thiết bị y tế Thời Thanh Bình).
Để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới, Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội thông báo cho các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non và trung tâm giáo dục thường xuyên được nghỉ học từ ngày 03/02/2020 đến hết ngày 09/02/2020. Đến thời điểm này, theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận trường hợp mắc nCoV. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV là 27; số trường hợp đã xét nghiệm âm tính với nCoV là 15; số trường hợp đang được tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ là 12.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành công điện số 156/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong đó nêu rõ: Hạn chế tập trung đông người; các tỉnh đã công bố dịch dừng tất cả lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc; quyết định cho học sinh nghỉ học. Trong đó chỉ đạo Bộ Y tế: Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan tổ chức thực hiện biện pháp cách ly y tế 14 ngày đối với công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc; trường hợp nghi ngờ phải thực hiện ngay xét nghiệm sàng lọc và điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh nhân nhiễm bệnh trên tinh thần 4 tại chỗ. Đẩy mạnh việc tập huấn chuyên môn phòng, chống dịch cho các địa phương, bảo đảm xử lý tại chỗ, hạn chế việc lây chéo; chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan và các địa phương kiểm tra phương tiện, trang thiết bị, vật tư, thuốc,… phục vụ phòng, chống dịch, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ.
BS. Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, nữ bệnh nhân là du học sinh trở về từ TP.Vũ Hán (Trung Quốc) nhập viện và thực hiện cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vào chiều 31.1 đã có kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân này âm tính với nCoV và được chẩn đoán mắc cúm mùa. Bệnh viện đã thu xếp để bệnh nhân được xuất viện theo yêu cầu vào 15h ngày hôm nay.
Theo Bộ Y tế, tính từ 07h00 sáng đến 15h00 chiều ngày 02/02/2020, hai tổng đài đường dây nóng của Bộ Y tế - nơi tiếp nhận các thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (1900 3228 và 1900 9095) đã tiếp nhận 5511 cuộc gọi đến của người dân, ước đạt kết nối thành công 95,1%, thời điểm cao nhất là 1209 cuộc gọi/giờ.
Hai tổng đài của Bộ Y tế là 1900 3228 và 1900 9095 đều hoạt động 24/7. Riêng trong ngày 02/02/2020 có 21 người trực online. 80% các cuộc gọi tập trung vào các nội dung như: Dấu hiệu triệu chứng của bệnh và cách phòng chống; Phát hiện về người nghi nhiễm bệnh và khai báo y tế; Thủ tục nhập cảnh trong thời gian có dịch; Thông tin phát hiện nơi bán khẩu trang giá cao và tình hình khẩu trang khan hiếm trên thị trường; Các địa chỉ xét nghiệm.
15:09, 02-02-2020
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An - Dương Đình Chỉnh dẫn đầu đoàn công tác đi thị sát việc cung ứng khẩu trang và các vật tư y tế khác liên quan đến phòng chống dịch nCoV. Qua quá trình kiểm tra phát hiện tại nhà thuốc Linh Chi 4 có địa chỉ tại Ki ốt số 34-35 Chợ ga Vinh, phường Lê Lợi, TP Vinh bán khẩu trang y tế Luxury (loại 1 bao 2 cái) cho khách hàng với giá 30.000 đồng. Chủ cơ sở lý giải do khan hàng, nhập giá cao nên bán cao. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chỉ xuất trình được giấy phép kinh doanh, không có giấy phép hành nghề do Sở Y tế cấp; không xuất trình được hoá đơn nhập hàng khẩu trang và một số mặt hàng thuốc khác. Đoàn công tác tiến hành lập biên bản, phạt, yêu cầu cơ sở ngừng kinh doanh và thu hồi giấy phép.
BSCKII. Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy cho biết, dự kiến trong tuần tới bệnh nhân Lizhichao (1992) có thể sẽ được xuất viện. Còn bệnh nhân LiDing (1954) cần theo dõi và chờ thêm kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, hiện sức khoẻ bệnh nhân LiDing đã ổn định, bệnh nhân không sốt, không phải thở oxy, tự sinh hoạt, các xét nghiệm sinh hoá bình thường...
Sáng ngày 2/2, BV Trung ương Huế đã diễn tập chủ động phòng, chống dịch bệnh nCoV để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh trong các tình huống có thể xảy ra trên thực tế. Sau buổi diễn tập sẽ rút kinh nghiệm, phối hợp các đơn vị liên ngành chặt chẽ để công tác phòng, chống dịch ngày một hiệu quả hơn, ngăn chặn dịch bệnh vì sức khỏe của người dân.
Thanh tra Bộ Y tế vừa có công văn gửi Thanh tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý giá thuốc nói chung, các thuốc kháng virus nói riêng, tránh đầu cơ, nâng giá các mặt hàng trang thiết bị, vật tư đang lưu hành trên thị trường phục vụ phòng chống dịch. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
Sáng 2/2/2020, Chánh thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Mạnh Cường ký quyết định thành lập 4 đoàn công tác trọng điểm: Hà Nội, TP HCM, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa để kiểm tra nắm tình hình phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Trong đó, bao gồm các nội dung, liên quan công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm, trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuốc, hóa chất, khẩu trang...phục vụ công tác phòng chống dịch.
Bộ Y tế tiếp tục có công văn hoả tốc lần 2 yêu cầu các cơ sở sản xuất vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch trước 16h chiều nay khẩn trương báo cáo tình trạng sản xuất, năng lực sản xuất thực tế, tiêu chuẩn sản phẩm, số lượng tồn kho và khả năng đáp ứng phục vụ cho công tác phòng chống dịch nCoV. Bộ Y tế sẽ phối hợp với các Sở Y tế xử lý nghiêm các đơn vị không gửi hoặc gửi báo cáo không đúng thời hạn. Hiện, mới có 19/39 đơn vị gửi báo cáo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới Quảng Ninh kiểm tra công tác phòng, chống dịch do nCoV gây ra. Phó thủ tướng động viên người nhập cảnh về nước phải thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Đối với bà con sang Trung Quốc làm ăn, buôn bán giờ trở về nước, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Ninh, TP. Móng Cái thực hiện khám sàng lọc, kiểm dịch, cách ly thật nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế, không để mầm bệnh đi sâu vào bên trong nội địa.
Theo Công an TP.Hà Nội, trong ngày 01/02, lực lượng chức năng đã xử lý 16 cửa hàng và 02 cá nhân có hành vi bán giá cao, “chặt chém” người dân.
Người dân khi phát hiện hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán hàng cần thông báo ngay tới Cơ quan Công an nơi gần nhất, trang facebook Công an thành phố Hà Nội hoặc đường dây nóng của Tổng cục Quản lý thị trường (1900.888.655) để cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.
Từ 7 giờ sáng ngày 2/2/2020, Bộ Y tế sẽ có thêm đường dây nóng 1900 9095 để tư vấn người dân các biện pháp phòng, chống dịch nCoV. Các cuộc gọi đến đường dây này đều miễn phí.
Đường dây nóng 19009095 hoạt động song song với đường dây nóng 1900 3228 và các đường dây nóng của 21 bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV.
GS. Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến ngày 1/2, ngoài 2 trường hợp dương tính người Trung Quốc điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (1 người đã khỏi bệnh), TP.HCM còn có 5 người cùng gia đình ở Vũ Hán đi du lịch ở Cái Bè, Tiền Giang có dấu hiệu sốt, đang được theo dõi với dấu hiệu sức khoẻ ổn định. Ngoài ra, một trường hợp khác có quá cảnh ở Vũ Hán sau đó đến TP.HCM cũng đang nghi nhiễm và đã lấy mẫu xét nghiệm đang chờ kết quả. Hiện tại đã thực hiện toàn bộ việc giám sát cách ly bệnh nhân và cả những người tiếp xúc. Tuy chưa có kết quả nhưng người này được giám sát như ca mắc bệnh.
Cục Hàng không Việt Nam đã hủy toàn bộ phép bay đã cấp và tạm dừng cấp phép các chuyến bay mới cho các hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài khai thác giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông từ thời điểm 13h00 phút ngày 01 tháng 02 năm 2020. Việc cấp lại phép bay sẽ được Cục Hàng không Việt Nam thông báo đến các hãng sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo: 100% học sinh Trung học Phổ thông trong tỉnh sẽ được cấp phát khẩu trang miễn phí. Dự kiến tuần tới, sẽ có 300 nghìn khẩu trang được cấp phát miễn phí đến học sinh.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký quyết định thành lập tạm thời bệnh viện cách ly đặc biệt, phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Bệnh viện được xây dựng tại TP Móng Cái, quy mô 500 giường, với các trang thiết bị tốt nhất, đảm bảo hiệu quả tối đa trong hoạt động tiếp nhận, khám, điều trị. Chậm nhất ngày 3/2 bệnh viện sẽ hoàn thiện lắp đặt thiết bị để đưa vào vận hành, phục vụ hoạt động diễn tập, xử lý các tình huống phát sinh.
Trang thiết bị y tế đã được trang bị của bệnh viện cách ly tạm thời tại Trung tâm y tế Tp. Móng Cái, Quảng Ninh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Trong quyết định có nêu: Công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam. Đây là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng nCoV gây ra, thời gian xảy ra dịch từ ngày 23-01-2020 (thời điểm xác định ca đầu tiên mắc bệnh do nCoV). Địa điểm và quy mô xảy ra dịch: Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa (đã có 6 trường hợp mắc bệnh). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 05/CT-TTg, số 06/CT-TTg và Công điện số 121/CĐ-TTg; các chỉ đạo của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Cục Quản lý thị trường Đồng Nai vừa kiểm tra, xử lý 03 nhà thuốc trên địa bàn vi phạm niêm yết giá và găm hàng, đẩy giá đối với mặt hàng khẩu trang y tế.
Ông Chu Quang Hào - Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho biết, từ ngày 1/2/2020 VietnamPost sẽ tạm dừng việc chấp nhận, vận chuyển ra nước ngoài các mặt hàng như khẩu trang y tế, nước sát trùng, găng tay y tế. Việc này nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh nCoV, đảm bảo quyền lợi của mọi người dân trong việc bảo vệ sức khỏe.
Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCoV) gây ra.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp số mắc bệnh và tử vong. Kế hoạch phân loại cấp độ dịch bệnh thành 4 cấp độ.
Trong đó, cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xâm nhập; Cấp độ 2: Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn Thành phố; Cấp độ 3: Dịch bệnh lây lan trên địa bàn Thành phố với trên 20 trường hợp mắc; Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc.
Bệnh viện E cho biết, 2 bệnh nhân nghi nhiễm nCoV điều trị tại Bệnh viện E có kết quả xét nghiệm âm tính (không mắc bệnh). 2 bệnh nhân đều là nam giới, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội . 1 trường hợp 26 tuổi, vừa từ Đài Loan về nước, vào viện lúc 23h20 ngày 24/01 vớitriệu chứng sốt, đau họng, đau mỏi người, không khó thở. Bệnh nhân nam khác 23 tuổi, vào viện 8h ngày 25/01 với triệu chứng: sốt 3 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, ho, không khó thở... Bệnh nhân làm nghề kinh doanh, yếu tố dịch tễ không rõ ràng (có tiếp xúc với người Trung Quốc).
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo giữ nguyên giá bán khẩu trang và các trang thiết bị y tế khác. "Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, yêu cầu rút giấy phép kinh doanh, đây là quyền hạn của ngành Y tế. Nếu người dân có bằng chứng cửa hiệu tăng giá, không cần thanh tra kiểm tra, đề nghị Bộ Y tế rút giấy phép kinh doanh ngay lập tức. Đây là vấn đề kỷ cương, đạo đức, cần thực hiện nghiêm túc” - Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông không nhận bưu kiện, chuyển bưu kiện chứa khẩu trang, nước sát trùng, thuốc sát trùng… ra nước ngoài. Xử lý thật nghiêm các trường hợp cố tình trục lợi từ dịch nCoV, đảm bảo sức khoẻ người dân được đảm bảo, không để lây lan trong cộng đồng.
- TS.BS Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, theo kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân HHT (hiện đang cách ly theo dõi và điều trị tại Trung tâm bệnh nhiệt đới Bệnh viện đa khoa Nghệ An) âm tính với nCoV. Bệnh nhân này được xác định mắc Cúm B, một chủng cúm thông thường.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai cho biết, kết quả xét nghiệm xác định thêm 5 trường hợp âm tính với nCoV. Trước đó, ngày 26-1 đã có 1 trường hợp âm tính. Như vâỵ, trong tổng số 11 bệnh nhân được cách ly theo dõi tại các BV ở Lào Cai đã có 6 trường hợp âm tính.
- Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác phòng chống bệnh do nCoV. 4 đoàn này sẽ thực hiện kiểm tra đột xuất tất cả các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, kể công lập và ngoài công lập. Trong đó 2 đoàn sẽ kiểm tra các bệnh viện và 2 đoàn kiểm tra các TTYT quận, huyện, thị xã.
Bộ Y tế đã công bố dịch bệnh do nCoV tại Khánh Hoà, sau khi tỉnh này xác nhận trường hợp đầu tiên dương tính với nCoV, nâng tổng số người mắc bệnh ở Việt Nam lên 6 trường hợp. Đó là bệnh nhân nữ 25 tuổi, trú tại xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà, là lễ tân khách sạn, đã có tiếp xúc gần với 02 bệnh nhân Trung Quốc nhiễm nCoV và đang điều trị tại Việt Nam. Bệnh nhân nữ khởi phát ngày 18/01 với triệu chứng ho, sốt, kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV (ngày 31/01/2020). Hiện sức khỏe của bệnh nhân ổn định.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 172/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ công tác phòng, chống dịch bệnh do virus nCoV gây ra. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ cập nhật thông tin về tình hình phòng, chống dịch bệnh do nCoV, hằng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 06/CT-TTg; đề xuất với Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phương án phòng, chống dịch bệnh do nCoV.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh do virus nCoV chủ trì cuộc họp triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh này. Các thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận việc triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh như: Bảo đảm khẩu trang; kiểm soát cửa khẩu; tổ chức lễ hội; quản lý trường học; có nên ban bố tình trạng khẩn cấp hay không?
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã họp và quyết định không tổ chức lễ khai mạc Lễ hội đền Trần năm 2020 dự kiến sẽ diễn ra vào tối 6-2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, thuộc xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà).
- BHXH Việt Nam có Công văn đề nghị BHXH các địa phương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân chủ động phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở KCB trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ BHYT được kịp thời KCB hoặc chuyển tuyến KCB BHYT khi nghi ngờ nhiễm virus nCoV, thực hiện việc giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT theo đúng quy định. Đồng thời, thực hiện ngay việc tạm ứng kinh phí cho các cơ sở KCB, đặc biệt là BHXH các tỉnh có người bệnh được phát hiện nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus nCoV.
- Tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã diễn ra cuộc họp bàn, các chuyên gia trong lĩnh vực xét nghiệm đến từ WHO,CDC, Viện VSDTTW, BV Bệnh Nhiệt đới TW, BV Bạch Mai, BV Nhi TƯ....đã cùng nhau bàn và thảo luận về công tác xét nghiệm các mẫu nghi nhiễm nCoV, quy trình xét nghiệm, việc chuẩn hoá quy trình để đảm bảo chất lượng xét nghiệm...
Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị căn cứ vào tình hình thực tế dịch bệnh do virus nCoV, các sở GD-ĐT, các đại học, học viện, trường ĐH, CĐ sư phạm và trung cấp sư phạm xem xét, quyết định cho học sinh, sinh viên tạm thời nghỉ học và có kế hoạch học bù để đảm bảo chương trình giáo dục.
Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị chủ động ổn định kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán; đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước các vật tư, trang thiết bị phòng dịch, khẩu trang, nước rửa tay... Không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng giá.
Thủ tướng chỉ thị tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh do virus nCoV gây ra. Thủ tướng Chỉ thị Bộ Y tế: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất việc công bố tình trạng khẩn cấp về y tế do dịch bệnh này gây ra tại Việt Nam. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp chủ động phòng bệnh. Rà soát, bảo đảm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch. Chỉ đạo các đơn vị chủ động sản xuất trang thiết bị phòng dịch; cung ứng đủ phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch, trước hết là cho các địa phương biên giới.Xây dựng kịch bản về diễn biến của dịch và kế hoạch, biện pháp ứng phó và kiểm soát dịch bệnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 02 tháng 02 năm 2020.
- PGS.TS Trần Đắc Phu – Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế thông tin cho báo chí: Việt Nam hiện chưa thấy có ca bệnh nhiễm nCoV do lây lan trong cộng đồng. Tất cả 5 ca bệnh đều là các ca bệnh xâm nhập, kể cả 2 cha con người Trung Quốc là do tiếp xúc rất gần mới nhiễm bệnh. Chúng ta có đáp ứng thích hợp với dịch bệnh này.
- Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, để hỗ trợ người dân tiếp cận đường dây nóng 19003228 phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV, Bộ TT&TT đã yêu cầu doanh nghiệp miễn cước gọi đến số dịch vụ này từ 0h ngày 1/2/2020.
Tổng cục Quản lý thị trường đã có văn bản hỏa tốc về việc tăng cường phòng chống dịch do nCoV, yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý trên địa bàn để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để mua vét, mua gom hàng hóa.
Tại cuộc họp, Ban Bí thư trung ương Đảng yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung chỉ đạo, huy động điều kiện, phương tiện, mọi biện pháp phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh do virus vCoV, không để ảnh hưởng tới cuộc sống người dân và phát triển kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài.
Bộ Y tế đã có công văn gửi Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Giám đốc Sở Y tế Thanh Hoá về việc quản lý, điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.
Hiện nay trên mạng xã hội có tin đồn về trường hợp bệnh nhân ở Vĩnh Phúc tử vong đang điều trị ở BV Bệnh viện Nhiệt đới TW. Sau khi kiểm chứng, đây là tin đồn thất thiệt, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên chia sẻ lan truyền thông tin này gây hoang mang, lo lắng.
- TS.BS Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đang cách ly và vừa lấy mẫu bệnh phẩm của 1 nữ bệnh nhân gửi đi xét nghiệm do nghi ngờ nhiễm nCoV. Bệnh nhân quê ở Quế Phong, đang là lao động tại Quảng Đông, Trung Quốc về quê ăn Tết.
- Ông Lê Quang Thọ - PGĐ Sở Y tế Phú Thọ bác tin đồn có trường hợp nghi nhiễm nCoV đang điều trị tại BVĐK Phú Thọ. Hiện BV chưa tiếp nhận, cách ly trường hợp nào nghi nhiễm nCoV và cũng không có du học sinh nào trở về từ Vũ Hán đến BV khám bệnh. Thông tin trên là hoàn toàn bịa đặt.Về trường hợp chị T, khu 3, xã Quang Húc, huyện Tam Nông từ Vũ Hán về nước đêm 7/1, đến 25/1, cảm thấy người không được khỏe. Đội phản ứng nhanh của huyện Tam Nông đã lập tức có mặt và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đến sáng 31/1, chị T và những người tiếp xúc với chị T hoàn toàn khỏe mạnh.
Ở Geneva (Thụy Sĩ), WHO tuyên bố sự bùng phát chủng virus nCoV từ Trung Quốc là "TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Y TẾ TOÀN CẦU".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì cuộc họp báo ở trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ chiều 30-1 (giờ địa phương) - Ảnh: REUTERS.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình tiếp nhận 1 bệnh nhân đã từng lao động tại Tp. Vũ Hán, Trung Quốc đang về nghỉ Tết có biểu hiện chảy nước mũi, đau đầu. Bệnh nhân đã có ý thức tìm đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình khám và đã được lấy mẫu xét nghiệm gửi lên Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương. Hiện, bệnh nhân đang được cách ly và theo dõi chặt chẽ tại BVĐK tỉnh Thái Bình.
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 255/QĐ-BYT về việc thành lập Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp do virus nCoV. Theo đó, sẽ có 45 đội cơ động chống dịch gồm 25 đội của các bệnh viện trong ngành y tế và 20 đội của các bệnh viện trong quân đội. Các đội chống dịch cơ động thực hiện theo Lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh.
- Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu các bệnh viện quân y, cơ sở y tế trong quân đội khẩn trương rà soát về vật tư y tế, nhân lực, duy trì tổ công tác tiền phương, thành lập các bệnh viện dã chiến, tổ cơ động phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng cứu chữa người nhiễm bệnh…bảo đảm Quân đội là lực lượng tiên phong cùng ngành Y tế cả nước phòng, chống hiệu quả dịch viêm phổi cấp do virus nCoV gây ra.
- BS. Lê Văn Sỹ, Giám đốc BVĐK tỉnh Thanh Hóa cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Tr., 25 tuổi, người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus nCoV sức khỏe đang hồi phục tốt, hết sốt ngày thứ 3. Bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc, cách ly theo đúng phác đồ và quy định của Bộ Y tế.
- PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi TW cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ của bệnh nhân 10 tuổi người Trung Quốc đã cho kết quả ÂM TÍNH với virus nCoV.
BS. Huỳnh Văn Dõng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa khẳng định: phòng, chống dịch là nhiệm vụ hàng đầu nên các chỉ đạo của Bộ Y tế và tỉnh Khánh Hòa được cán bộ y tế thực hiện nghiêm. Cơ số thuốc men, phương tiện y tế luôn sẵn sàng. Hiện tại, chưa có bất kỳ người nào bị nhiễm virus nCoV ở Khánh Hòa. Nói có người nhiễm là tin đồn, gây mất ổn định tình hình.
- Sở Y tế Hải Phòng cho biết, địa phương này phát hiện 2 ca bệnh theo dõi, nghi viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus nCoV gây ra. Hiện hai bệnh nhân đang điều trị tại khu vực cách ly, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng.
- Phát biểu tại cuộc họp do Thủ tướng chủ trì về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Cuộc họp sẽ dành 2/3 thời gian để đề xuất, thảo luận các biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn nữa, để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, với tinh thần chống dịch như chống giặc, không để tình trạng chủ quan trong phòng chống dịch.
- Theo thông tin tại cuộc họp Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tính đến 15h20 ngày 30-1-2020, các mẫu xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả thêm 03 ca nhiễm nCoV dương tính là công dân Việt Nam, cả 3 bệnh nhân đều trở về từ Vũ Hán. 01 ca đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 02 trường hợp còn lại đang cách ly và điều trị tại cơ sở 2 của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đối với những người đã tiếp xúc với các bệnh nhân này, ngành y tế đang cách ly, theo dõi.
Bộ Y tế ra Công văn số 369/BYT-TT-KT về tăng cường tuyên truyền vận động phòng, chống bệnh do nCoV gửi Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Phát thanh Truyền hình 63 tỉnh, thành phố, nhằm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, giảm đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe lãnh đạo BV Bệnh Nhiệt đới TW báo cáo công tác chuẩn bị phòng, chống nCoV (sáng 23/1/2020).
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh do virus nCoV gây ra. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam là Trưởng Ban Chỉ đạo. Phó Ban chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (thường trực) và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch do virus nCoV trên toàn quốc...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã khẩn cấp tới Nha Trang kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh do virus nCoV. Đây là một trong số địa phương có số lượng lớn bệnh nhân đang bị cách ly do nghi nhiễm viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp bàn các giải pháp ứng phó với dịch bệnh do virus nCoV. Hiện, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc nCoV. 14 trường hợp có tiền sử đi từ vùng dịch về, có triệu chứng sốt, ho đã được cách ly, hiện tại sức khoẻ đều ổn định, không có bệnh nhân nặng, 3 trường hợp đã khỏi bệnh, hết triệu chứng, 1 trường hợp có xét nghiệm ÂM TÍNH với nCoV, các trường hợp khác đang chờ kết quả xét nghiệm.
PGS.TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An bác bỏ thông tin trên mạng xã hội cho rằng, đã phát hiện bệnh nhân bị nhiễm bệnh do virus nCoV tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An 21/21 huyện, thành, thị đã thành lập một đội phản ứng nhanh để ứng phó với dịch bệnh này.
Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang thông báo cho BVĐK TW Quảng Nam cho biết, chị P.T.HT, tiếp viên hàng không, nhập viện ngày 24/1/2020 là ÂM TÍNH với vius nCoV, chị T. chỉ nhiễm cúm B.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng đã ký Công văn số 79-CV/TW gửi: Các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương... Công văn yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống dịch bệnh do virus nCoV
Thiết lập Hệ thống Hội nghị trực tuyến có điểm cầu Trung tâm là Bộ Y tế và 20 điểm cầu là các Bệnh viện để điều hành hoạt động phòng chống dịch bệnh từ 29-1-2020 theo sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp chiều 28-1, với sự phối hợp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Đà Nẵng cho xuất viện 24 trường hợp nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov tại địa phương này. Trong đó 10 trường hợp người nước ngoài và 14 trường hợp người Việt Nam. Hiện, Đà Nẵng đang theo dõi 28 trường hợp nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov (12 trường hợp người nước ngoài, và 16 trường hợp người Việt Nam), không có trường hợp nặng.
Bộ Y tế có Công văn số 98/KCB-QLCL&CĐT yêu cầu các đơn vị công bố danh sách và địa chỉ các cơ sở có khả năng thu dung và điều trị viêm phổi do Corona virus. Thành lập Ban Chỉ đạo, Đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh nCoV, công bố số điện thoại đường dây nóng để chỉ đạo kịp thời... Cùng ngày, các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm khu vực phía Bắc vẫn tiếp tục họp tại Cục Quản lý khám chữa bệnh về công tác điều trị, chăm sóc, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh do nCoV.
15h11, ngày 29-1-2020, Bộ Giao thông vận tải ban hành chỉ thị về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tạm thời ngừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch của Trung Quốc và ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch đến Việt Nam.
Bộ Công an có Điện gửi các đơn vị yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu đường bộ, đường không, đường biển (cả người và hàng hóa, đặc biệt là nghiêm cấm việc nhập, vận chuyển động vật hoang dã vào Việt Nam), có biện pháp soi chiếu, sàng lọc, kiểm dịch y tế nghiêm ngặt tại các cửa khẩu.Tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh; chủ động kế hoạch, phương án phòng, chống, tham gia dập tắt dịch bệnh và bảo đảm an ninh, trật tự trong tình huống có dịch bệnh bùng phát tại nước ta.
Bộ VH-TT-DL cũng ra công điện yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tạm dừng tổ chức các đoàn khách du lịch tới các tỉnh, thành phố đang có dịch, có người nhiễm bệnh và không đón khách du lịch từ vùng có dịch vào Việt Nam. Đối với khách du lịch Trung Quốc đang thực hiện chương trình du lịch tại Việt Nam phải thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, theo dõi chặt lịch trình, tình hình sức khỏe và khuyến nghị hạn chế di chuyển. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh cần chủ động phối hợp với các cơ sở y tế địa phương thực hiện cách ly theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định khen thưởng các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vì đã nỗ lực cấp cứu và điều trị, điều trị thành công cho bệnh nhân người Trung Quốc mắc viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV.
BS.CK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy thay mặt cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Bộ Y tế đã có những chỉ đạo khẩn cấp kịp thời trong công tác phòng chống nCoV. Chính vì chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Bộ Y tế và cả hệ thống chính trị vào cuộc nên đến thời điểm này, việc phòng chống nCoV nói chung và tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng mới vững vàng.
Đây là thành tích chung của cả ngành Y tế chứ không riêng gì của Bệnh viện Chợ Rẫy - BS. Thức
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có Công văn số 362/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế 63 tỉnh, thành, Y tế các ngành yêu cầu: Sẵn sàng phân loại người bệnh khi người dân đến đăng ký khám chữa bệnh.
Phân luồng và bố trí buồng khám riêng đối với người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt...) đặc biệt lưu ý khi có yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã họp triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh do vi rút nCoV trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và công bố quyết định thành lập Tổ công tác tiền phương chỉ đạo chống dịch.
Bộ LĐ TB&XH đã chỉ đạo các đơn vị liên quan: Nắm rõ số lao động Việt Nam thường xuyên sang làm việc tại Trung Quốc để có biện pháp tuyên truyền, kịp thời khuyến cáo người lao động tránh đi vào vùng dịch.
Nắm rõ tình hình lao động Trung Quốc về quê dịp Tết và trở lại Việt Nam làm việc; Phối hợp với ngành Y tế cách ly người lao động về nước từ vùng dịch, cách ly người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV; Hạn chế tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người.
Bộ Y tế thành lập 40 đội cơ động phản ứng nhanh.
Chiều 28-1, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi và giao cho Bộ Y tế thành lập 40 đội cơ động phản ứng nhanh. Mỗi BV thành lập một đội cơ động. Bộ Y tế và Bộ Thông tin Truyền thông thiết lập các điểm cầu giao ban trực tuyến giữa Bộ Y tế với 20 BV đang điều trị hoặc cách ly các ca mắc, nghi ngờ nhiễm nCoV.
Trước mắt tạm thời không cấp thị thực du lịch cho khách Trung Quốc đến từ khu vực có dịch bệnh, trừ trường hợp khẩn cấp. Đối với cư dân khu vực biên giới, sử dụng đường mòn, lối mở, cần tạm thời hạn chế qua lại biên giới trong thời gian này. Cấp uỷ, chính quyền địa phương quản lý việc qua lại biên giới, tuỳ vào diễn biến thực tế, theo quy chế quản lý biên giới hiện hành.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Bộ GD&ĐT đã có Công điện yêu cầu các trường chủ động phối hợp với sở y tế và cơ quan liên quan triển khai một số công việc chủ động ứng phó hiệu quả nhất trong trường học nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh; Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; Ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh nCoV...
Thủ tướng Chính Phủ ra Chỉ thị 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra.
Thủ tướng Chính phủ cử Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; trước mắt thành lập Đội phản ứng nhanh, thành viên là đại diện Lãnh đạo các Bộ Y tế, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch để giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách phòng, chống dịch.
Một trong 2 bệnh nhân nhiễm nCoV điều trị tại BV Chợ Rẫy đã khỏi bệnh.
Thông tin cập nhật cho biết: Bệnh nhân Li Zichao (SN 1992) hiện tỉnh, tự thở, ăn uống sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân hết sốt hơn 4 ngày, đã phết họng làm PCR kiểm tra nCoV lần 3 ngày 27/01. Kết quả: Âm tính.
Tuy nhiên bệnh nhân này vẫn phải được lưu giữ tại khoa Bệnh Nhiệt đới của BV để theo dõi cách ly.
Người cha là Li Ding (SN 1954) hiện đã tỉnh, ăn ngủ được, thở oxy qua canula, thở êm. Bệnh nhân không sốt từ 18h chiều 25/1, phổi ít ran bên trái, XQuang phổi ngày 27/1 thấy, đông đặc bên trái, tổn thương ít phế nang phổi phải. Chức năng gan, thận, điện giải bình thường. Đã phết họng PCR lần lần 3 ngày 27/01, kết quả vẫn dương tính với nCoV.
Sáng 28/1, bệnh nhân được phết hầu họng xét nghiệm lần 4 và đang chờ kết quả.
Lãnh đạo BVĐK Hải Dương cho biết 20h mùng 2 Tết (26-1) BV tiếp nhận bệnh nhân Zhou Yochao, 10 tuổi, quốc tịch Trung Quốc.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị phù phổi cấp trên nền bệnh suy thận mạn tính. Bệnh nhân được chuyển lên BV Nhi TW và đã được xét nghiệm sàng lọc bệnh viêm phổi do virus nCov, tuy nhiên sau 48h mới có kết quả.
BVĐK Hải Dương đã khử khuẩn nơi bệnh nhân cấp cứu và chụp XQ, cách ly 15 nhân viên y tế cùng 3 nhân viên viên cấp cứu chờ kết quả xét nghiệm của bệnh nhân Zhou Yocha.
BV Nhi TW cho biết, vào 3h sáng ngày 27-1, BV tiếp nhận bệnh nhi nói trên - là thành viên trong đoàn khách du lịch Trung Quốc đang trên đường di chuyển từ Hạ Long (Quảng Ninh) về Hà Nội - xuất hiện tình trạng suy hô hấp nặng, tổn thương phổi, trên nền bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá nặng. Ngay lập tức, bệnh nhi được cách ly và điều trị tích cực.
BS Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk bác bỏ thông tin trên mạng xã hội cho rằng tại địa phương có bệnh nhân nhiễm nCoV.
Hiện đang có một bệnh nhân nghi nhiễm virus corona có xuất xứ từ Vũ Hán - Trung Quốc đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm, kiểm tra.
Bệnh nhân đã được cách ly, theo dõi và điều trị. Các bác sĩ vẫn đang đợi kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
Đến nay, Đắk Lắk vẫn chưa phát hiện được trường hợp nào nhiễm virus corona mới giống ở Vũ Hán.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), hiện đang lây lan nhanh tại Trung Quốc.
Thủ tướng đề nghị các cơ quan thảo luận, đưa ra các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ, gồm cả các biện pháp thế giới đã áp dụng và các biện pháp mới, để các ngành, địa phương triển khai tốt nhất, nhanh nhất, đồng bộ nhất để ngăn chặn hiệu quả hơn nữa, không để dịch lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Hệ thống chính trị phải vào cuộc, nhất là các ngành chức năng và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thông tin từ BV Chợ Rẫy (TP.HCM) sáng 27-1 cho biết, tình trạng sức khỏe của hai cha con bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm nCoV tiến triển khả quan. Cụ thể, người con sinh năm 1992 hiện tỉnh táo, bệnh nhân có thể tự thở, đã không còn sốt 3 ngày, có thể tự ăn uống bình thường, sinh hiệu ổn.
Bệnh nhân sinh năm 1954 (người bố), hiện tỉnh táo, tuy nhiên vẫn còn thở oxy qua canula (ống thông qua mũi). Kết quả kiểm tra sức khỏe cho thấy phổi còn ít ran bên trái, huyết áp tim mạch ổn định, trong 24 giờ qua bệnh nhân hết sốt, sinh hoạt khá hơn những ngày trước.
Những người có tiếp xúc gần được giám sát theo quy định.
Bộ Y tế có CV 358/BYT-DP và 359/BYT-DP gửi một số Bộ, Ngành và UBND các tỉnh, thành phố về phối hợp tuyên truyền, giám sát và điều tra ổ dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Bộ Y tế đề nghị chia sẻ các thông tin về họ tên, tuổi, số hộ chiếu, lịch trình đi lại trong vòng 14 ngày gần nhất, số ghế ngồi trên các phương tiện vận tải, địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam, thông tin liên hệ và số điện thoại (nếu có) của công dân các nước khi nhập cảnh vào Việt Nam được phát hiện mắc bệnh/ tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định, liên hệ với những người thuộc đối tượng nêu trên, hướng dẫn các biện pháp quản lý cần thiết để tránh lây lan.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống của Bộ Y tế; hướng dẫn người dân chủ động các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo.
Chiều mùng 2 Tết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi về phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng corona virus mới (nCoV) tại Bộ Y tế.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng tiếp tục đặt phòng chống dịch bệnh lên trên hết, huy động lực lượng, tập trung cao nhất phát hiện kịp thời các ca nghi ngờ lây nhiễm để khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm chẩn đoán nhanh nhất, không để dịch bệnh lây ra cộng đồng.
Theo Phó Thủ tướng, hiện bệnh dịch đang được ngành y tế kiểm soát tốt.
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao lưu ý công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch viêm phổi cấp và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch mà cơ quan chức năng Trung Quốc và WHO đã khuyến cáo.
Nếu cần trợ giúp, hỗ trợ, công dân liên hệ theo số đường dây nóng:
Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc là: +8613120363638;
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải là +8613661537498;
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh là 0086 13099948529;
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh là +8618587897059;
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu là +8613247675268;
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong là +85225914510;
Hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân là: +84981 84 84 84.
Hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam tại tất cả các các cửa khẩu phải khai báo y tế nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.
Bộ Y tế đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan liên quan áp dụng tờ khai y tế đối với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV).
Đối tượng phải khai báo y tế là hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc tại tất cả các cửa khẩu. Tờ khai báo y tế tại các cửa khẩu được cung cấp miễn phí.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp kiểm soát lây nhiễm nCoV trong bệnh viện, yêu cầu các đơn vị phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona trong bệnh viện trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và Việt Nam đã ghi nhận 2 ca dương tính với nCoV.
Bộ Y tế đã có Công điện hỏa tốc số 88/CĐ-BYT gửi UBND 04 tỉnh Hà Nội, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh, Long An về tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV). Đây là 4 tỉnh mà 2 cha con người Trung Quốc được xác định ban đầu là dương tính với nCoV đã đi qua trong hành trình đến Việt Nam.
Bộ Y tế đề nghị điều tra, lập danh sách các trường hợp có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh để theo dõi sức khỏe, hướng dẫn thực hiện cách ly, phòng chống lây nhiễm, kịp thời thông báo cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh. Sẵn sàng triển khai ngay các hoạt động theo tình huống 3 (xuất hiện các trường hợp bệnh trong cộng đồng) theo Kế hoạch của Bộ Y tế đáp ứng với bệnh nCoV...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp phòng chống viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV).
Phó Thủ tướng chỉ đạo đặt cảnh báo ở mức lây nhiễm cao hơn. Các cơ sở y tế phải nghiêm ngặt bảo vệ đội ngũ cán bộ y tế, không để lây nhiễm.
Thực hiện ngay khai báo y tế ở tất cả các cửa khẩu - đặc biệt với người đến từ Vũ Hán. Kiểm soát những người có sốt. Khuyến cáo mọi người hạn chế đến vùng có dịch, và cả các nước có người nhiễm bệnh.
Bắt đầu kích hoạt chính thức trung tâm khẩn cấp Bộ Y tế ứng phó với nCoV, kiên quyết không để dịch lây lan. Thông tin đầy đủ chính xác bệnh đến người dân để người dân sinh hoạt bình thường. Không vì lý do gì làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Việt Nam hủy toàn bộ chuyến bay đến "tâm dịch" nCoV ở Vũ Hán.
Theo đó, hủy toàn bộ các phép bay đã cấp và không cấp phép bay mới cho các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài khai thác các chuyến bay thường lệ, không thường lệ giữa các điểm tại Việt Nam và thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Đặt máy đo thân nhiệt tại các cảng hàng không quốc tế để theo dõi, phát hiện, cách ly y tế, quản lý chặt chẽ các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn công bố, hai nam bệnh nhân người Trung Quốc đang điều trị tại BV Chợ Rẫy dương tính với nCoV.
Hai bệnh nhân nhập viện đều là người Trung Quốc, người cha từ Vũ Xương, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc đến Hà Nội vào ngày 13-1, sau đó ở Nha Trang. Còn người con từ Long An, đến Nha Trang. Hai người gặp nhau 4 ngày ở Nha Trang.
Ngày 20-1, cả hai về Long An. Hai cha con có triệu chứng sốt và đến tối 22-1, hai trường hợp này nhập BV Chợ Rẫy, TP HCM.
Do bệnh nhân đến từ vùng dịch, nghi ngờ đây là ca nhiễm nCoV nên cách ly hai lớp và điều trị theo phác đồ. Đến tối cùng ngày, sức khoẻ của cả hai bệnh nhân đã ổn định.
Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Lạng Sơn về công tác phòng chống dịch bệnh do nCoV của ngành y tế tỉnh Lạng Sơn.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị sẵn sàng triển khai ở tình huống 2 xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Lạng Sơn, thực hiện quyết liệt việc phân tuyến điều trị, hạn chế di chuyển bệnh nhân, triển khai kế hoạch mở rộng...
Tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu về đường lây của dịch bệnh để tự phòng chống mà không hoang mang, lo lắng. Tuyên truyền về các khuyến cáo của Bộ Y tế để người dân nắm được, đặc biệt là các đối tượng, người nhà đối tượng có nguy cơ cao, khi có các triệu chứng cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới kiểm tra BV Bệnh nhiệt đới cơ sở 2 tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội về khả năng đáp ứng với dịch bệnh trong trường hợp bệnh viêm phổi do virus corona xâm nhập Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo ngành y tế không được chủ quan và cần thông tin đầy đủ để người dân được biết.
Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt các cửa khẩu, đặc biệt các cửa khẩu từ Trung Quốc, sẵn sàng theo dõi, cách ly ngay tại cửa khẩu khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ.
Tất cả các cơ sở điều trị thực hiện đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế, có bệnh nhân cần phải cách ly, điều trị ngay.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu (đường bộ, đường thủy, đường hàng không), nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tổ chức cách ly, quản lý kịp thời; có các phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch.
Yêu cầu các Bộ phối hợp với Bộ Y tế để cung cấp thông tin và khuyến cáo các công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch khi không cần thiết.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp Ủy ban đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng để xem xét tuyên bố vụ dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Trung Quốc là một Sự kiện y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không và đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia thành viên.
Giám đốc của WHO tuyên bố vẫn còn quá sớm để tuyên bố đây là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, cần thêm thông tin và bằng chứng để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Đặng Quang Tấn- Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đến làm việc tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.
Đoàn công tác yêu cầu rà soát lại quy trình kiểm dịch y tế quốc tế, phổ biến cập nhật các quy trình kiểm dịch cho nhân viên y tế; Rà soát lại các cơ số thuốc, trang thiết bị như máy đo thân nhiệt, khẩu trang... để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch ngay từ khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ.
Đối với máy đo thân nhiệt, cần sắp xếp, điều tiết hợp lý máy để phát huy hiệu quả giám sát dịch bệnh.
Bộ Y tế có công văn khẩn số 62/KCB-NV gửi các BV trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Y tế các Bộ, ngành về việc phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch do nCoV và chỉ đạo Thành lập đội phản ứng nhanh sẵn sàng hỗ trợ BV tuyến dưới, chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch viêm phổi cấp do Corona virut mới. Thiết lập “đường dây điện thoại nóng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do Corona vi rút” tiếp nhận thông tin và sẵn sàng tiếp nhận ứng cứu...
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 156/QĐ-BYT về Kế hoạch đáp ứng với bệnh Viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) với mục tiêu phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong. Kế hoạch đề ra 3 tình huống cụ thể:
- Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Việt Nam
Phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona về Việt Nam từ vùng có dịch.
- Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam
Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
- Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng
Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 125/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV), áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Hướng dẫn chỉ rõ, chủng vi rút corona mới (nCoV) gây viêm phổi tại tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc đã được xác định và có nguy cơ lan rộng.
Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
Các biện pháp phòng lây nhiễm vi rút corona mới gồm đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hoặc chùi mũi. Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy.
Phòng ngừa lây nhiễm trong BV bằng cách thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở điều trị người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế...
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo về dịch bệnh viêm phổi tại Trung Quốc và khả năng lây lan vào Việt Nam.
Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh theo quy định và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới; tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát và phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho các địa phương.
Trung Quốc thông báo về trường hợp tử vong đầu tiên, nạn nhân tử vong hôm 9-1 là một người đàn 61 tuổi ở Vũ Hán, ông tử vong vì bệnh viêm phổi lạ. Cơ Quan Y tế thành phố Vũ Hán, Trung Quốc thông báo, đó là trường hợp của một người đàn ông 61 tuổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tử vong vì bệnh viêm phổi - dịch bệnh bùng phát mới đây tại Trung Quốc.
Trung Quốc sau đó xác định nguyên nhân là do chủng virus mới thuộc họ corona. WHO không khuyến cáo bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế việc đi lại, thương mại đến các khu vực tại Trung Quốc.
Theo chính quyền Trung Quốc, virus ở trường hợp này có thể gây bệnh nặng ở một số bệnh nhân và chưa dễ dàng lây truyền từ người sang người.
Các cuộc điều tra được thực hiện để xác định nguồn lây, đường lây truyền và các biện pháp phòng chống. WHO tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính quyền Trung Quốc và các đối tác để điều tra và đáp ứng với vụ dịch.
Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) đặt tại Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã tổ chức họp nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh, rà soát các hoạt động đáp ứng và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp trong thời gian tới.
Phối hợp với WHO, các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ và cập nhật thường xuyên thông tin tình hình dịch bệnh. Truyền thông tới người dân, cộng đồng và các đối tượng có nguy cơ về từ vùng dịch, khuyến cáo người dân không để hoang mang, lo lắng; chủ động phòng chống bệnh dịch mùa đông xuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế.
Đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát viêm phổi nặng chưa rõ nguyên nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng, đặc biệt lưu ý các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch, kịp thời phát hiện và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
Duy trì hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam tại Bộ Y tế và tại 04 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/4/2020
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.