Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

12 lầm tưởng về COVID-19

Sau đây là những gì bạn cần biết về những lầm tưởng xung quanh COVID-19.

Bệnh do virus corona (SARS-CoV-2), còn gọi với tên khác COVID-19, vẫn đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, và cả những thông tin sai lệch về COVID-19 cũng vậy. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã giải đáp tất cả cả những thông tin xung quanh COVID-19 để hạn chế và phòng tránh sự phát tán của những thông tin sai lệch. Sau đây là những gì bạn cần biết về những lầm tưởng xung quanh COVID-19:

#1: Máy sấy tay có thể tiêu diệt virus corona chủng mới?

Điều đó là không chính xác. Theo WHO, máy sấy tay không có hiệu quả trong việc tiêu diệt SARS-CoV-2. Thay vào đó, cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi COVID-19 là rửa tay thường xuyên (hoặc làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn nhanh chứa cồn), sau đó lau khô bằng khăn giấy hoặc sấy tay khô bằng máy sấy không khí ấm.

#2: Đèn khử trùng bằng tia cực tím có thể tiêu diệt SARS-CoV-2

Đúng là một số bệnh viện sử dụng đèn tia cực tím (UV) để tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt như trong phòng mổ hoặc phòng thí nghiệm, nhưng theo WHO, không nên sử dụng đèn UV để khử trùng tay hoặc da do có thể gây kích ứng da. 

#3: Máy quét nhiệt có hiệu quả trong việc phát hiện những người bị nhiễm COVID-19?

Điều này có hai mặt: Tuy máy quét nhiệt có thể phát hiện những người bị sốt (nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường) ở những người mắc COVID-19, nhưng máy không thể phát hiện những người chưa có triệu chứng. WHO giải thích rằng phải sau từ ​​2 đến 10 ngày những người bị nhiễm bệnh mới có biểu hiện bệnh và sốt.

Một điều nữa cần cần lưu ý rằng: Cúm cũng gây ra các triệu chứng tương tự như COVID-19, bao gồm cả sốt, vì vậy chỉ vì ai đó bị sốt không nhất thiết là họ đã mắc COVID-19.

#4: Xịt cồn hoặc clo lên khắp cơ thể có thể tiêu diệt SARS-CoV-2?

Mặc dù sử dụng cồn và clo là một phương pháp tuyệt vời để khử trùng bề mặt, và thậm chí sử dụng nước sát trùng tay khô có chứa cồn có thể giúp giữ tay sạch. Tuy nhiên việc sử dụng các hóa chất đó trên cả cơ thể cũng không diệt được virus nếu bạn đã nhiễm bệnh. WHO chỉ ra rằng phun các chất đó lên người có thể không tốt cho quần áo và cũng có thể gây hại cho các niêm mạc nhầy ở mắt, mũi và miệng.

#5: Nhận thư từ hoặc bưu phẩm từ Trung Quốc là không an toàn?

Điều này là không hề đúng. Những người nhận được các bưu phẩm từ Trung Quốc không có nguy cơ mắc SARS-CoV-2 bởi virus này không tồn tại lâu trên các vật thể, chẳng hạn như các thư từ hoặc bưu phẩm.

Lối suy nghĩ này rất có hại vì sẽ duy trì sự kỳ thị đối với bộ phận những người có liên quan tới bênh COVID-19. Sự kỳ thị này có thể buộc những những người mắc bệnh che giấu bệnh tật của họ, ngăn cản việc được chăm sóc sức khỏe kịp thời, và cũng làm nhụt chí trong việc thực hiện các hành vi lành mạnh. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

#6: Thú cưng có thể lây lan COVID-19?

Mặc dù thú cưng có thể lây truyền một số chủng virus corona nhất định, nhưng WHO xác nhận rằng hiện không có bằng chứng nào cho thấy vật nuôi có thể bị nhiễm hoặc lây lan SARS-CoV-2. Tuy nhiên WHO cũng khuyến cáo mọi người nên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi khi tiếp xúc với vật nuôi. Điều này cũng có thể giúp bảo vệ khỏi các vi khuẩn phổ biến khác như E.coli và Salmonella, có thể lây truyền giữa vật nuôi và con người.

#7: Vaccine viêm phổi có thể bảo vệ bạn chống lại COVID-19?

Hiện tại không có vaccine phòng ngừa SARS-CoV-2, kể cả các vaccine viêm phổi, như vaccine ngừa phế cầu khuẩn, và vaccine phòng cúm type B. SARS-CoV-2 là virus rất mới và khác biệt và sẽ cần vaccine riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển một loại vaccine cho SARS-CoV-2, tuy nhiên sẽ có thể không kịp để chống lại đợt bùng phát hiện tại.

Mặc dù vaccine viêm phổi và vaccine cúm khác không có hiệu quả chống lại COVID-19, WHO vẫn khuyến nghị mọi người tiêm phòng các bệnh về đường hô hấp để bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh đó.

#8: Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp ngăn ngừa nhiễm COVID-19?

Mặc dù thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau khi bị cảm lạnh thông thường, nhưng điều này chưa cho thấy sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp nói chung, bao gồm cả nhiễm trùng do SARS-CoV-2. 

Hãy lưu ý rằng sản phẩm nước muối rửa mũi phải là sản phẩm đã được vô trùng. Và nếu bạn sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng, hãy đảm bảo rằng nước cũng đã được khử trùng - có thể dùng nước cất hoặc nước đun sôi để nguội thay vì nước máy bởi nước máy do có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

# 9: Ăn tỏi có thể giúp ngăn ngừa nhiễm COVID-19?

Nếu bạn đã từng ăn một miếng tỏi sống, bạn sẽ biết tỏi sống có mùi cay nồng - nhưng điều đó cũng sẽ không bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Mặc dù có một số đặc tính sát khuẩn, nhưng theo WHO, không có bằng chứng nào cho  thấy ăn tỏi có thể bảo vệ bạn khỏi COVID-19.

#10: Xoa dầu mè có thể ngăn chặn SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể?

Không ai biết chắc lầm tưởng này đến từ đâu, nhưng xoa dầu mè lên khắp cơ thể chắc chắn sẽ không khiến virus chừa bạn ra.

Theo WHO, có một số chất khử trùng hóa học có thể tiêu diệt SARS-CoV-2 trên các bề mặt, bao gồm thuốc tẩy và thuốc khử trùng gốc clo, dung môi ether, cồn 75%, peracetic acid và chloroform. Tuy nhiên, chúng có rất ít hoặc không có tác động nào đến virus nếu bôi lên da hoặc dưới mũi. Thực tế, các chất này thậm chí có thể hết sức nguy hiểm khi để tiếp xúc trực tiếp với da. 

#11: COVID-19 chỉ ảnh hưởng đến người già?

Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, theo WHO những người lớn tuổi và những người mắc các bệnh mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim) dễ bị nặng hơn khi đã mắc bệnh.

#12: Thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị COVID-19?

Hãy nhớ rằng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, chứ không có tác dụng chống lại bất kì loại virus nào, và SARS-CoV-2 là virus. Vì vậy, không nên sử dụng kháng sinh làm phương tiện phòng ngừa hoặc điều trị.

Trên thực tế, không có loại thuốc cụ thể nào được khuyến nghị để điều trị hoặc phòng ngừa SARS-CoV-2. Tuy nhiên, những người bị nhiễm virus nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm nhẹ và điều trị các triệu chứng, và những người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tối ưu. Một số phương pháp điều trị cụ thể cũng đang được điều tra và sẽ được thử nghiệm lâm sàng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên đeo kính áp tròng trong mùa dịch COVID-19?

 

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm