Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên đeo kính áp tròng trong mùa dịch COVID-19?

Theo các chuyên gia việc đeo kính bình thường có thể giúp bạn ngừng chạm tay lên mặt – một thói quen có thể làm lây lan virus bao gồm cả virus corona chủng mới đang lan truyền trên toàn thế giới.

Để giảm sự lây lan của virus gây đại dịch COVID-19, các chuyên gia khuyên rằng đã đến lúc bạn nên đeo kính thông thường thay cho kính áp tròng.

Theo các chuyên gia việc đeo kính bình thường có thể giúp bạn ngừng chạm tay lên mặt – một thói quen có thể làm lây lan virus bao gồm cả virus corona chủng mới đang lan truyền trên toàn thế giới.

Vì sao không nên đeo kính áp tròng thời điểm dịch bệnh?

Chuyên gia cho biết người dùng kính áp tròng không chỉ chạm vào mắt để tháo và lắp kính 2 lần trở lên mỗi ngày, họ còn chạm vào mắt và mặt nhiều hơn những người không đeo kính áp tròng. Bạn có thể dụi mắt, rồi dụi mặt, gãi mặt, đưa ngón tay vào miệng, đưa ngón tay vào mũi. Thêm vào đó có thể có người có thể đã quên rửa tay trước khi đưa tay chạm lên mắt.

Đeo kính thường cũng có thể bảo vệ bạn khỏi virus lơ lửng trong không khí, mặc dù khả năng bạn bị nhiễm virus qua miệng và mũi nhiều hơn mắt. Đây cũng có thể xem như một biện pháp phòng ngừa giúp bạn tránh được virus.

Đau mắt đỏ có liên quan đến virus corona

Virus corona có thể gây ra viêm kết mạc, một tình trạng rất dễ lây lan còn được gọi là đau mắt đỏ. Viêm kết mạc là tình trạng lớp mô mỏng, trong suốt, bao phủ toàn bộ nhãn cầu và mặt trong mí mắt bị viêm.

Cũng giống như các màng nhầy khác như niêm mạc miệng, màng kết mạc có các tuyến tiết nhày giúp giữ ẩm và đây là môi trường thuận lợi cho các virus phát triển, các sinh vật có thể bám dính vào kết mạc dễ dàng, và dính vào kính áp tròng khi được đeo lên mắt.

Các triệu chứng của viêm kết mạc bao gồm chảy nước mắt, ngứa hoặc rát, mờ mắt, đỏ mắt, có mủ, chất nhầy và dịch tiết màu vàng có thể đóng vảy trên lông mi, sau khi ngủ dậy thường gây tình trạng dính mắt

Các báo cáo từ Trung Quốc và trên thế giới đang chỉ ra rằng khoảng 1% đến 3% số người mắc COVID-19, cũng bị viêm kết mạc.

Điều này có thể liên quan đến việc virus corona có thể lây lan qua dịch tiết ở mắt của người bị nhiễm bệnh hoặc từ các vật mà người đó chạm vào sau đó đưa tay lên mắt.

Điều này cũng khiến các bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa hạn chế việc thăm khám cho bệnh nhân trừ trường hợp cấp cứu, phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

Một nghiên cứu mới được công bố bởi Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy những người mắc COVID-19 bị nhiễm virus từ nước mắt, nhưng không ai trong nghiên cứu bị viêm kết mạc. Vì vậy, vẫn chưa thể chắc chắn liệu virus corona có thể lây lan qua nước mắt hay không.

Đừng hoảng sợ

Virus corona chỉ là một trong nhiều loại virus có thể gây viêm kết mạc.

Có rất nhiều sinh vật có thể bám dính dễ dàng vào kết mạc, hoặc cũng có thể dính vào kính áp tròng cũng nằm trên kết mạc.

Nhiều virus và vi khuẩn không chỉ gây ra cảm lạnh thông thường mà còn có thể gây bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra nấm, amip và ký sinh trùng vô tình tiếp xúc với giác mạc khi bơi trong vùng nước bị ô nhiễm  hay phản ứng dị ứng với khói hoặc bụi, dầu gội, clo hồ bơi, thậm chí thuốc nhỏ mắt có thể gây viêm kết mạc.

Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khác, thường là lành tính, dẫn đến mắt đỏ như dị ứng theo mùa;chắp hoặc lẹo, viêm bờ mi, viêm khác hoặc nhiễm trùng da dọc theo mí mắt; hoặc viêm mống mắt. Và không có nguyên nhân nào trong số trên có tính truyền nhiễm

Tuy nhiên, ngoài đỏ mắt bạn còn có các triệu chứng khác của Covid-19, chẳng hạn như sốt, ho hoặc khó thở thì bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ và cơ quan y tế.

Đội khi tất cả những triệu chứng ấy chỉ là dị ứng, đặc biệt là nếu bạn bị hắt hơi, mắt và mũi của bạn bị ngứa.

Đây là thời gian để mỗi người nâng cao ý thức của bản thân, giữ khoảng cách với người xung quanh ít nhất là 2m, rửa tay thường xuyên đúng cách và không chạm vào mặt bạn. 

Luôn rửa tay, luôn luôn sử dụng chất khử trùng tay. Đừng chạm vào mặt bạn. Đừng dụi mắt. Và khử trùng kính áp tròng của bạn nếu bạn tiếp tục đeo chúng cả ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lời khuyên cho những người đeo kính áp tròng

 

 

BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm