Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Con chưa biết nói, làm thế nào để hiểu bé muốn gì?

Câu hỏi này là mối bận tâm chung của rất nhiều cha mẹ.

Con chưa biết nói, làm thế nào để hiểu bé muốn gì?

Ngay từ khi sinh ra, bé đã bắt đầu có nhu cầu giao tiếp với cha mẹ và thế giới xung quanh bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy, cha mẹ đừng mải chăm sóc con mà quên đi việc giao tiếp với trẻ.

Khóc là cách để trẻ sơ sinh giao tiếp

Từ lúc chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể khóc. Đây là cách để bé giao tiếp với mọi người xung quanh trong một khoảng thời gian nhất định. Khi trẻ khóc, bé có thể muốn cho cha mẹ biết đang đói bụng, chân bị lạnh, mệt mỏi, cần được ôm ấp...

Cha mẹ có thể xác định điều bé cần qua từng kiểu khóc. Khi tiếng khóc ngắn và khóc rên rỉ, trẻ có thể đang bị đói. Trẻ cảm thấy khó chịu sẽ có tiếng khóc lớn hơn. Tuy nhiên, có những khi bé khóc nhưng không có lý do. Vì vậy, khi con khóc, cha mẹ không thể khiến trẻ nín ngay lập tức. Bởi đây là cách để trẻ giải tỏa căng thẳng trong người.

Trẻ sơ sinh có thể phân biệt được tiếng nói của con người và các âm thanh khác. Vì vậy, khi ôm ấp, ủ ấm và cho con ăn, cha mẹ cần chú ý tới phản ứng của bé.

Giao tiếp với trẻ sơ sinh chính là cách đáp ứng nhu cầu của bé. Ngoài ra, những phản ứng của người lớn với tiếng khóc cho trẻ thấy bản thân là người quan trọng và được chú ý.

Con chua biet noi, lam the nao de hieu be muon gi? hinh anh 1
Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ từ khi sinh ra để con học được các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Ảnh: Parents Magazine.

Ngoài tiếng khóc, trẻ sơ sinh có thể sử dụng mắt để giao tiếp, lắng nghe chăm chú vào từng từ và âm thanh. Em bé có thể nhìn vào gương mặt và miệng của bạn, giúp hiểu các khái niệm cơ bản trong giao tiếp. Khoảng 7-8 tuần tuổi, bé bắt đầu có những âm thanh đơn giản đầu tiên.

Khi lớn hơn, bé sẽ bắt đầu tạo ra nhiều âm thanh, nụ cười. Nếu cha mẹ lắng nghe và đáp lại những tiếng thì thầm, trẻ sẽ bi bô nhiều hơn.

Cha mẹ giao tiếp với trẻ sơ sinh như thế nào?

Nhiều cha mẹ cảm thấy ngớ ngẩn khi nói chuyện với con. Tuy nhiên, giao tiếp là cách giúp bé phát triển và tạo ra sự yêu thương, ấm áp. Cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để trò chuyện và giao tiếp với bé từ khi sinh ra.

- Phương pháp "parentese": Đây là phương pháp điều chỉnh âm điệu, nội dung lời nói, khi cha mẹ giao tiếp với con. Trẻ sẽ thích nhìn mắt nhấp nháy và miệng của bạn căng ra khi phát âm các từ.

- Nói về hành động đang làm:  Cha mẹ có thể nói bằng bất kỳ ngôn ngữ nào hoặc có sự chuyển đổi giữa các ngôn ngữ giúp con học thêm từ ngữ và cách nói chuyện.

- Hát hoặc đọc các câu thơ có vần: Đây là cách thú vị giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé. Bạn có thể thực hiện điều này khi ngồi trong xe hơi, khi tắm cho con hoặc trước khi đi ngủ. Em bé sẽ thích nhịp điệu của các từ và cảm thấy được giọng nói của cha mẹ dỗ dành.

- Đọc sách và kể chuyện từ khi trẻ sinh ra: Sau vài tuần áp dụng cách này, bé sẽ hiểu được đó là thời gian để tận hưởng không gian yên tĩnh và đặc biệt bên cạnh mẹ. Ngoài ra, điều giúp con của bạn nhận biết các từ và học cách lắng nghe khi người khác nói chuyện. Nếu bé khóc hoặc khó chịu khi nghe đọc sách, bạn nên tạm dừng và thử lại lần sau. 

- Lắng nghe và trả lời: Cha mẹ hãy lắng nghe những tiếng nói bập bẹ và trả lời con. Bạn nên dành một chút thời gian để con trả lời, giúp bé hiểu được khuôn mẫu của một cuộc nói chuyện. 

- Gọi tên đồ chơi, đồ vật trong nhà: Bạn có thể nói: "Đây là chiếc tất của con. Chúng ta sẽ đi tất vào chân đúng không nào?". Cách này giúp trẻ nhận biết từng loại đồ chơi và đồ vật trong nhà.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ nhỏ thông minh hơn bạn nghĩ

Quang Minh - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm