Khi da bị nẻ, việc chú ý giữ vệ sinh vùng nẻ rất quan trọng. Cần rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2 - 3 lần bằng nước ấm vừa phải, không dùng nước nóng sẽ làm cho da mất nước nhiều hơn. Không nên lạm dụng sữa rửa mặt và xà phòng vì hoạt chất tẩy rửa trong các sản phẩm trên sẽ càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, da càng thêm khô.
Sau khi rửa mặt xong, có thể bôi các chế phẩm làm ẩm, mềm da như physiogel, cetaphil, vitamin E… Các loại kem chứa vaselin, glyceryl, saccharid isomerate, lanolin, mineral oil... có cấu trúc ngậm nước và giữ ẩm cho da, tránh tình trạng khô da nứt nẻ. Các loại kem chứa các thành phần như dầu jojoba, vitamin E, dầu hướng dương, milk protein... thường được dùng như một sản phẩm dưỡng da chống lão hóa và giữ ẩm cho da nhằm ngăn chặn các triệu chứng như khô ráp, nhăn. Thường thì kem bôi nẻ rất ít tác dụng phụ, song với những trường hợp da nhạy cảm, có tiền sử dị ứng, vẫn có thể xảy ra những phản ứng không mong muốn.
Tuyệt đối không bôi các thuốc có chứa steroid như trangala, cortebios, chlorocid H, flucinar, fobancort, gentrisone, diprosone... Đây là các thuốc điều trị bệnh lý ở da, không có tác dụng chữa nẻ. Dùng kéo dài các thuốc này sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu như nổi mụn trứng cá, da mặt sần sùi, teo da. Có tình trạng nhiều người còn dùng thuốc mỡ tetracyclin tra mắt để chữa nẻ. Việc này rất sai lầm do mỡ tetracyclin là thuốc kháng sinh dạng bôi để điều trị tình trạng viêm, không có tác dụng chữa da bị khô nẻ, rất hạn chế dùng trên da mặt.
Hàng ngày nên ăn uống nhiều hoa quả, nước quả tươi, rau xanh và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, da sẽ đỡ bị khô. Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao do vậy vẫn phải uống nước đều đặn. Ngày 2-3 lần lấy khăn thấm nước ẩm ủ lên mặt chừng 1-2 phút để da bớt bị khô và căng. Khi ra ngoài trời nên đeo khẩu trang để hạn chế da bị tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi, càng dễ bị nẻ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:6 cách bảo vệ da của bạn trong mùa đông lạnh giá
Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.