Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Co giật ở trẻ em và cách xử trí

Co giật có nhiều nguyên nhân và có tính toàn thể hoặc khu trú. Khoảng 1/10 trường hợp rối loạn co giật có thể bắt đầu từ thời thơ ấu. Khoảng 1 trong số 150 trẻ em được chẩn đoán động kinh trước 10 tuổi.

Các loại co giật ở trẻ em được chia thành hai loại chính, tùy thuộc vào việc cơn động kinh toàn thể, ảnh hưởng đến cả hai bên não hay cơn động kinh khu trú, ảnh hưởng đến một bên não. Không thể chẩn đoán lý do khiến trẻ bị co giật nếu chỉ dựa vào các triệu chứng mà trẻ biểu hiện hoặc loại động kinh mà trẻ mắc phải. Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng co giật để thu hẹp các vùng não mà cơn động kinh ảnh hưởng, từ đó giúp chẩn đoán chính xác hơn. Mặc dù chứng động kinh là nguyên nhân phổ biến gây ra co giật ở trẻ em, nhưng một loạt các nguyên nhân khác có thể gây ra co giật. Đôi khi trẻ bị co giật mà không có lý do rõ ràng. Trẻ có thể không bao giờ bị co giật nữa hoặc có thể tiếp tục bị co giật. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu thêm về các loại co giật khác nhau có thể ảnh hưởng đến trẻ em, bao gồm nguyên nhân, những gì có thể xảy ra và cách điều trị chúng.

Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em

Nhiều tình trạng bệnh lý khác có thể gây ra cơn co giật, mặc dù một trong những bệnh phổ biến nhất là chứng động kinh rối loạn co giật. Loại co giật mà một người gặp phải không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân, vì vậy phải nói chuyện với bác sĩ. Một số nguyên nhân không phải do động kinh gây ra co giật bao gồm:

  • Ngộ độc, kể cả do ma túy hoặc rượu.
  • Mất cân bằng điện giải..
  • Hạ đường huyết.
  • Chấn thương não.
  • Bệnh ung thư
  • Sốt.
  • Nhiễm trùng.

Co giật ở trẻ em được chia thành hai loại chung dựa trên việc chúng liên quan đến toàn bộ não hay chỉ một bên não.

Co giật toàn thể

Co giật toàn thể ảnh hưởng đến cả hai bên của não. Một số loại phổ biến nhất bao gồm:

Các cơn động kinh vắng ý thức điển hình.

Cơn động kinh vắng ý thức khiến một người tạm thời không nhận thức được hoặc không phản ứng với môi trường xung quanh. Họ có thể chớp mắt nhanh chóng hoặc dường như không chớp mắt. Hầu hết các cơn động kinh vắng ý thức chỉ kéo dài vài giây. Một số người bị co giật vắng ý thức không điển hình, có thể kéo dài hơn, các động tác co giật như nhếch môi hoặc các cử động bất thường khác. Co giật do vắng ý thức thường gặp ở trẻ em. Bởi vì các triệu chứng rất nhỏ, người lớn có thể không nhận ra trẻ bị động kinh vắng ý thức. Thuốc chống động kinh có thể giúp ngăn ngừa các cơn động kinh vắng ý thức hoặc giảm tần suất của chúng. Ở hầu hết trẻ em, cơn động kinh vắng mặt sẽ tự biến mất khi trưởng thành.

Cơn co gồng –co giật

Cơn này còn được gọi là động kinh cơn lớn biểu hiện bằng sự mất ý thức, cơ thể gồng cứng và co giật, thỉnh thoảng kèm theo việc tự cắn lưỡi hay tiểu không tự chủ. Những cơn co giật này thường kéo dài dưới 5 phút. Giai đoạn trương lực xảy ra đầu tiên, làm cho các cơ căng cứng. Điều này có thể khiến một người bị ngã và tự cắn vào lưỡi của họ. Trong giai đoạn tiếp theo, có thể bắt đầu co giật. Trong cơn co giật, cách điều trị duy nhất là giữ an toàn cho trẻ. Không lắc hoặc di chuyển, theo dõi để đảm bảo trẻ còn thở và không tự làm bị thương. Nếu cơn co giật do trương lực kéo dài hơn 5 phút, hãy gọi 115, ngay cả khi trẻ bắt đầu bị co giật. Bệnh động kinh thường gây ra các cơn co giật trương lực. Điều trị lâu dài với thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống co giật. Nếu những loại thuốc này không có tác dụng, các thiết bị cấy ghép hoặc phẫu thuật có thể giúp giảm tần suất co giật.

Co giật mất trương lực

Co giật mất trương lực gây ra mất kiểm soát và gồng cứng cơ đột ngột. Một đứa trẻ có thể đột ngột ngã xuống sàn hoặc đi khập khiễng. Những cơn co giật này có thể ở dạng khu trú, ảnh hưởng một bên não hoặc toàn thể, ảnh hưởng đến cả hai bên não. Co giật mất trương lực thường bị từ lúc nhỏ do bệnh động kinh. Thuốc chống co giật, thay đổi chế độ ăn uống, thiết bị kích thích thần kinh và phẫu thuật có thể hữu ích.

Co giật khu trú

Các cơn co giật chỉ ảnh hưởng đến một bên của não, một số bác sĩ gọi chúng là co giật từng phần hoặc co giật khu trú. Một số phân loại về co giật khu trú bao gồm:

Co giật khu trú đơn giản

Co giật khu trú đơn giản, còn được gọi là co giật một phần đơn giản, ảnh hưởng đến một phần não bộ, gây ra những thay đổi nhỏ trong ý thức như co giật hoặc nhận thức bất thường. Một số bác sĩ gọi chúng là co giật cục bộ hoặc co giật nhận biết khu trú. Một đứa trẻ vẫn nhận thức được trong một cơn co giật khu trú đơn giản. Có thể sử dụng thuốc chống co giật. Nếu không, các thiết bị cấy ghép, thay đổi chế độ ăn uống, hoặc phẫu thuật não có thể giúp giảm tần suất các cơn co giật này.

Co giật khu trú phức tạp

Co giật khu trú phức tạp, hoặc động kinh suy giảm nhận thức khu trú, tương tự như động kinh khu trú đơn giản. Chúng có thể gây ra co giật, cử động bất thường trên khuôn mặt, căng thẳng hoặc khiến một người có vẻ bối rối hoặc xa cách. Không giống như các cơn co giật khu trú đơn giản, đứa trẻ mất nhận thức trong cơn co giật. Thuốc chống co giật có thể giúp ngăn ngừa những cơn co giật này. Khi thuốc không hiệu quả, thay đổi chế độ ăn uống, phẫu thuật hoặc thiết bị kích thích thần kinh có thể hữu ích.

Co giật khu trú tổng quát thứ phát

Cơn co giật tổng quát thứ phát bắt đầu như một cơn co giật khu trú, sau đó lan sang các vùng khác của não, cuối cùng ảnh hưởng đến cả hai bên não. Loại co giật này có thể trở thành co giật tăng trương lực. Việc điều trị phụ thuộc vào loại co giật hoặc rối loạn co giật khiến cơn co giật lan rộng. Nó thường liên quan đến thuốc chống động kinh.

Co giật ở trẻ sơ sinh

Co thắt ở trẻ sơ sinh là loại giật rất đặc trưng ở trẻ em dưới 2 tuổi. Chúng rất ngắn, chỉ kéo dài 1–3 giây và khiến trẻ cứng hoặc giật tay chân vài giây một lần trong 5–10 phút. Nhiều bậc cha mẹ có thể không nhận ra những cơn co giật này là cơn động kinh. Những cơn co giật này thường báo hiệu một loại động kinh nghiêm trọng hơn, vì vậy điều quan trọng là phải tìm cách điều trị sớm để giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh và cải thiện sự phát triển của trẻ. Thuốc chống động kinh thường không có tác dụng. Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như steroid. Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc các biện pháp can thiệp khác.

Kết luận, co giật có nhiều dạng, một số cơn co giật rất nhỏ cha mẹ có thể nhầm chúng với việc nằm mơ hoặc thiếu chú ý của trẻ. Đây là lý do tại sao phải nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào trong hành vi hoặc ý thức, ngay cả khi cha mẹ cho rằng hành vi đó có thể là cố ý. Một số cơn co giật, đặc biệt là cơn co gồng và co giật do sốt. Không can thiệp hoặc cố gắng ngăn chặn cơn động kinh, và không kiềm chế đứa trẻ. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng trẻ đang ở một nơi và vị trí an toàn và đợi cơn co giật kết thúc. Nếu đó là cơn co giật đầu tiên của trẻ, hãy gọi bác sĩ. Gọi 115 nếu có bất kỳ cơn co giật nào kéo dài hơn 15 phút hoặc nếu một đứa trẻ gặp chấn thương trong cơn co giật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng cho đến 6 tuổi

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 25/06/2025

    Các bệnh về da mùa nắng nóng: Cách phòng tránh và điều trị

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.

  • 24/06/2025

    Bạn có thể diệt hoặc loại bỏ chấy bằng muối không?

    Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.

  • 24/06/2025

    Vì sao trẻ nhỏ và người cao tuổi cần bổ sung vitamin D3 và K2 ở dạng hấp thu cao?

    Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

  • 23/06/2025

    Khi nào cần thay đổi phác đồ điều trị bệnh vảy nến

    Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.

  • 23/06/2025

    Độ tinh khiết của nguyên liệu – Yếu tố chìa khóa quyết định hiệu quả của vi chất dinh dưỡng

    Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.

  • 22/06/2025

    Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ

    Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

  • 21/06/2025

    Hội thảo chuyên đề Vitamin K2 & D3: Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng

    Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.

  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

Xem thêm