CDC Mỹ cho rằng, nếu bạn xuất hiện nhiều hơn 2 cơn cơ giật, bạn sẽ được chẩn đoán bị động kinh. Nếu bạn bị động kinh hoặc các tình trạng khác làm tăng nguy cơ tái phát động kinh, thì việc dự phòng co giật là rất quan trọng.
Một số điều cần lưu ý về dự phòng co giật
Bạn cần biết rằng có nhiều loại co giật khác nhau có thể ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau trong não. Trải nghiệm bị co giật ở mỗi người cũng khác nhau, ví dụ như:
Dự phòng co giật phụ thuộc vào kế hoạch kiểm soát và điều trị chung, ví dụ như sử dụng các loại thuốc kê đơn.
Uống thuốc đúng đơn
Các thuốc chống co giật được tạo ra để giúp dự phòng tình trạng co giật. Bạn không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, kể cả khi bệnh của bạn đã được cải thiện. Trên thực tế, không sử dụng đúng loại thuốc sẽ làm tăng nguy cơ co giật không kiểm soát được. Ngoài ra, nếu bạn bo ra nếu bạn bỏ uống thuốc cũng có thể xuất hiện hội chứng cai của thuốc co giật. Ngộ độc thuốc do uống quá nhiều thuốc một lần cũng có thể dẫn đến các phản ứng tiêu cực, bao gồm cả co giật.
Không sử dụng rượu bia
Rượu bia không được khuyến nghị đối với những người bị động kinh do làm tăng nguy cơ co giật. Bạn có thể dự phòng các cơn co giật bằng cách tránh sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, nếu bạn là người lạm dụng rượu, hãy đảm bảo rằng bạn đã trao đổi với bác sĩ về việc cai rượu một cách an toàn.
Tránh lạm dụng chất
Ngoài việc tránh sử dụng đồ uống có cồn, việc tránh lạm dụng các chất cũng nên trở thành một phần trong quá trình điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn trong việc tránh sử dụng các thuốc cấm hoặc các thuốc bất hợp pháp.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng có thể là nguyên nhân gây co giật ở những người bị động kinh. Bạn có thể giúp làm giảm nguy cơ co giật bằng cách kiểm soát căng thẳng bằng cách:
Duy trì lịch ngủ đều đặn
Thức dậy và đi ngủ đúng giờ mỗi ngày có thể giúp bạn duy trì lịch ngủ đều đặn. Mệt mỏi và thiếu ngủ ngắn hạn được coi là nguyên nhân gây co giật, vì vậy, ngủ đủ giấc có thể giúp dự phòng các tình trạng này.
Ăn uống đúng giờ
Hạ đường huyết do bỏ bữa có thể gây co giật, đặc biệt là với những người bị tiểu đường. Do vậy, việc duy trì lịch ăn uống đều đặn và có các nguồn cung cấp đường glucose nhanh là điều nên làm nếu bạn bị tiểu đường.
Tránh các ánh sáng chớp nháy
Theo Hiệp hội Co giật Hoa Kỳ, có khoảng 3% số người bị động kinh sẽ gặp phải một dạng động kinh hiếm gặp do nhạy cảm với ánh sáng. Với dạng động kinh này, các cơn co giật có thể khởi phát nếu gặp phải ánh sáng chớp nháy hoặc các trạng thái tương phản của ánh sáng.
Nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng, nếu tiếp xúc quá nhiều với những dạng ánh sáng này có thể gây co giật ngay lập tức.
Mặc dù các loại thuốc chống động kinh có thể giúp dự phòng tình trạng co giật, nhưng tốt nhất bạn nên tránh ánh sáng chớp nháy cũng như các loại đèn dạng hình học. Chơi điện tử với những hình ảnh chuyển động nhanh cũng có thể gây co giật ở một số người. Trường hợp nếu bạn bất ngờ bị tiếp xúc với những luồn ánh sáng như thế, bạn cần che mắt lại ngay lập tức để giúp dự phòng các cơn co giật.
Bảo vệ đầu khỏi chấn thương
Chấn thương đầu có thể dẫn đến các cơn co giật đơn lẻ hoặc co giật tái phát ở những người không bị động kinh. Các cơn co giật liên quan đến chấn tương có thể xảy ra sau nhiều tuần, nhiều tháng sau chấn thương. Nếu bạn bị co giật sau khi chấn thương đầu, nguy cơ gặp phải một cơn co giật khác trong tương lai sẽ tăng gấp đôi.
Chấn thương đầu cũng có thể gây co giật ở những người đã bị động kinh. Do vậy, nên bảo vệ đầu để dự phòng các chấn thương có thể xảy ra: đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, trượt ván hoặc thi đấu thể thao đối kháng. Bạn cũng có thể luyện tập những bài tập về khả năng giữ thăng bằng để giúp làm giảm nguy cơ té ngã.
Gọi cấp cứu nếu trẻ sơ sinh sốt cao
Một số trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi sẽ có nguy cơ bị co giật do sốt. Cơn co giật này thường do các cơn số trên 38 độ C gây ra và có thể đi kèm với tình trạng nhiễm trùng. Không phải tất cả các trẻ sơ sinh bị sốt cao đều bị co giật và các cơn co giật này có thể xảy ra sau nhiều giờ bị sốt. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu trẻ bị co giật. Trẻ bị co giật do sốt có thể có nguy cơ bị co giật sau này cao hơn, do vậy, có thể trẻ sẽ phải dùng thuốc.
Nên làm gì trong trường hợp cấp cứu
Không nên làm gì?
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm giàu iod, tránh căng thẳng…là những cách giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp hiệu quả.
Tình trạng rối loạn lo âu có thể dẫn tới các triệu chứng như căng thẳng, khó tập trung, run tay và căng cơ. Đặc biệt, nếu bản thân bạn đã gặp phải các tình trạng gây run tay, lo lắng quá mức sẽ càng khiến các cơn run trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).
Nghiên cứu mới ở Mỹ cho biết, anh chị cả (con đầu lòng) hoặc con một trong nhà, dễ bị trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ em từ khi 8 tuổi.
Cho dù pháp luật chưa cho phép buôn bán và sử dụng, thuốc lá điện tử vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại được giới trẻ ưa thích sử dụng và đang có chiều hướng gia tăng.
Bí mật đằng sau việc chỉ ăn trái cây vào buổi tối: Tại sao nó lại không tốt như bạn nghĩ?
Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.