Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc tâm lý cho trẻ bị động kinh

Động kinh là bệnh lý mãn tính do hoạt động kịch phát tại não biểu hiện bằng những cơn động kinh (ĐK) xảy ra đột ngột, tái phát.

Động kinh đòi hỏi cần phải điều trị kiên trì và lâu dài theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và y tế.

Trẻ và gia đình có những vấn đề tâm lý cần lưu ý phát hiện và có những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng sống cho trẻ.

1. Tâm lý của trẻ bị động kinh

1.1. Sau khi khởi phát động kinh

– Cảm xúc: một số trẻ có cảm giác sợ hãi, lo âu, xấu hổ, cảm giác có lỗi vì đã bị bệnh. Một số khác có thể hay cáu gắt dễ phản ứng lại hoặc trở nên gắn bó lệ thuộc. Đối với trẻ lớn có thể giấu bệnh với bạn bè và mọi người xung quanh.

– Do bị bệnh nên nhiều trẻ phải thay đổi nếp sống, thói quen, sở thích làm giảm đi những hoạt động trước kia. Do vậy trẻ có cảm giác mất đi sự tự do, cảm thấy gò bó hoặc chán nản.

1.2. Sau một thời gian bị động kinh

Những trẻ bị ĐK nặng, ĐK kháng trị thường có những biểu hiện thay đổi tâm lý như:

– Cảm xúc: nóng tính, khó kiềm chế, bướng, xung động, dao động thất thường.

– Tính cách: đòi hỏi, nhi hoá, phụ thuộc, không kiên trì, kém giao tiếp…

– Hành vi: nhiều trẻ tăng động, có một số lại trở nên uể oải chậm chạp.

– Trí tuệ: một số trẻ học kém, giảm trí nhớ, chậm phát triển trí tuệ.

– Vấn đề sức khoẻ: một số có thể có rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn dạng cơ thể.

2. Tâm lý của gia đình có trẻ động kinh

2.1. Cách ứng xử với trẻ

–  Quá chiều, làm thay, cho ăn nhiều…

– Giảm học, giảm yêu cầu và hạn chế trẻ giao tiếp, không cho tham gia hoạt động xã hội.

– Một số cha mẹ thấy trẻ bướng bỉnh, hay đòi hỏi, học kém…lại đánh mắng trừng phạt trẻ nặng nề.

2.2. Những vấn đề tâm lý của gia đình

– Cảm xúc: lo âu, lo sợ, trầm cảm (buồn, mặc cảm, che giấu…)

– Rối loạn tâm thể: đau, mỏi, kém ngủ, ăn kém…

– Xáo trộn cuộc sống gia đình: thay đổi sinh hoạt, tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, giảm các hoạt động các giải trí

– Cách ứng phó với bệnh khác nhau ở các gia đình:

+ Coi như thử thách và tìm cách thích nghi vượt qua

+ Coi bệnh là trừng phạt: mê tín, bi quan, bị động

+ Coi bệnh là tổn thương: lo lắng, bân tâm sức khỏe gây ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con và cách sinh hoạt cả gia đình, lo lắng tương lai con

– Không tin tưởng hoàn toàn vào bác sĩ, không tuân trị, đi khám nhiều nơi, tìm nhiều cách điều trị khác.

– Với trẻ kháng thuốc, gia đình thường lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài: mong thuốc mới, hy vọng sau đó lại thất vọng. Sợ thuốc có tác dụng phụ.

– Phản ứng của anh chị em trẻ bị động kinh: anh chị em của trẻ động kinh cũng có thể bị những rối loạn sau:

+ Than phiền cơ thể

+ Lo âu, sợ hãi

+ Cảm giác bị bỏ rơi hoặc ghen tỵ vì ít được quan tâm

3. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến tái phát cơn động kinh

Các nghiên cứu cho thấy: cơn động kinh không chỉ đơn thuần do  tại não mà còn do yếu tố bên ngoài hoặc trạng thái tâm lý.

– Loying (1993): 42% BN có cơn ĐK xảy ra khi sang chấn tâm lý, 27% – có lo lắng, 23% –  có phản ứng cảm xúc, 9% có cơn khi ra khỏi nhà.

– Mattson (1991): nguyên nhân tái phát ĐK 84% do quên thuốc, 58% có sang chấn tâm lý.

– Fenwich (1991): 50% BN bị nhiều cơn do có lo âu trầm cảm, 30% tăng cơn do xung động.

– Nhiều BN giảm cơn và giảm mức độ nặng khi nằm viện do cảm thấy an toàn và ít sang chấn tâm lý.

4. Một số nghiên cứu của khoa Tâm bệnh viện nhi:

4.1. Nghiên cứu về tính cách của trẻ động kinh: tiến hành 3/2010

Đối tượng nghiên cứu: 32 trẻ ĐK, trong đó nam 20, nữ 12. Những trẻ này bị ĐK cơn lớn, lứa tuổi là 4-17 tuổi. Thời gian điều trị từ 2 đến 8 năm.

– Điều trị ĐK 1 loại thuốc 68%, 2 loại 32%

– Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ tăng động 65,6%, giảm chú ý 62,5%, hay bướng và cáu 65,6%. Đánh, đập phá 28,1%. Thu mình 25%. Hay đòi hỏi 50%. Chậm khôn /học kém: 18,8%. Những trẻ có nhiều cơn ĐK có biểu hiện rối loạn hành vi và cảm xúc nhiều hơn.

– Gia đình giấu bệnh của con  34,4%. Bố mẹ quá chiều con 25%. Tự ngừng thuốc gây tái phát cơn 12%

– Trẻ đỡ nhiều cơn ĐK 43,8%. Đỡ ít 15,6%.  Hết cơn sau 2 năm 40,6%. 

4.2. Nghiên cứu tìm hiểu chất lượng sống của trẻ ĐK: tiến hành 7/2011

Đối tượng nghiên cứu  gồm 30 trẻ trên 6 tuổi bị ĐK cơn lớn được điều trị và theo dõi ngoại trú trên 2 năm.

– Trẻ cảm thấy người khỏe, thoải mái 72%; hay đau đầu đau bụng mệt mỏi 28%.

– Trẻ có tham gia việc nhà: 75%

– Trẻ có tham gia tích cực ở lớp: 27%

– Trẻ có tham gia thể thao: 12%

– Mong muốn của trẻ: được khỏe 94%, học giỏi 85%, gia đình hạnh phúc 69%.

5. Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân động kinh:

– Tư vấn tâm lý nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện: hung tính, tăng động, học kém, lo lắng bất an, buồn chán, đau mỏi, ăn ngủ kém…

– Tạo nếp sống nề nếp, sinh hoạt điều độ.

– Tôn trọng, khuyến khích trẻ tự lập và tự tin.

– Khi trẻ có hành vi sai, gia đình cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, không đánh mắng, nên giải thích và hướng dẫn kiên trì.

– Liệu pháp hành vi nhận thức: động viên khen thưởng hành vi tốt, hướng dẫn trẻ kiểm soát cơn nóng giận: ngồi bình tĩnh, thở đều, đếm nhẩm…

– Cho trẻ tham gia vui chơi, sinh hoạt hoà nhập cộng đồng.

– Trẻ chậm trí tuệ nên học lớp đặc biệt, trẻ có khiếm khuyết chức năng cần tập luyện phục hồi chức năng.

– Cộng đồng và xã hội không thành kiến, nên tạo thuận lợi cho trẻ hoà nhập.

– Gia đình nên tham gia Câu lạc bộ để chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh động kinh ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào

ThS.BS. Quách Thúy Minh - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm