Điều trị bệnh động kinh tại Pháp
Tại Pháp, khoảng 600.000 người mắc bệnh động kinh trong đó gần 50% bệnh nhân dưới 20 tuổi. Trên thế giới, tỉ lệ mắc bệnh là 50-100 ca/100.000 người, có nghĩa là có 60 triệu bệnh nhân động kinh trên toàn thế giới
Ảnh minh họa
1. Các thể động kinh ở trẻ em?
Điều trị nhanh chóng đóng vai trò quyết định
Ngay cả đối với động kinh lành tính, việc chẩn đoán và điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa phải được thực hiện nhanh chóng. Mặc dù 2/3 bệnh nhi sẽ tự khỏi bệnh khi đến tuổi dậy thì nhưng nếu không chữa trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng thần kinh nếu bệnh có tác động đến sự phát triển của não.
Biểu hiện của bệnh động kinh – Ảnh minh hoạ.
Bệnh động kinh do nguyên nhân đột biến gen là thể hiếm nhưng nặng và có nguy cơ cao gây khuyết tật cao nên cần phải được điều trị đặc biệt giống như bệnh có nguồn gốc từ chuyển hóa hoặc từ những nguyên nhân dị dạng thần kinh.
Hiện nay, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc chống động kinh nhằm kiềm chế các cơn kích động não. Thuốc điều trị hiệu quả đối với 70% ca bệnh, cho phép ngăn chặn hoặc giãn khoảng cách các cơn. Hiện nay, đối với đa số các bệnh nhân, các phân tử cho phép tìm được sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả và tác dụng phụ.
2. Chẩn đoán bệnh động kinh.
Việc chẩn đoán chính xác thể động kinh là bước rất quan trọng, là cơ sở để lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Nhờ đó, khoảng 70% ca bệnh được kiểm soát hoàn toàn, bệnh nhân không bị tái phát cơn động kinh.
70% ca bệnh được kiểm soát hoàn toàn, bệnh nhân không bị tái phát cơn động kinh nhờ chẩn đoán chính xác
Nghi ngờ lâm sàng của bệnh động kinh dựa trên sự xuất hiện của ít nhất 2 cơn mà không có yếu tố kích thích, các cơn cách nhau trên 24h. Nếu chỉ có một cơn rất điển hình kèm theo nguy cơ tái phát cao cũng đủ để nghi ngờ bệnh. Tiếp theo, cần làm một số xét nghiệm và kiểm tra để loại trừ các nguyên nhân bệnh khác cũng có thể gây ra các cơn và để khẳng định chẩn đoán bệnh động kinh, khoanh vùng não bị ảnh hưởng và/hoặc tìm, xác định khu vực não bị tổn thương có thể gây bệnh.
+ Khám lâm sàng và xét nghiệm sinh học : Để loại trừ các cơn theo đợt nguyên nhân do các bệnh cấp tính gây ra, tùy theo kết quả điện não đồ, kết quả xét nghiệm lần 1 và kết quả chẩn đoán hình ảnh, có thể thực hiện xét nghiệm sinh học lần 2 để xác định những bất thường về chuyển hóa, dấu hiệu tự miễn hoặc gien.
+ Điện não đồ (EEG) : Để chẩn đoán và theo dõi bệnh. Sự xuất hiện, tần suất và hình thái của những bất thường ghi lại được trong thời gian bệnh nhân ở trạng thái bình thường giúp xác định triệu chứng bệnh và/hoặc xác định vị trí vùng não gây bệnh. Nếu điện não đồ cho kết quả bình thường, bác sĩ sẽ tiến hành ghi dữ liệu trong giai đoạn dài hơn (nhiều giờ liền). Nếu có nghi ngờ về bản chất bệnh, thể bệnh hoặc vị trí não gây bệnh, bác sĩ có thể tiến hành ghi dữ liệu một tuần đến 15 ngày. Trong trường hợp đó, một video giám sát sẽ được gắn với máy điện não đồ để cho phép quan sát hành vi của bệnh nhân và so sánh với kết quả điện não đồ.
+ Chụp MRI để loại bỏ nguyên nhân bệnh do khối u, xuất huyết hoặc xác định vùng não bị tổn thương là nguyên nhân gây động kinh.
3. Điều trị bệnh động kinh
Bệnh động kinh chủ yếu được điều trị bằng thuốc nhằm đảo ngược những thay đổi truyền cảm giác kích thích hoặc ức chế và để hạn chế cơn. Nhờ đó, khoảng 70% trường hợp bệnh được kiểm soát, không xuất hiện cơn nữa nhờ điều trị bằng 1 loại thuốc chống động kinh duy nhất. Việc lựa chọn loại thuốc điều trị đầu tiên cho bệnh nhân vừa được chẩn đoán mắc bệnh động kinh đóng vai trò rất quan trọng và việc lựa chọn thuốc này phải được tính toán kĩ lưỡng về hiệu quả điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Cơ chế của thuốc là chặn kênh xi-náp dẫn truyền natri, kali hoặc canxi, ức chế một số loại axit amine đóng vai trò kích thích, khuyến khích các phân tử khác có tác dụng ức chế như GABA. Các phân tử được sử dụng nhiều nhất là phenobarbital, natri valproate, carbamazepin, oxcarbazepin, lamotrigin, lacosamide, topiramate, zonisamide. Hiệu quả của các phân tử này thay đổi tùy vào từng thể động kinh.
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào chẩn đoán triệu chứng, độ tuổi, giới tính, các bệnh đi kèm và mực độ dung sai của phân tử. Trường hợp kháng thuốc, có thể cân nhắc phương án phẫu thuật với điều kiện vùng gây bệnh khu trú, chỉ một vùng của não bị tổn thương và nằm ở vị trí đủ xa các vùng chức năng (vùng điều khiển chức năng vận động, ngôn ngữ…). Trong trường hợp này, cần phải tiến hành kiểm tra chuyên sâu để đánh giá mối quan hệ lợi ích/rủi ro của phẫu thuật. Phẫu thuật được thực hiện dưới hình thức phẫu thuật bóc tách phần não gây bệnh hoặc tiêu diệt vùng não gây bệnh bằng dao gamma, tia lase hoặc đốt nhiệt.
Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp giảm nhẹ được phát triển từ 30 năm nay. Đây là phương pháp kích thích thần kinh nhằm giảm tần suất các cơn như : Kĩ thuật không xâm lấn (khuyến khích bằng từ qua sọ, kích thích qua da dây thần kinh chạc 3), kĩ thuật bán xâm lấn (kích thích dây thần kinh phế vị nối não với các cơ quan khác nhằm đảm bảo điều tiết chức năng chủ động của các cơ quan như tiêu hóa, thở hoạc chức năng tim) hoặc kĩ thuật xâm lấn (kích thích kích thích hạt nhân trước đồi não, kích thích vỏ não vòng kín). Viêc áp dụng phương pháp nào tùy thuộc vào mức độ bệnh.
Phân loại kết quả điều trị bệnh:
- Các cơn được kiểm soát ngay sau khi bắt đầu điều trị (động kinh nhạy thuốc). Sau 3-5 năm không tái phát cơn, bác sĩ tiến hành kiểm tra, phân tích nguy cơ tái phát và có thể chỉ định dừng điều trị
- Cơn được kiểm soát trong thời gian điều trị nhưng có thể tái phát nếu ngừng điều trị (Động kinh phụ thuộc thuốc).
- Động kinh dai dẳng – chiếm 20% đến 30% - Mặc dù điều trị đều đặn và sử dụng nhiều loại thuốc (Động kinh kháng thuốc)
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh động kinh ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh