Nhận thức được điều đó, Tổng Hội Y học Việt Nam đã chỉ đạo Viện Y học Ứng Dụng Việt Nam phối hợp cùng công ty Pfizer tổ chức Chương trình đào tạo Y khoa liên tục với chủ đề “Cập nhật về Corticosteroid: Toàn cảnh từ những bằng chứng mới nhất” nhằm giúp các bác sĩ cập nhật kiến thức trong điều trị đồng thời tiến thêm một bước, gần hơn đến mô hình Y học chứng cứ, vì mục đích nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sức khỏe của nhân dân.
Hội nghị diễn ra với sự tham dự của 400 các Bác sĩ, Dược sĩ từ các Bệnh viện Trung ương, Bệnh viện thành phố, các cơ sở y tế tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hội đồng khoa học của Hội nghị bao gồm: PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á kiêm Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. BS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam; PGS. TS Chu Thị Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai; PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; PGS. TS Trần Đình Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai; TS. BS Nguyễn Toàn Thắng – Phó khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Bạch Mai kiêm Phó chủ nhiệm Bộ môn Gây mê hồi sức Đại học Y Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Chương trình Đào tạo, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á kiêm Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của người cán bộ y tế, những người nắm giữ cán cân “lợi ích” – “nguy cơ” trong việc sử dụng corticosteroid đúng cách. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên, với bất kỳ cán bộ y tế nào, corticosteroid là một nhóm hoạt chất vô cùng quen thuộc, một nhóm thuốc đã có hơn 60 năm kinh nghiệm sử dụng lâm sàng. Ở thời điểm được các nhà khoa học tìm ra, corticosteroid đã trở thành một loại “thần dược” và được sử dụng rộng rãi với những tác dụng điều trị đáng kinh ngạc trong kháng viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch. Để rồi một thời gian dài sau đó, những câu chuyện về tác dụng không mong muốn, biến chứng khi lạm dụng corticosteroid đã trở thành một nỗi ám ảnh, không chỉ với bệnh nhân mà còn với các cán bộ y tế. Tuy là một nhóm thuốc có lịch sử lâu đời, những năm gần đây, nhiều phát hiện mới, nghiên cứu mới về corticosteroid vẫn liên tục được công bố và trở thành đề tài hấp dẫn với cộng đồng y khoa. Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam và công ty Pfizer phối hợp tổ chức Hội nghị này với mong muốn tạo ra một diễn đàn để các cán bộ y tế có thể tiếp cận với những kiến thức mới nhất đồng thời chia sẻ kinh nghiệm điều trị liên quan đến corticosteroid.
Trong phiên buổi sáng, Hội nghị diễn ra với 16 bài báo cáo khoa học của 4 Chuyên đề bao gồm: Hô hấp – Tại mũi họng, Cơ xương khớp, Ung bướu – Huyết học và Cấp cứu – Hồi sức tích cực được trình bày bởi 16 báo cáo viên là các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ đến từ các Bệnh viện Trung ương.
Đặc biệt trong phiên buổi chiều, các Bác sĩ tham gia được trực tiếp thảo luận xoay quanh 8 ca lâm sàng điển hình với việc sử dụng cortiscosteroid tại một số Bệnh viện lớn trên cả nước như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện 108, Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương,… Phần thảo luận diễn ra vô cùng sôi nổi với những ý kiến đóng góp về việc sử dụng Corticosteroid trong điều trị một cách an toàn, đúng cách. Các Bác sĩ cho biết, đã được cung cấp đầy đủ những thông tin mới, hệ thống, chính xác về corticosteroid, cũng như học hỏi, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu về điều trị liên quan đến corticosteroid – nhóm thuốc rất quan trọng trong điều trị.
Hội nghị đã khép lại sau phần trao Giấy chứng nhận tham dự chương trình đào tạo y khoa liên tục của Viện y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hội y học Việt Nam cho 400 Bác sỹ tham dự tập huấn.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.