Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tập huấn Quản lý và ứng xử truyền thông về sự cố y khoa

Trong 2 ngày 12 và 19/08/2017, tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế phối hợp với Viện Y học ứng dụng Việt Nam - trực thuộc Tổng hội Y học Việt Nam, được sự đồng hành của Pfizer đã tổ chức Tập huấn “Quản lý và ứng xử truyền thông về sự cố y khoa”.

Những sự cố y khoa xảy ra trong thời gian gần đây luôn thu hút sự quan tâm cao độ của người dân và dư luận xã hội, đặt toàn ngành y tế nói chung và mỗi bệnh viện, mỗi cán bộ y tế nói riêng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử ngành y tế. Xuất phát từ mong muốn giúp các bệnh viện, và các nhân viên y tế có phương pháp quản lý sự cố y khoa đúng đắn cũng như ứng xử truyền thông phù hợp, Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế phối hợp Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hội Y học Việt Nam, với sự tài trợ của công ty Pfizer đã tổ chức hai lớp Tập huấn " Quản lý và ứng xử truyền thông về sự cố y khoa ", với sự tham dự của 250 học viên là Lãnh đạo bệnh viện, Trưởng các phòng/tổ Công tác xã hội, Trưởng các khoa Lâm sàng của gần 80 Bệnh viện Trung ương, bệnh viện thành phốcủa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đại diện các Hội chuyên khoa thuộc Tổng hội Y học Việt Nam cũng tham dự, trao đổi tại lớp tập huấn.

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế khai mạc buổi Tập huấn

Phát biểu khai mạc lớp Tập huấn, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh mối quan tâm về sự cố y khoa đang xảy ra ở Việt Nam như một thách thức đối với công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh và cả đội ngũ nhân viên y tế. Đây là một vấn đề nóng bỏng được Bộ Y tế cùng với Tổng hội Y học Việt Nam luôn quan tâm và tìm nhiều giải pháp hạn chế tối đa. Bên cạnh các giải pháp chuyên môn kỹ thuật để giảm thiểu sự cố y khoa, ứng xử truyền thông đúng, kịp thời luôn mang lại hiệu quả trong việc ổn định tâm lý người bệnh và gia đình cũng như nhân viên y tế.

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam 

Với chuyên đề "Sự cố y khoa: Thực trạng và giải pháp", TS.BS. Trương Hồng Sơn cho biết, sự cố y khoa luôn là mối quan tâm, lo ngại của giới y khoa trên toàn thế giới . Tử vong do sự cố y khoa tại Mỹ - quốc gia có dân số 322 triệu với nền y học hiện đại hàng đầu thế giới, ước tính lên tới 44.000 - 98.000 người/ năm, và sự cố y khoa là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 tại Mỹ năm 2016. Giảm thiểu sự cố y khoa đòi hỏi triển khai đồng bộ các giải pháp chuyên môn, kỹ thuật, các giải pháp đối với bệnh nhân và gia đình, và đặc biệt là các cán bộ y tế liên quan trực tiếp đến sự cố. Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, để giảm thiểu những sai sót trong quá trình điều trị, cán bộ y tế cần tránh các hành vi cư xử không đúng hoặc thiếu trách nhiệm sau khi xảy ra sự cố; trao đổi để nhận ra những bài học sau sự cố nhằm giảm thiểu và tiến tới ngăn chặn các sự cố khác tiếp tục xảy ra của bản thân họ cũng như đồng nghiệp.

Hệ thống báo cáo, xử lý sự cố y khoa nhằm mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho người bệnh, hạn chế tối đa các sự cố y khoa có thể phòng ngừa được, hiện đang được xây dựng và ban hành trong năm 2017; trong đó quy định rõ các sự cố y khoa phải báo cáo, hệ thống biểu mẫu báo cáo, trách nhiệm các đơn vị có liên quan, các giải pháp can thiệp thích hợp, được ThS.BS Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, giới thiệu trong Chuyên đề “Thiết lập hệ thống báo cáo, xử lý sự cố y khoa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

ThS.BS. Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế trao đổi chuyên đề “Phát ngôn và cung cấp thông tin khi xảy ra sự cố y khoa”

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế nhận định: công tác truyền thông, cung cấp thông tin y tế vô cùng cần thiết song vẫn chưa được chú trọng đúng mức tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế. Mỗi đơn vị y tế cần xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị, và trách nhiệm chính thuộc về thủ trưởng cơ quan. Cung cấp thông tin y tế được thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức họp báo; đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội chính thức của đơn vị; trả lời phỏng vấn của báo chí; gửi thông cáo báo chí, văn bản hoặc thư điện tử trả lời; tổ chức hoặc tham gia cung cấp thông tin trong các buổi gặp mặt báo chí, họp báo...

Nhà báo Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế đã hướng dẫn những kỹ năng ứng xử truyền thông cần có của mỗi y, bác sỹ, nhân viên y tế khi đối mặt với các sự cố y khoa, thông qua phân tích những vấn đề tồn tại của ngành y khi làm truyền thông, từ đó đưa ra giải pháp truyền thông khi có sự cố xảy ra: thành lập nhóm xử lý khủng hoảng, đưa ra kế hoạch xử lý, cung cấp thông tin hợp lý, tiếp xúc với các cơ quan báo chí…

Cũng trong buổi tập huấn, ThS.BS Trần Thu Nguyệt – Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế đã giới thiệu các hoạt động truyền thông trong bệnh viện khi xảy ra sự cố y khoa. Khi xảy ra sự cố, bệnh viện cần kích hoạt và điều hành kịp thời, linh hoạt, chính xác các hoạt động truyền thông khẩn cấp như: đẩy mạnh hoạt động của  bộ phận/tổ/nhóm Truyền thông; xác định các thông tin về sự cố y khoa; cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí mạng xã hội; truyền thông cho người bệnh và người nhà; truyền thông cho nhân viên y tế; báo cáo, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý.

Đặc biệt trong buổi tập huấn, các học viên đã được chia nhóm thực hành giải quyết tình huống khi xảy ra sự cố y khoa tại bệnh viện. Phần thảo luận diễn ra vô cùng sôi nổi với những ý kiến đóng góp về cách giải quyết, quản lý và ứng xử khi có sự cố xảy ra, áp dụng từ những thông tin được các báo cáo viên trình bày trong bài giảng. Nhiều ý kiến bổ sung có tính thực tiễn cao đã được ghi nhận để bổ sung trong các giải pháp ứng xử truyền thông khi xảy ra sự cố y khoa, như: bệnh viện cần chủ động, tích cực nắm bắt tâm lý người nhà người bệnh, tham gia trực tiếp những cuộc thảo luận chia sẻ thông tin hoặc bức xúc của người nhà bệnh nhân. Việc bổ sung nhân sự về luật, tâm lý trong các tổ/nhóm/ban truyền thông của bệnh viện cũng được các học viên gợi ý và thảo luận chi tiết.

Các học viên cho biết, đã được cung cấp đầy đủ những thông tin mới, hệ thống, chính xác về sự cố y khoa, cũng như biết cách thực hiện công tác truyền thông, quản lý thông tin và kỹ năng ứng xử lý với truyền thông khi các sự cố y khoa xảy ra.

Các thành viên tham dự Tập huấn thực hành bài giảng

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng trong phần kết luận đã nêu rõ, những sự cố trong thực hành y khoa - đôi khi cả những sai sót là không thể tránh khỏi một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh, sự cố nào xảy ra thì người thầy thuốc vẫn luôn phải xác định: sứ mệnh, tôn chỉ hoạt động của chúng ta là lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của người bệnh và đó là trọng trách mà nhân dân giao phó cho ngành y tế.

Các lớp tập huấn đã khép lại sau phần trao Chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn Quản lý và ứng xử truyền thông về sự cố y khoa cho 250 học viên tham dự.

Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm