Tập huấn Truyền thông và giáo dục Y đức, Y nghiệp cho cán bộ Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương trình tập huấn có sự tham gia của hơn 300 đại biểu là Lãnh đạo Sở Y tế, Lãnh đạo Hội Y học tỉnh cùng các bác sỹ , điều dưỡng trong và ngoài công lập từ bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện huyện, bệnh viện và phòng khám tư nhân trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh, nghề y là một nghề đặc biệt, mỗi cá nhân bác sỹ, đều mang những trọng trách to lớn đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân. Các thế hệ tiền bối như Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn Người Thày thuốc phải luôn có Đức, có Tài, tận tụy, chu đáo nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, thương yêu, thông cảm với người bệnh, coi người bệnh như người thân của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.
Trao đổi về Y Đức, Y nghiệp sự cần thiết nội dung và thách thức, GS.TS Phạm Thị Minh Đức, Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội, Nguyên Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam lưu ý rằng: nghề Y là 1 nghề cao quý và phải luôn lấy bệnh nhân làm trung tâm như lời thề của Hyppocrate mà mỗi sinh viên, bác sỹ trường Y trước khi ra trường đều phải được học. Ngày nay, Y nghiệp chính là tính chuyên sâu và thực hành y đức trong công việc khám chữa bệnh hàng ngày của mỗi người thày thuốc.
TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Kiêm Chánh Văn Phòng THYHVN -
Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam- Ảnh: Chiến Phạm
Phát biểu bế mạc lớp tập huấn, TS.BS Nguyễn Nam Hùng – Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội y học tỉnh Thừa Thiên Huế gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Tổng hội Y học Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Y tế đã cử những chuyên gia đến tập huấn cho các bác sỹ, y tá, điều dưỡng tại tỉnh Thừa Thiên Huế những kiến thức hết sức quý báu. Sở Y tế Thừa Thiên Huế mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để tiếp tục phát triển các nội dung tập huấn về Y đức, Y nghiệp trong thực hành y khoa trong thời gian tới.
Tại lớp tập huấn, 310 học viên của ngành y tế Thừa Thiên Huế đã được trao Giấy chứng nhận đào tạo liên tục về Truyền thông và Giáo dục Y đức Y nghiệp.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?