Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chỉ số huyết áp cổ chân- cánh tay ABI

Đo chỉ số huyết áp cổ chân- cánh tay là một biện pháp thực hiện nhanh, không xâm lấn giúp bạn tự kiểm tra nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại vi (PAD- peripheral artery disease).

Bệnh động mạch ngoại vi là tình trạng động mạch chân hoặc tay của bạn bị chít hẹp hoặc tắc hoàn toàn. Những người mắc căn bệnh này có nguy cơ cao dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thiếu máu nuôi dưỡng và đau chân.

Nghiệm pháp đo chỉ số huyết áp cổ chân- cánh tay so sánh huyết áp đo tại cổ chân với huyết áp được đo ở cánh tay của bạn. Khi chỉ số này thấp có thể cho biết tình trạng hẹp hoặc tắc hoàn toàn động mạch ở chi dưới, tăng nguy cơ mắc những bệnh lý tuần hoàn và có thể gây ra bệnh lý tim mạch hay đột quỵ.

Nghiệm pháp đo chỉ số cổ chân- cánh tay là một trong bộ 3 nghiệm pháp: siêu âm động mạch cảnh (carotid ultrasound) và siêu âm bụng để kiểm tra tình trạng tắc mạch hay các bệnh bệnh động mạch 

Tại sao cần thực hiện nghiệm pháp này?

Như khái niệm ở phía trên đã đề cập, nghiệm pháp đo chỉ số này để định hướng tới bệnh động mạch ngoại vi (PAD), một tình trạng mà những động mạch chân hoặc tay bị hẹp.

Bác sĩ sẽ quyết định cho bạn thực hiện nghiệm pháp này nếu bạn lớn hơn 50 tuổi và có một trong các nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại vi sau đây:

  • Đang hút hoặc đã từng hút thuốc lá trước đây
  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Cholesterol máu cao

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh động mạch ngoại vi, bác sĩ điều trị của bạn có thể đề nghị thực hiện nghiệm pháp đo huyết áp cổ chân- cánh tay để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị và phục hồi

Và nếu bạn có triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện nghiệm pháp này để đánh giá những triệu chứng đó, ví dụ như: đau chân khi đi bộ có phải thực sự do bệnh động mạch ngoại vi gây ra hay không hay do bệnh lý khác như bệnh hẹp ống sống. Khi thực hiệm nghiệm pháp đo huyết áp cổ chân- cánh tay, bạn phải đi bộ trên chiếc máy chạy bộ trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thực hiện đo huyết áp ở những vị trí cổ chân và cánh tay.

Những yếu tố nguy cơ:

 Quá trình thực hiện nghiệm pháp đo chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay thường rất an toàn. Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu một chút khi băng đo huyết áp cuốn quanh cánh tay và cổ chân phồng to, nhưng cảm giác đó chỉ là tạm thời và sẽ hết khi khí đi ra khỏi băng cuốn.

Nếu bạn đau chân hoặc đau tay nhiều, bác sĩ của bạn có thể sẽ không yêu cầu thực hiện nghiệm pháp này. Thay cho chỉ số huyết áp cổ chân- cánh tay, bác sĩ của bạn có thể đề nghị kiểm tra động mạch chi dưới thông qua chẩn đoán hình ảnh

Chuẩn bị như thế nào?

Thông thường, bạn sẽ không cần phải thực hiện theo một hướng dẫn đặc biệt nào trước khi thực hiện nghiệm pháp. Bạn chỉ cần mặc đồ thoải mái, dễ chịu để giúp quá trình đo huyết áp, cuốn băng cuốn ở cổ chân hay cánh tay được thuận lợi.

Bạn mong đợi điều gì?

Trong khi thực hiện nghiệm pháp:

Bạn nằm ngửa, thẳng lưng trên một chiếc bàn, và kĩ thuật viên sẽ đo huyết áp ở cả hai tay của bạn bằng sử dụng bộ đo huyết áp có băng cuốn. Sau đó kĩ thuật viên sẽ đo huyết áp ở hai chân của bạn cũng sử dụng băng cuốn huyết áp và một thiết bị siêu âm Doppler cầm tay sẽ được bác sĩ ấn trên vùng da của bạn. Thiết bị siêu âm Doppler cầm tay này sử dụng những sóng âm để tạo ra hình ảnh và giúp bác sĩ nghe được tiếng đập của mạch sau khi băng cuốn được xả khí. Thủ tục để thực hiện nghiệm pháp này thường đơn giản, dựa trên sự ưu tiên của bác sĩ.

Thực hiện nghiệm pháp đo chỉ số huyết áp cổ chân- cánh tay không gây đau và cũng giống như những lần đo huyết áp thường quy khi bạn tới gặp bác sĩ. Bạn có thể cảm thấy căng tức đôi chút khi băng cuốn huyết áp được bơm khí để đo huyết áp.

Sau nghiệm pháp:

 Nghiệm pháp đo chỉ số ABI thường chỉ nên thực hiện trong một vài phút và không có thận trọng đặc biệt nào bạn đối với nghiệm pháp này. Bác sĩ của bạn sẽ thảo luận kết quả của nghiệm pháp với bạn

Kết quả

Khi nghiệm pháp đo chỉ số ABI ( huyết áp cổ chân- cánh tay) hoàn thành, bác sĩ của bạn đánh giá chỉ số bởi phép chia huyết áp tâm thu của động mạch gần cổ chân chia cho huyết áp tâm thu của tay. Khi so sánh với tay, huyết áp thấp hơn ở chân có thể chỉ dẫn tới bệnh động mạch ngoại biên. Dựa trên những con số mà bác sĩ tính toán được, chỉ số ABI có thể ở những khoảng sau:

  • Không có sự tắc nghẽn động mạch (ABI: 1.0- 1.4) Một chỉ số huyết áp cổ chân- cánh tay trong khoảng này gợi ý rằng bạn gần như chắc chắn không mắc bệnh động mạch ngoại vi. Tuy vậy nếu bạn có những yếu tố nguy cơ ví dụ như đái tháo đường, hút thuốc lá hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh động mạch ngoại vi, trao đổi với bác sĩ để có thể tiếp tục giám sát các nguy cơ của bạn
  • Có sự tắc nghẽn (0.9 hoặc thấp hơn). Chỉ số ABI thấp hơn 1.0 sẽ hướng đến sự chít hẹp của động mạch ở chân của bạn. Phụ thuộc vào chỉ số đó thấp như thế nào, sự tắc nghẽn có thể từ mức nhẹ đến nặng, tương đương với mức độ của bệnh động mạch chi dưới từ nhẹ đến nặng.
  • Động mạch xơ cứng ( điểm cao hơn 1.4) nếu chỉ số ABI của bạn cao hơn 1.4, điều này có thể có ý nghĩa động mạch của bạn bị xơ cứng nên không thể bị ấn xuống khi băng đo huyết áp được bơm khí. Bạn có thể cần đến kiểm tra siêu âm để kiểm tra bệnh động mạch ngoại vi thay cho chỉ số ABI hoặc sử dụng chỉ số huyết áp ngón chân cái- cánh tay , trong trường hợp đó huyết áp ở tay của bạn và ở ngón chân cái sẽ được so sánh với nhau.
Phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn, bác sĩ của bạn có thể đề nghị thay đổi lối sống, yêu cầu sử dụng thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật để điều chị PAD ( bệnh động mạch ngoại biên). Hãy trao đổi với bác sĩ về suy nghĩ và ý kiến của bạn. Bạn cũng có thể cần thêm những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh để tìm phương án điều trị.
Nghiệm pháp này có thể không đủ để đánh giá chỉ số cổ chân- cánh tay nếu bạn mắc đái tháo đường mức độ nặng hoặc sự vôi hoá động mạch với sự tác nghẽn lớn. Thay vào đó, bác sĩ của bạn có thể cần biết chỉ số huyết áp của bạn được đo ở ngón chân cái để có kết quả phù hợp nhất nếu cả hai trường hợp trên đều xảy ra.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu rõ các chỉ số khi đo huyết áp
CTV Hoàng Quân - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayo Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm