Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp

Không chỉ huyết áp cao mới là bệnh lí mà huyết áp thấp cũng có thể gây nhiều vấn đề đáng lưu ý. Vậy nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là gì?

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp

Huyết áp là áp lực của máu lên thành của động mạch trong giai đoạn hoạt động và nghỉ ngơi của mỗi nhịp tim.

  • Huyết áp tâm thu là áp lực của tim tạo ra khi bơm máu qua động mạch đi khắp cơ thể.
  • Huyết áp tâm trương là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 nhịp đập.

Theo những hướng dẫn hiện nay xác định là huyết áp thấp khi huyết áp trung bình dưới 120/80 mmHg.

 
Mặc dù bạn có thể đo được huyết áp chính xác tại bất kỳ thời điểm nào nhưng không phải là luôn luôn giống nhau. Nó có thể thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn - đôi khi chỉ trong khoảng cách giữa 2 nhịp tim, tùy thuộc vào tư thế, nhịp thở, mức độ căng thẳng, tình trạng sức khỏe, các thuốc mà bạn đang sử dụng, những gì bạn ăn và uống, và thậm chí cả thời gian trong ngày. Huyết áp thường thấp nhất là vào ban đêm và tăng mạnh khi thức dậy.

Huyết áp thấp

Mức huyết áp được coi là huyết áp thấp đối với bạn có thể là bình thường đối với một người khác. Hầu hết các bác sĩ đánh giá là huyết áp thấp mạn tính chỉ khi nó gây ra các triệu chứng đáng chú ý.

Một số chuyên gia xác định huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg - bạn chỉ cần có 1 trong 2 huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương thuộc phạm vi thấp hơn bình thường là đã được coi là huyết áp thấp. Nói cách khác, nếu huyết áp tâm thu của bạn là 115, nhưng huyết áp tâm trương của bạn là 50, bạn được đánh giá là có huyết áp thấp so với bình thường.

Hạ huyết áp đột ngột cũng có thể gây nguy hiểm. Ví dụ, thay đổi 20 mmHg - giảm từ 110 tâm thu đến 90 mm Hg huyết áp tâm thu - có thể gây chóng mặt và ngất xỉu khi não không được cung cấp đủ máu.

Tụt huyết áp nặng, đặc biệt là những người bị chảy máu không kiểm soát được, nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc phản vệ, có thể đe dọa tính mạng.

Các vận động viên và những người tập thể dục thường xuyên có xu hướng có huyết áp thấp và nhịp tim chậm hơn những người không tập luyện.

Nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, huyết áp thấp có thể là một dấu hiệu của những rối loạn nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân

Một vài vấn đề về y tế có thể gây huyết áp thấp, bao gồm:

Mang thai: Bởi vì thể tích tuần hoàn của phụ nữ mang thai tăng lên nhanh chóng nên huyết áp có thể giảm. Thông thường thì trị số huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

 
Các vấn đề về tim mạch: Một vài vấn đề về tim mạch có thể gây huyết áp thấp do cơ thể không được cung cấp đủ máu bao gồm nhịp tim quá chậm, các bệnh lí van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim.

Các vấn đề về nội tiết: bệnh lí tuyến giáp, tuyến cận giáp, suy thượng thận (bệnh Addison),hạ đường huyết và đôi khi bệnh tiểu đường có thể gây hạ đường huyết.

Mất nước: khi cơ thể bị mất nước, thậm chí chỉ là mất nước nhẹ, bạn cũng có thể cảm thấy yếu, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn, tiêu chảy nặng, sử dụng quá liều thuốc lợi tiểu và luyện tập quá sức có thể dẫn đến mất nước.

Sốc giảm thể tích là một biến chứng nặng của mất nước, có thể đe dọa tính mạng. Nó xảy ra khi thể tích máu thấp gây tụt huyết áp đột ngột và giảm cung cấp oxy cho các mô. Nếu không được điều trị, sốc giảm thể tích nặng có thể gây tử vong trong vài phút hoặc vài giờ.

Mất máu: Mất máu do chấn thương hoặc chảy máu trong làm giảm lượng máu trong cơ thể có thể gây tụt huyết áp.

Nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng do tụt huyết áp vì sốc nhiễm khuẩn.

Sốc phản vệ: là tình trạng nặng và có thể đe dọa tính mạng. Các tác nhân gây sốc phản vệ bao gồm thức ăn, thuốc, côn trùng đốt, cao su. Nó có thể gây khó thở, phát ban, ngứa, phù thanh quản và tụt huyết áp.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: thiếu vitamin B12 và acid folic có thể làm cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu (thiếu máu), gây huyết áp thấp.

Các thuốc có thể gây ra huyết áp thấp

Một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng có cũng có thể gây ra huyết áp thấp, bao gồm:
  • Thuốc lợi tiểu như furosemide (Lasix) và hydrochlorothiazide (Microzide, Oretic)
  • Thuốc chẹn alpha, như prazosin (Minipress) và labetalol
  • Thuốc chẹn beta như atenolol (Tenormin), propranolol (Inderal, Innopran XL) và timolol
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson như pramipexole (Mirapex) hoặc những loại có chứa levodopa
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng), bao gồm doxepin (Silenor), imipramine (Tofranil), protriptyline (Vivactil) và trimipramine (Surmontil)
  • Sildenafil (Viagra) hoặc tadalafil (Cialis), đặc biệt khi  kết hợp với nitroglycerin thuốc tim

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp điều trị bệnh huyết áp thấp

Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm