Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chỉ nha khoa có cần thiết hay không?

Chỉ nha khoa thường được các nha sĩ khuyên dùng cùng với chải răng vì các lợi ích cho răng miệng mà nó mang lại. Tuy nhiên, nó cũng có những sự bất tiện nhất định và theo các nha sĩ, cần dùng chỉ nha khoa hay không phụ thuộc vào bản thân mỗi người.

Chỉ nha khoa mang lại những lợi ích nhất định

Các nghiên cứu về lợi ích của chỉ nha khoa cho thấy việc kết hợp sử dụng chỉ nha khoa với đánh răng thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ chảy máu nướu răng. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu đánh giá không thể cung cấp bằng chứng dùng chỉ nha khoa trong ngăn chặn hình thành sâu răng. Điều này có thể lý giải vì hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ một đến ba tháng, và trong một vài tháng chỉ đủ để phát hiện nướu bị chảy máu chứ không đủ thời gian đánh giá sâu răng phát triển đáng kể hay không.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn luôn khuyến khích dùng chỉ nha khoa vì ít nhất chúng ta biết dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe của nướu, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung.

Vì sao nên dùng chỉ nha khoa làm sạch răng?

Sâu răng và bệnh nướu răng chủ yếu là do mảng bám tích tụ trên răng và nướu. Mảng bám răng là một phần của hệ sinh thái phức tạp bao gồm 800 loại vi khuẩn khác nhau được tìm thấy trong miệng. Hệ sinh thái độc đáo của mảng bám răng có thể ví như một thành phố lớn, và việc đánh răng giống như cách mà quái vật Godzilla phá hủy một thành phố vậy. Tuy nhiên, vi khuẩn mảng bám có thể xây dựng lại cơ sở hạ tầng rất nhanh chóng và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải chải răng thường xuyên.

Theo các chuyên gia, chải răng khó mang lại hiệu quả trong việc làm sạch kẽ răng do tính phức tạp của mô hình kẽ răng. Qua đó, chính mảng bám vẫn còn ở những khu vực này dẫn đến hầu hết các bệnh sâu răng và bệnh nướu răng. Lúc này chỉ nha khoa mang tới công dụng đặc biệt - đó là để làm sạch kẽ răng.

Nếu mảng bám trên răng và nướu của chúng ta ở mức đủ lâu, các khoáng chất trong nước bọt sẽ cứng lại và tạo thành một chất có màu trắng như phấn gọi là cao răng. Cao răng đóng vai trò là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn khác nhau có thể gây ra bệnh nướu răng. Sau khi hình thành, cao răng không thể loại bỏ chỉ bằng cách đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Thay vào đó, nó cần được loại bỏ bằng các dụng cụ đặc biệt tại cơ sở nha khoa.

Vấn đề lớn về chảy máu nướu răng là gì?

Tương tự như cách bác sĩ đo lường sức khỏe bằng cách kiểm tra huyết áp chẳng hạn, nha sĩ sẽ nhẹ nhàng kiểm tra nướu để xem chúng có chảy máu hay không. Chảy máu nướu răng thường báo hiệu sự hiện diện của mảng bám và/hoặc cao răng không được làm sạch. Thậm chí, chảy máu nướu có thể nhận thấy ngay sau khi đánh răng hoặc ăn một số loại thực phẩm.

Đối với nha sĩ, chảy máu nướu răng cho thấy nguy cơ phát triển các vấn đề về nướu nâng cao, được gọi là bệnh nha chu. Tình trạng này khiến lớp nền móng giữ răng trong xương hàm bị thoái hóa, dần dần và cuối cùng khiến răng bị lung lay và rụng.

Một số ảnh hưởng khác có thể gây phiền toán và khó chịu của bệnh nướu răng bao gồm:

  • Răng lung lay
  • Nụ cười vàng/nâu do răng bị ố màu
  • Những khoảng trống lớn màu đen xuất hiện giữa các răng, nơi nướu đã bị thu nhỏ
  • Hôi miệng.

Do vậy, hành động dùng chỉ nha khoa có thể bảo vệ nụ cười của bất cứ ai. Hơn nữa, các bằng chứng hiện tại cũng cho thấy bệnh nha chu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, trong số rất nhiều các vấn đề sức khỏe khác.

Vậy chắc chắn phải dùng chỉ nha khoa?

Điều này phụ thuộc vào tình hình hiện tại của mỗi người. Giống như việc bạn không lau thảm hoặc hút bụi trong nhà tắm vậy, nha sĩ có các công cụ cụ thể phù hợp với mọi tình huống vệ sinh.

Dùng chỉ nha khoa sẽ rất hiệu quả nếu:

  • Vẫn còn gần đủ răng
  • Răng sát nhau
  • Nướu không bị tụt xuống để lại khoảng trống hình tam giác giữa các răng.

Đây được coi là khuyến nghị với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đối với một số người đặc biệt, chỉ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng và nướu sẽ không hiệu quả. Đặc biệt như:

  • Lộ khoảng trống giữa các răng quá lớn để dùng chỉ nha khoa làm sạch
  • Đang thực hiện các thủ thuật nha khoa phức tạp như bắc cầu răng, cấy ghép…
  • Răng giả bán phần (răng giả thay thế một số răng bị mất)
  • Dụng cụ chỉnh nha như mắc cài...

Trong những trường hợp này, chúng ta phải nghĩ đến việc làm sạch kẽ răng thông qua sử dụng các dụng cụ khác như bàn chải chuyên dụng hoặc tăm nha khoa đặc biệt có tên gọi bàn chải kẽ.

Mẹo dùng chỉ nha khoa tốt:

Để dùng chỉ nha khoa hiệu quả, hãy ghi nhớ:

  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng để nó trở thành một phần thói quen làm sạch răng miệng.
  • Nên sử dụng chỉ quấn qua ngón tay, dài từ 30-40cm cho mỗi lần sử dụng.
  • Quấn phần lớn vòng quanh ngón tay của một bàn tay và 2-3 cm quanh ngón tay của bàn tay kia.
  • Từ từ di chuyển chỉ nha khoa về phía nướu để đảm bảo bạn làm sạch cả hai mặt của kẽ răng.
  • Dùng chỉ nha khoa có thể gây chảy máu, nhưng điều này sẽ cải thiện theo thời gian.
Dùng chỉ nha khoa có thể mất một thời gian để thành thạo các thao tác, và càng sử dụng thường xuyên hơn, thao tác sẽ trở nên nhanh hơn và chuẩn xác hơn. Hãy để việc sử dụng chỉ nha khoa trở thành thói quen chăm sóc răng miệng của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Mối liên quan giữ bệnh nha chu và đột quỵ

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm