Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn sau cắt bỏ túi mật

Túi mật của bạn dài khoảng 10cm, có hình oval và được kết nối với gan. Túi mật là nơi tập trung dịch mật từ gan và giải phóng dịch mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn.

Nếu túi mật của bạn bị viêm hoặc bị sỏi, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Mặc dù bạn có thể sống bình thường mà không cần túi mật, nhưng bạn sẽ cần phải thay đổi một chút về chế độ ăn của mình.

Bạn cần phải hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm nhiều giàu mỡ, chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn, bởi khi không có túi mật, cơ thể sẽ khó tiêu hóa những loại thực phẩm này hơn. Tuy nhiên, bạn không phải tránh những loại thực phẩm này vĩnh viễn. Sau vài tháng phẫu thuật, bạn có thể dần dần thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn của bạn.

Những thực phẩm bạn nên tránh?

Không có một chế độ ăn tiêu chuẩn nào dành cho người sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật cả. Nhìn chung, tốt nhất, bạn nên tránh ăn thực phẩm nhiều mỡ, chiên rán, chế biến sẵn và thực phẩm nhiều đường. Ăn những loại thực phẩm này sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi gây đau bụng, chướng bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân là vì dịch mật chảy tự do đến ruột non và có tác dụng giống như thuốc nhuận tràng.

Thịt có nhiều mỡ

Thịt được chế biến sẵn hoặc thịt nhiều mỡ có thể có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của bạn sau khi bạn phẫu thuật cắt bỏ túi mật

Những loại thịt nhiều mỡ bao gồm:

  • Bít tết hoặc thịt đỏ phần có nhiều mỡ
  • Thịt bò
  • Thịt lợn
  • Thịt xông khói
  • Thịt nguội, ví dụ như bologna hay salami
  • Xúc xích
  • Thịt cừu
  • Thịt dê

Các sản phẩm từ sữa

Các chế phẩm từ sữa cũng có thể sẽ trở nên khó tiêu hóa với cơ thể nếu không có túi mật.

Hãy tránh hoặc hạn chế tiêu thụ những sản phẩm sau:

  • Sữa, đặc biệt là sữa nguyên kem
  • Sữa chua không tách béo
  • Phô mai không tách béo
  • Kem
  • Whipping cream
  • Kem chua
  • Các loại nước xốt làm từ kem

Nếu bạn không thể cắt giảm lượng chế phẩm từ sữa, hãy cố gắng lựa chọn sữa chua tách béo hoặc phô mai ít béo hoặc lựa chọn các loại sữa hạt, ví dụ như sữa hạnh nhân.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều chất béo và đường được thêm vào. Những loại đường và chất béo này thường giúp thực phẩm bảo quản được lâu hơn, nhưng cũng sẽ khó tiêu hóa và không chứa nhiều dinh dưỡng.

Hãy cố gắng tránh ăn những loại thực phẩm sau:

  • Bánh ngọt
  • Bánh gatô
  • Bánh quy
  • Ngũ cốc có đường
  • Bánh mỳ trắng hoặc các loại bánh mỳ đã qua chế biến
  • Thực phẩm nấu bằng giàu thực vật hoặc giàu đã được hydro hóa

Caffein và rượu

Caffein có chứa các loại acid có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều acid. Việc này có thể dẫn đến đau dạ dày và khó chịu sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Hạn chế hoặc tránh ăn các loại thực phẩm hoặc đồ uống giàu caffein như:

  • Cà phê
  • Trà
  • Soda
  • Đồ uống thể thao
  • Đồ uống có caffein, ví dụ như thanh năng lượng hoặc các món tráng miệng có hương vị cà phê
  • Chocolate

Nên ăn những loại thực phẩm nào?

Mặc dù bạn nên tránh ăn một số loại thực phẩm sau khi đã cắt bỏ túi mật, nhưng vẫn còn rất nhiều thực phẩm bạn có thể ăn

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa khi dịch mật không được tích tụ lại. Hãy tăng dần lượng chất xơ bạn nạp vào để bạn không bị “quá tải” chất xơ sau khi phẫu thuật, bởi quá nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi.

Dưới đây là những nguồn thực phẩm giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, ví dụ như canxi, vitamin nhóm B và acid omega 3:

  • Các loại đậu, đỗ
  • Khoai tây có vỏ
  • Yến mạch
  • Lúa mạch
  • Bánh mỳ, mỳ ống, gạo làm từ ngũ cốc nguyên cám
  • Các loại hạt tươi (chưa chiên dầu) ví dụ như hạnh nhân, óc chó và hạt điều
  • Hạt chia
  • Các loại hạt mầm
  • Trái cây và rau xanh

Các loại trái cây, rau xanh giàu dinh dưỡng giàu vitamin

Vì bạn vừa hồi phục sau phẫu thuật và cần nhiều chất xơ, nên hãy cố gắng ăn các loại trái cây giàu dinh dưỡng.

Dưới đây là các loại trái cây giàu vitamin A, chất xơ, vitamin C và các chất dinh dưỡng thực vật:

  • Các loại đậu
  • Bông cải trắng
  • Bắp cải
  • Mầm cải brussel
  • Bông cải xanh
  • Rau chân vịt
  • Cải xoăn
  • Cà chua
  • Cam, chanh, bưởi
  • Trái bơ
  • Việt quất
  • Nam việt quất
  • Mâm xôi
  • Thịt nạc hoặc các loại thay thế thịt

Nếu bạn là người ăn rất nhiều thịt, phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể là một điều vô cùng đáng sợ với bạn. Nhưng bạn không cần phải cắt bỏ hoàn toàn thịt ra khỏi chế độ ăn. Hãy lựa chọn các loại thịt nạc hơn hoặc các loại protein thực vật:

  • Ức gà
  • Thịt gà tây
  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Cá trích
  • Các loại cá trắng ví dụ như cá tuyết, cá chim
  • Đậu phụ, đậu nành

Các loại thực phẩm ít béo, không béo hoặc có các chất béo lành mạnh

Cố gắng tránh sử dụng quá nhiều dầu mỡ khi chế biến thực phẩm. Thay vào đó, hãy sử dụng dầu thực vật, hoặc trái bơ, dầu ôliu hoặc dầu dừa. Hãy cố gắng bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu các chất béo tốt cho sức khỏe.

Các lưu ý khác về chế độ ăn

Chỉ cần những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật cũng có thể đóng góp rất lớn vào việc giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Ngoài việc tránh ăn một số loại thực phẩm, bạn cũng nên:

Không ăn đồ ăn cứng ngay sau khi phẫu thuật: thêm dần, từ từ các loại đồ ăn cứng vào chế độ ăn sau khi phẫu thuật để dự phòng các vấn đề về tiêu hóa.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày: ăn một bữa ăn lớn trong một khoảng thời gian ngắn có thể sẽ gây đầy hơi và chướng bụng, do vậy, hãy chia nhỏ bữa ăn của bạn. Cố gắng ăn khoảng 6 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau vài ngày. Cố gắng ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít béo, giàu protein. Mỗi bữa không nên ăn quá 3g chất béo.

Cân nhắc đến việc thực hiện chế độ ăn chay: thịt và các chế phẩm từ sữa thường sẽ khó tiêu hóa hơn sau khi đã cắt bỏ túi mật

Luyện tập thể thao hàng ngày để giúp duy trì cân nặng hợp lý.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vai trò của túi mật trong cơ thể

PGs.Ts.Bs. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm