Khí phế thũng là một bệnh phổi mạn tính phổ biến, thường là hậu quả của các bệnh lý hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản kéo dài.
Bệnh gây ra những tổn thương không hồi phục ở phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy kéo dài và khó thở ngày càng tăng. Nếu không được điều trị và quản lý tốt, khí phế thũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi nguy hiểm đến tính mạng.
Khí phế thũng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Chế độ dinh dưỡng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học giúp cung cấp năng lượng cần thiết, tăng cường miễn dịch, giảm viêm và cải thiện chức năng phổi cho người bệnh vì người bệnh khí phế thũng thường tiêu hao nhiều năng lượng hơn do phải gắng sức để thở.
Dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là protein giúp duy trì khối lượng cơ bắp bao gồm cả cơ hô hấp, giúp thở dễ dàng hơn.
Người bệnh phổi mạn tính dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Một chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất sẽ tăng cường hệ miễn dịch và giúp phục hồi nhanh hơn nếu bị nhiễm trùng. Việc sử dụng các thực phẩm có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm trong đường thở và cải thiện chức năng phổi.
Người bệnh khí phế thũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng tốt để cải thiện chức năng phổi.
Theo ThS.BSNT Phan Hữu Kiệm, Bệnh viện Phổi Hà Nội, người bệnh khí phế thũng cần được điều trị để giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng tốt bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Khi ăn nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ và tránh nằm ngay sau bữa ăn. Nên ưu tiên các loại thức ăn thức mềm, dễ tiêu hóa như: sữa chua, gạo, khoai tây, gà hay cá có thể dễ chịu hơn so với thịt đỏ và các món ăn nặng...
Đọc thêm tại bài viết sau: Các giai đoạn của bệnh khí phế thũng
Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng sẽ hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe phổi và chất lượng cuộc sống của người bệnh khí phế thũng. Các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi bao gồm: Protein chất lượng cao, chất béo lành mạnh, carbohydrate phức hợp, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Protein giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp bao gồm cả các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn), giúp người bệnh thở tốt hơn. Protein cũng hỗ trợ hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.
Nguồn thực phẩm giàu protein chất lượng cao như: Thịt nạc (gà, cá), trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai ít béo), các loại đậu và đỗ, các loại hạt...
Carbohydrate phức hợp là nguồn carb tốt cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể một cách ổn định.
Carbohydrate phức hợp có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám), rau củ (khoai lang, bí đỏ), trái cây tươi...
Chất béo lành mạnh cung cấp năng lượng cho người bệnh khí phế thũng. Chất béo không bão hòa đơn và đa (đặc biệt là omega-3) có đặc tính chống viêm, giúp giảm viêm trong đường thở.
Nguồn thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: Cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm...), hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, dầu ô liu, quả bơ...
Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... hỗ trợ tiêu hóa, ổn định đường trong máu và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng đối với người bệnh khí phế thũng vì thừa cân gây thêm áp lực lên tim và phổi, làm trầm trọng thêm các triệu chứng hô hấp.
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tăng cường miễn dịch cho người bệnh khí phế thũng,
Chia nhỏ bữa ăn: Chia thành 4-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính với số lượng lớn thức ăn. Cách này giảm áp lực lên cơ hoành, giúp thở dễ dàng hơn.
Không ăn quá no: Cảm giác no có thể gây khó thở. Nên dừng ăn khi cảm thấy vừa đủ.
Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh nuốt phải nhiều không khí gây đầy bụng và khó chịu.
Uống đủ nước: Duy trì đủ nước là rất quan trọng vì nước giúp loãng đờm, làm cho việc khạc đờm dễ dàng hơn và tránh mất nước.
Không nằm ngay sau khi ăn: Nên chờ ít nhất khoảng 2 tiếng sau khi ăn mới nên nằm để tránh trào ngược dạ dày thực quản và khó thở.
Hạn chế thực phẩm gây đầy hơi: Tránh hoặc hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, nước ngọt có gas, các loại đậu... có thể gây đầy hơi, chướng bụng.
Kiểm soát lượng muối: Ăn quá nhiều muối trong các món ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, dưa muối, mắm... gây giữ nước, làm tăng gánh nặng cho tim và phổi.
Tránh các chất kích thích: Tránh caffeine (cà phê, trà đặc, nước tăng lực) và rượu bia vì chúng có thể tương tác với thuốc gây ra các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến hô hấp.
Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.
Bệnh xơ cứng teo cơ một bên hay còn được gọi là ALS, là một bệnh về hệ thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống gây mất kiểm soát cơ. Bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cùng tìm hiểu về bệnh lý xơ cứng teo cơ một bên qua bài viết sau đây!
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !