Chế độ ăn Bắc Âu liệu có thể trở thành chế độ ăn lành mạnh nhất?
Có phải bạn đang quan tâm đến việc áp dụng một chế độ ăn cho bản thân và phân vân không biết nên chọn cách thức nào? Rất nhiều chế độ ăn đã gây tranh cãi trong lĩnh vực dinh dưỡng như: chế độ ăn keto, chế độ ăn theo nhóm máu và chế độ ăn không có lectin. Và bây giờ, một chế độ ăn khác cũng đang được các nhà khoa học quan tâm đó là: chế độ ăn Bắc Âu.
Vào năm 2004, các đầu bếp giỏi nhất đến từ các nước như Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển đã tụ tập với nhau cùng xây dựng để tạo nên một hình thức ẩm thực mới cho Bắc Âu. Nhiệm vụ của việc xây dựng này là phải hình thành một chế độ ăn uống mang tính thời vụ, bền vững, tôn trọng đạo đức, sức khỏe và chất lượng của thức ăn.
Không giống như những chế độ ăn đang thịnh hành bây giờ, chế độ ăn Bắc Âu không hề tập trung vào việc cắt giảm lượng calo hay tinh bột mà thay vào đó biến ăn uống thành một cách sinh hoạt tốt nhờ vào tập trung tiêu thụ thực vật.
Tổ chức Y tế thế giới cho rằng chế độ ăn Bắc Âu mang đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Vì vậy, để có những lựa chọn tốt nhất cho bản thân, bạn nên tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây về chế độ ăn Bắc Âu trước khi sử dụng nó.
Chế độ ăn Bắc Âu là gì?
Chế độ ăn Bắc Âu là một kế hoạch ăn uống chủ yếu dựa trên các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đặc biệt nhấn mạnh về rau củ, bắp cải, nấm và các sản phẩm khác được trồng tại các nước Bắc Âu, bao gồm cả cá béo và ngũ cốc nguyên hạt.
Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn Bắc Âu có nguồn gốc từ các đầu bếp Scandinavia với sứ mệnh ban đầu là chế biến món ăn ngon, lành mạnh của địa phương.
Theo nhiều cách, chế độ ăn này giống với chế độ ăn Địa Trung Hải. Tuy nhiên, vẫn có một điểm khác biệt: chế độ Địa Trung Hải khuyến khích tiêu thụ dầu oliu và một ly rượu vang đỏ hàng ngày; trong khi chế độ Bắc Âu đẩy mạnh dùng dầu canola (trong hạt cải dầu) và chỉ khuyến cáo dùng rượu ở một mức vừa phải.
Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn Bắc Âu?
Chế độ ăn của người Bắc Âu rất phong phú về các chất dinh dưỡng quan trọng phòng chống bệnh tật vì nó nhấn mạnh toàn bộ vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Bên cạnh đó, nó vẫn bao gồm cá béo và một lượng nhỏ sữa nên bạn vẫn sẽ có một lượng protein khỏe mạnh (cho cơ bắp), axit béo omega-3 (cho tim và não) và vitamin D (cho xương và hệ miễn dịch).
Ngoài ra, chế độ ăn của người Bắc Âu cũng có ít chất béo bão hòa, natri và các loại đường, chính vì vậy có thể làm giảm nguy cơ sức khỏe về các bệnh mạn tính như béo phì, tim mạch, tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2011 đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn Bắc Âu cải thiện lipid máu, độ nhạy insulin và huyết áp ở những người có cholesterol hơi cao. Một nghiên cứu khác năm 2014 cũng kết luận rằng nó có thể làm giảm sự biểu hiện của các gen thúc đẩy viêm ở những người béo phì với hội chứng chuyển hóa.
Vào năm 2015, một nghiên cứu trên dữ liệu bao gồm hơn 57.000 người đàn ông và phụ nữ Đan Mạch cho kết quả về chế độ ăn theo kiểu Bắc Âu có liên quan ít hơn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Một tin tốt nữa là chế độ ăn này có thể tốt cho vòng eo của bạn bởi vì nó có lượng calo thấp và lượng chất xơ nhiều hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao các nước Scandinavia có tỷ lệ béo phì ít hơn các nước khác, ví dụ Mỹ.
Trong khi chế độ ăn Địa Trung hải được rất nhiều nghiên cứu đề cập đến thì chế độ ăn Bắc Âu vẫn còn ít được tìm hiểu sâu để so sánh hai chế độ ăn này. Vì vậy, không thể khẳng định rằng lựa chọn hình thức nào là tốt nhất cho cơ thể. WHO thực sự khuyến khích bạn hãy lựa chọn một trong hai cách ăn uống này để nâng cao sức khỏe cho bạn.
Thử sức với chế độ ăn Bắc Âu
Nếu bạn muốn thử chế độ ăn kiêng này, hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ các đồ ăn vặt, loại bỏ các thực phẩm có đường, thực phẩm chế biến sẵn như soda, bánh ngọt, thức ăn đông lạnh. Thịt đỏ và rượu chỉ nên thưởng thức ở mức độ vừa phải. Dưới đây là điển hình của một chế độ ăn hàng ngày:
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Các chế độ ăn kiêng: Ăn kiểu Địa Trung Hải cho một cơ thể khỏe mạnh
Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em là một tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc cấp tính, ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Trẻ có cân nặng quá thấp (<-2SD) so với chuẩn là SDD nhẹ cân, trẻ có chiều cao thấp (<-2SD) so với chuẩn là được gọi là SDD thấp còi.
Mùa lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để mọi người rời xa nhịp sống thường nhật, tận hưởng những chuyến đi đầy thú vị bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu, cùng với những hoạt động di chuyển liên tục có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...