Thức ăn cho bé tập ăn dặm
Phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Ở thời điểm này, hệ tiêu hoá của trẻ đủ phát triển để tiêu hoá hầu hết các loại thức ăn. Tuy nhiên, một số nguy cơ cũng thường xảy ra khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm như trẻ không nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến còi xương do thiếu calci, thiếu máu do thiếu sắt... Bên cạnh đó, trong các bữa ăn dặm bổ sung của trẻ còn sử dụng các loại gia vị mặn như muối ăn, nước chấm...
Vì vậy ăn dặm không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn cần chú ý đến việc sử dụng các gia vị hợp lý. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối (na-tri) đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Chế độ ăn dặm cần đảm bảo tính đa dạng, đủ dinh dưỡng và sử dụng các gia vị hợp lý
Thức ăn dặm cho bé có cần thêm muối?
Natri và Clo là thành phần chủ yếu có trong muối và là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng trong tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối.
Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 16/6/2016, theo đó, nhu cầu về Natri/muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị như sau:
Nhóm tuổi | Natri (mg/ngày) | Muối (g/ngày) |
0 - 5 tháng | 100 | 0,3 |
6 - 11 tháng | 600 | 1,5 |
1 - 2 tuổi | < 900 | 2,3 |
hế biến thức ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi có thực sự cần thêm muối?
01 bát con cháo thịt bí đỏ 100ml cung cấp cho bé cung cấp cho bé 5.55mg Natri, chưa kể lượng Natri có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Việc thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt. Việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ.
Chính vì thế khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho muối, bởi thực tế trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi,... đều đã cung cấp đủ natri cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
Một số lưu ý khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ
Nêm nếm gia vị vừa phải cho món ăn của trẻ
- Khi mẹ nếm đồ ăn dặm của trẻ thấy vừa miệng của mình có nghĩa là sẽ mặn hơn so với trẻ. Vì vậy, khi nêm nếm thức ăn dặm thấy nhạt là vừa cho trẻ.
Mách nhỏ:
+ Có thể cho phô mai vào thức ăn dặm của trẻ thay cho nước mắm hoặc muối.
+ Nên cho phô mai vào sau khi cho dầu ăn, như vậy, đồ ăn của trẻ cũng sẽ thơm, ngon, béo và không quá nhạt.
Tham khảo thêm thông tin tại: Tránh gây áp lực khi tập cho bé ăn dặm
Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu, có nghĩa là cơ thể bạn không thể sản xuất ra nó. Tuy nhiên, vitamin C có nhiều vai trò và có liên quan đến những lợi ích sức khỏe ấn tượng.
Thời tiết nắng nóng gay gắt có thể dẫn đến biến động huyết áp và làm cho tim đập nhanh hơn, nhất là ở những người đang mắc sẵn bệnh tăng huyết áp.
Mùa hè nóng nực, nhiều người có thói quen ăn đồ tái sống như: gỏi, nem chạo, thịt tái sống…. cần cảnh giác với căn bệnh viêm màng não do ký sinh trùng
U xơ tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt, một trong những bệnh thường gặp ở nam giới trung niên và cao niên.
Viêm ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất Chẩn đoán viêm ruột thừa thuộc về các bác sĩ lâm sàng. Tuy nhiên, với những trường hợp không điển hình thì chẩn đoán hình ảnh đóng một vai trò quan trọng nhất định.
Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da.
Áp xe răng gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, vậy áp xe răng là gì và nguyên nhân gây áp xe từ đâu, triệu chứng và cách điều trị chúng là gì? Cùng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu nhé.
Quan hệ ngày “đèn đỏ” có được không, quan hệ lúc hành kinh hay đến tháng quan hệ có dính bầu không… là những thắc mắc khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé!