Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

Bé 6 tháng tuổi, đã đến lúc cần ăn dặm, nhưng làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng học làm người lớn chưa?

Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết có nên bắt đầu cho con ăn dặm hay không: bé có thể giữ đầu thẳng và tự ngồi được, bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa, bé biết bày tỏ sự thích thú với món ăn…

Ăn dặm là gì?

Khi chào đời, thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đủ, cần bổ sung thứ giống với sữa mẹ nhất – sữa công thức. Việc bổ sung này khác với cho ăn dặm, khi thức ăn chính (sữa mẹ, sữa công thức) được thay thế bằng những thức ăn khác, để bé dần làm quen với lối sống người lớn.

Việc cho bé ăn dặm đã trở nên phức tạp vì trong hai thập kỷ gần đây, kỹ thuật ăn dặm thay đổi rất nhiều. Trước kia khi cho bé ăn bổ sung, người ta chủ yếu dùng sữa bò. Rõ ràng là sữa bò, kể cả sữa chất lượng tốt, được xử lý tốt, vẫn không chứa đủ lượng vitamin và các vi chất cần thiết. Vì vậy thời đó người ta khuyến cáo bổ sung cho trẻ nhỏ từ độ tuổi 3 tháng các loại nước rau, nước táo, lòng đỏ trứng. Theo quan điểm hiện đại, nếu mẹ đủ sữa cho con bú và mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt thì trước 6 tháng bé không cần thêm gì. Cũng áp dụng nguyên tắc này cho trường hợp nuôi con bằng sữa công thức. 

6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm

Cần hiểu rằng 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, cần có thêm các điều kiện sau:

      – Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
      – Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
      – Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa. 
      – Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó. 
      - Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
      – Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Nguyên tắc căn bản nhất trong ăn dặm: tăng đột ngột hoạt động thể chất.

Thực phẩm lỏng cung cấp ít năng lượng hơn thực phẩm đặc. Thực phẩm càng đặc càng cung cấp nhiều năng lượng. 100 g cháo đặc cung cấp nhiều năng lượng hơn so với 100 g sữa lỏng.

Sớm hay muộn, mẹ sẽ nhận thấy hoạt động thể chất của bé tăng đột ngột. Trước đó bé nằm yên, chỉ ngọ nguậy chân tay, chơi đùa với các đồ chơi được treo trước mặt. Rồi đột nhiên, trong vòng 2 tuần, bé bắt đầu lật người, trườn bò, tìm cách đứng dậy, bé hoạt động nhiều hơn trước rất nhiều. Chính sự gia tăng đột biến các hoạt động thể chất này là điều kiện quan trọng nhất cho việc ăn dặm. Đó là tín hiệu cho thấy lúc này chỉ nuôi bé bằng thực phẩm lỏng sẽ không đủ.

Hỏi: Bé 10 tháng tuổi, không thích ăn dặm, không thể thay thế hoàn toàn một bữa ăn dặm, phải làm gì?

Đáp: Hoặc thay đổi loại thức ăn dặm, hoặc chờ đợi thêm, dù bạn có sợ đến đâu.

Trước hết hãy ghi nhớ các quy tắc chính khi cho bé ăn dặm:

      – Bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Trước 4 tháng tuyệt đối không ăn dặm. Cũng có bác sĩ khuyến cáo bắt đầu cho ăn dặm khi 4-6 tháng tuổi, nhưng cho bé ăn dặm tại thời điểm này là nhu cầu của cha mẹ, để được thấy bé giống người lớn, chứ không phải nhu cầu thực của bé.

      – Chỉ cho bé ăn thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, ươn người. Cần bé khỏe và người mẹ cho con ăn dặm cũng phải thấy khỏe khoắn. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, bố hắt hơi sổ mũi, với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà…), tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

– Cho bé dùng đồ ăn dặm trước khi dùng thức ăn chính: cho bé ăn cháo sữa ngũ cốc, sau đó mới cho bú mẹ hoặc bú bình.
      – Nếu bé từ chối món ăn dặm nào đó thì không nên cố ép. Đôi khi để bé thích được mùi vị mới cha mẹ phải thử tới 10-15 lần. Ví dụ nếu bé có từ chối thịt hoặc rau thì cũng không có gì đáng sợ. Hãy thử lại sau 10-12 ngày, và thử làm vài lần. Nhưng sau mỗi lần bé phun thức ăn dặm mới ra thì phải dừng trong 2 tuần.
      – Chỉ cho bé thử một loại thức ăn mỗi lần. Nếu định cho bé ăn hoa quả nghiền, không cần cho ngay cả táo, lê và mận. Chỉ được dùng một loại thực phẩm mới. Nếu nấu cháo sữa thì không nên dùng loại bột ngũ cốc 7 thành phần mà chỉ dùng loại một thành phần. Khi nào mọi chuyện ổn thỏa mới thử sang thành phần mới.

 – Chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm 2 bữa khi đã thay thế hoàn toàn bữa thứ nhất. Chúng ta đã chọn được một món, chẳng hạn cháo sữa ngũ cốc, và quyết định thay thế bữa cuối ngày (đây là lựa chọn tốt vì cháo làm bé no lâu, và sau bữa cháo tối trẻ thường ngủ ngon hơn). Nếu chưa thay thế hoàn toàn được bữa tối thì không thử nghiệm bữa sáng hay bữa trưa. 
      – Khoảng cách giữa hai lần thử món ăn không dưới 5 ngày. Ví dụ ngày đầu bạn thay sữa mẹ bằng 20 g cháo sữa rồi cho bé bú thêm. Những ngày tiếp theo dùng 40, 60, 80, 100 g cháo, tăng dần trong vòng 5-7 ngày thì thay thế hoàn toàn bữa sữa mẹ.

Điều quan trọng là ăn dặm phải được thực hiện một cách tự nguyện, an toàn, khiến cả bé và cha mẹ hài lòng. Nếu bé chỉ thích sữa mẹ và từ chối tất cả những thứ khác (và chuyện này có vẻ sẽ kéo dài bất tận), mà với trẻ sau 10 tháng ăn dặm là điều cần thiết, vấn đề ‘tôi thích món này, tôi không thích món kia’, có thể được giải quyết rất dễ dàng, trong vòng 6 giờ, nhờ cảm giác đói. Nếu bạn không cho bé thứ này thì bé sẽ muốn thứ bạn yêu cầu bé ăn. Quan trọng là phải an toàn. Hy vọng các bạn đã chọn được giải pháp cho mình.

Hỏi: Xin cho biết có cần thêm muối và đường vào đồ ăn của bé không? 

Đáp: Hoàn toàn không cần thêm đường. Riêng về muối, mọi người hay nhầm rằng trẻ em tuyệt dối không được dùng muối. Trẻ em cũng cần muối, nhất là nếu trời nóng và bé ra mồ hôi. Nhưng nhu cầu muối của bé thấp hơn nhiều so với của người lớn. Như vậy có thể thêm muối vào thức ăn của trẻ nhưng với cha mẹ món này khi nếm phải cho cảm giác nhạt, chưa đủ độ mặn.

Hỏi: Nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng thức ăn gì?

Đáp: Không có quy tắc tuyệt đối. Các bác sĩ chưa thống nhất hoàn toàn về vấn đề này nhưng tất cả đều nhất trí là không nên bắt đầu bằng thịt. Phần lớn bác sĩ hiện nay cho rằng nên bắt đầu hoặc bằng các món rau hoặc bằng cháo sữa ngũ cốc. Có những người ủng hộ cách thứ ba, trong đó có tôi, là dùng pho mát làm từ sữa không béo (cottage cheese).

Hỏi: Xin cho biết dùng đồ ăn sẵn trong chai tốt hơn hay đồ ăn tự nấu tốt hơn

Đáp: Xã hội văn minh phấn đấu để người mẹ không phải bỏ hết thời gian chuẩn bị thức ăn, để người mẹ có thời gian chăm sóc bản thân và các thành viên khác của gia đình. Nếu xét về lợi ích cho cả gia đình thì bạn hoàn toàn có thể nuôi bé bằng thức ăn sẵn chất lượng cao, kết hợp với đồ ăn tự nấu. Cả hai phương án đều được. Nếu bố kiếm đủ tiền để mua đồ ăn sẵn thì mẹ sẽ dành thời gian nhiều hơn cho bố.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm ăn dặm cho bé

 

 

 

BS Trần Thu Thủy - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm