Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm ăn dặm cho bé

Trẻ em lớn rất nhanh, sau 6 tháng đầu đời, cân nặng của em bé có thể tăng gấp đôi so với cân nặng sơ sinh.

Lúc này con bạn cũng đã bắt đầu biết nhai và cắn vì vậy đây là giai đoạn hợp lí để bổ sung thực phẩm khác cho bé bắt đầu ăn dặm. Sau đây là một số mẹo nhỏ đã được sử dụng và thử nghiệm để giới thiệu những thực phẩm rắn đầu tiên cho bé.

Khi con bạn được 6 tháng tuổi, bạn có thể giới thiệu cho bé các loại thực phẩm tuyệt vời trên thế giới. Bạn bắt buộc phải bổ sung thức ăn dặm cho bé vào thời gian này vì lúc này, em bé lớn rất nhanh và sữa mẹ hoặc sữa công thức không thể cung cấp đủ các nhu cầu chất dinh dưỡng cho bé được nữa. Nhưng bạn vẫn nên tiếp tục cho con bú ít nhất là khi bé được tròn một tuổi hoặc hơn nữa, miễn là bé và cả bạn đều thấy thoải mái.

Quá trình chuyển đổi từ chế độ ăn chỉ bú sữa mẹ hoặc bú bình sang kết hợp thức ăn rắn khác được gọi là ăn bổ sung - ăn dặm. Nếu đây là con đầu lòng, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi về thức ăn bổ sung cho bé. Hãy tiếp tục đọc để tìm ra một vài lời khuyên thiết thực giúp bạn bắt đầu dễ dàng hơn.

Nên cho bé ăn những gì?

Thức ăn dặm phải phù hợp với khả năng ăn cũng như tiêu hóa của bé. Bạn hãy giữ cho thức ăn đủ mềm, nhuyễn và dễ nuốt để bé cảm thấy thích thú trong quá trình học ăn những thực phẩm mới. Khi em bé phát triển khả năng nhai và cắn, hãy thay đổi các thực phẩm và cách chế biến, độ nhuyễn, mịn của thức ăn để giúp bé có những trải nghiệm đa dạng về thức ăn.

Gạo là thức ăn đầu tiên bạn nên bắt đầu cho bé ăn vì nó ít khả năng gây ra các phản ứng có hại cho em bé. Sau đó bạn có thể thêm vào một số loại hạt như yến mạch chất lượng cao, lúa mạch và cháo lúa mì để cung cấp thêm năng lượng.

Bạn cũng nên bắt đầu với việc bổ sung sắt vào ngũ cốc vì nó sẽ đáp ứng đủ nhu cầu sắt của bé trong giai đoạn này. Thiếu sắt trong 2 năm đầu đời  có thể là gây nên thiếu máu cho trẻ. Nó có thể ngăn cản khả năng phát triển của trẻ trong học tập, vui chơi và cả sức khỏe.

Bạn cũng có thể bổ sung cả hoa quả mềm và rau củ đã nấu chín nhừ cho trẻ. Hầu hết các em bé sẽ thích vị ngọt tự nhiên hơn là vị chua và đắng, do vậy hãy chọn những loại rau, hoa quả như cà rốt, khoai tây, bông cải, chuối...cho giai đoạn này.

Thực phẩm giàu protein cũng có thể dễ dàng cho trẻ ăn như sữa đậu nành, đậu lăng nghiền và cá nghiền nhỏ. Con bạn đã cải thiện khả năng nhai và cắn, vì vậy có thể bổ sung cả thịt băm nhỏ và thịt gia cầm xé nhỏ vào trong chế độ ăn của bé 

Cho ăn với lượng bao nhiêu là phù hợp?

Trong giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, hãy nhớ mục đích của quá trình chuyển sang chế độ ăn dặm là để bé có thể học cách nuốt. Bắt đầu bằng việc cho bé ăn từng thìa café nhỏ thức ăn cho tới khi bé lớn và phát triển hơn, bạn hãy tăng phần thức ăn cho bé dần dần bằng việc xây dựng các bữa ăn nhỏ để bé tự ăn thay vì được cho ăn.

Sử dụng hướng dẫn cho ăn để lập kế hoạch về thực đơn bao gồm đa dạng thức ăn trong một phần ăn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Khẩu phần ăn dặm hàng ngày của trẻ vẫn không thể thiếu sữa. Một cách đơn giản để biết trẻ đã ăn đủ chưa là theo dõi cân nặng, chiều cao và so sánh chúng với biểu đồ tăng trưởng.

Hãy tham khảo bảng dưới đây khuyến nghị cho bé từ 6 tháng tuổi cho đến tròn 12 tháng tuổi:

Nhóm thức ăn

Số phần ăn/ngày

Một số ví dụ

Gạo lứt và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt

1-2

 

  • 2 bát cháo(500g)
  • 1 phần khoai tây, nghiền nhừ (180g)

Trái cây

(trái cây không nên thay thế cho rau củ và ngược lại vì chúng chưa các chất dinh dưỡng khác nhau)

1-2

 

  • 1 quả táo nhỏ, cam , lê hoặc xoài xay nhuyễn(130g)
  • 1 phần dứa, đu đủ hoặc dưa hấu xay nhuyễn(130g)
  • 1 trái chuối vừa, xắt nhỏ(130g)

Rau củ

1-2

 

  • 1 chén các loại rau nhiều lá hoặc không lá đã được nấu chín hoặc xay nhuyễn (100g)
  • 1 đĩa loại rau có lá hoặc củ xay nhuyễn

Thịt và các loại khác

1-2

 

  • Cá, thịt nạc và gia cầm không da (90g)
  • Đậu phụ(170g)

Sữa mẹ/ sữa công thức (đã bao gồm lượng sữa khuyến nghị bên cạnh việc đáp ứng đủ nhu cầu thịt và các loại thực phẩm khác)

750ml

 

 

Hướng dẫn cho ăn cho trẻ từ 6 tháng (181 ngày) đến 12 tháng tuổi

Nên cho bé ăn khi nào?

Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn trong ngày là khi em bé muốn ăn nhưng không quá đói. Thông thường giữa buổi sáng là thời điểm tốt nhất để cho em bé ăn. Sau đó, thêm các thức ăn rắn khác vào thực đơn của bé để khiến nó ngày càng giống một bữa ăn của người lớn và thêm các bữa ăn vặt, đồng thời luyện cho bé cách ăn cùng các bữa ăn bình thường của người lớn.

Bạn hãy khiến cho bé cảm thấy ăn như một trải nghiệm thú vị. Để cho em bé ngồi an toàn trên 1 chiếc ghế cao và hạn chế việc mất tập trung của bé. Hãy giới hạn cho bé một thời gian thích hợp để hoàn thành bữa ăn của mình và không nên bắt ép bé ăn nếu bé không đói hoặc không hứng thú khi ăn.

Cho ăn như thế nào?

Học cách ăn là một thành công lớn của em bé. Để một lượng ngũ cốc nhỏ mịn và dễ tiêu hóa khoảng nửa thìa café trong một muỗng tròn, bé phù hợp khuôn miệng của bé. Để chiếc muỗng đó đến gần miệng của bé và nếu em bé mở miệng ra thì bạn hãy nhẹ nhàng đưa muỗng thức ăn vào phần cuối lưỡi của bé. Sau đó bạn nhẹ nhàng đưa muỗng ra và để bé tự học cách nuốt.

Khi em bé trở nên tự tin hơn, hãy tăng dần dần phần ăn cho bé. Sử dụng hướng dẫn cho ăn để ước tính một cách phù hợp phần ăn và đồ ăn nhẹ cho bé.

Khuyến khích em bé học cách tự ăn. Bạn hãy cho phép trẻ nhặt thức ăn bằng tay tự ăn hoặc cầm thìa và học cách cho chúng vào miệng. Dạy con bạn cách uống nước từ cốc nhỏ và sau đó chuyển dần sang các cốc uống nước thông thường trong gia đình.

Chú ý khi cho bé ăn dặm

Luôn luôn cho em bé ăn những thức ăn sạch sẽ và an toàn đồng thời quan sát khả năng tiếp nhận, nhai nuốt của em bé trong quá trình ăn. Chắc chắn rằng các thành phần trong thức ăn dặm luôn thích hợp với khả năng ăn uống của bé. Tránh các loại thực phẩm làm bé bị hóc. Đồng thời hãy thay đổi thức ăn có thể nhuyễn hơn nếu như bé chưa sẵn sàng để ăn hoặc bị hóc, khó nuốt. Khi bé ăn đã tốt hơn, hãy giảm dần việc xay nhuyễn mịn, thức ăn để bé quen dần với thức ăn thô hơn.

Mỗi lần chỉ giới thiệu một loại thực phẩm mới. Tiếp tục cho bé ăn cùng một thực phẩm trong 3 ngày liên tục và quan sát mọi dấu hiệu bất thường của bé như phát ban hoặc tiêu chảy. Nếu bạn thấy rằng em bé có khả năng hấp thu thức ăn tốt thì hãy thêm các thực phẩm mới vào trong thực đơn.

Nếu như gia đình có tiền sử dị ứng, hãy cẩn thận để tránh các loại thực phẩm gây dị ứng này.

Theo thời gian, em bé sẽ có thể trải nghiệm và thích thú với nhiều hương vị khác nhau và điều đó sẽ làm em bé thưởng thức được nhiều thức ăn mới.

Hãy luôn nhớ rằng

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, cho trẻ ăn bổ sung với các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng thiết yếu và an toàn khi kết hợp với sữa mẹ.
  • Bắt đầu với các thực phẩm mịn và dễ nuốt, sau đó đa dạng các loại thực phẩm và cách chế biến. Cho bé ăn các loại thực phẩm đã được băm nhỏ và nghiền kĩ phù hợp với khả năng của bé. Khuyến khích em bé tự ăn.
  • Sử dụng hướng dẫn cho ăn để hướng con bạn ăn những thực phẩm có trong bữa ăn bình thường của người lớn và thêm các bữa ăn vặt với số lượng phù hợp với độ tuổi của bé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều nên làm và không nên làm khi cho trẻ ăn dặm

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm