Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều nên làm và không nên làm khi cho trẻ ăn dặm

Tập cho trẻ ăn dặm là một cột mốc thú vị mà chắc chắn trẻ sẽ hứng thú. Khi bạn bắt đầu đưa trẻ đến với thế giới của các loại thực phẩm rắn, bạn đang giúp trẻ hình dung thực phẩm và hình thành thói quen ăn uống trong khi thiết lập một mô hình ăn uống lành mạnh

Liệu con của tôi đã sẵn sàng ăn dặm?

Nên: hỏi bác sĩ nhi khoa trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Hầu hết mọi người trong ngành y khoa đều nhất trí rằng thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được từ 4 đến 6 tháng tuổi. Để ý những dấu hiệu mà chỉ rằng trẻ đã sẵn sàng ăn dặm như tự ngồi dậy, kiểm soát được đầu và cổ tốt, giữ được gần hết thức ăn trong mồm và nuốt chúng.

Không nên: so sánh sự phát triển hay sự sẵn sàng để ăn dặm của con bạn với những trẻ khác. Không phải trẻ nào cũng đạt các cột mốc giống nhau. Không bao giờ ép trẻ ăn khi thấy trẻ khóc hay quay đi khi bạn cho trẻ ăn thức ăn rắn. Trẻ có thể chưa sẵn sàng để thử ăn từ thìa hay chỉ đơn giản là chúng chưa đói. Quay lại với việc cho bú mẹ hoặc bú bình một đến hai ngày trước khi thử lại

Tôi nên cho con ăn những thực phẩm nào?

Nên: bắt đầu với một loại ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hay trái cây hoặc rau xay nhuyễn. Một vài thực phẩm đơn giản đầu tiên của trẻ sơ sinh là bột ăn dặm bổ sung sắt, bơ xay nhuyễn, chuối, khoai lang, cà rốt, các loại đậu. Trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức với thức ăn xay nhuyễn cho đến khi được một hỗn hợp lỏng, mềm mượt. Dần dần giảm độ mịn của thức ăn xay khi trẻ có thể nuốt mà không gặp vấn đề gì. Đợi 3-4 ngày trước khi tập cho trẻ ăn thức ăn khác. Nếu bạn nghi ngờ có những phản ứng với thực phẩm, dừng cho trẻ ăn thức ăn mới ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

Cách cho trẻ ăn như thế nào?

Nên: hãy thư giãn. Hầu hết những lần cho ăn dặm đầu thì thức ăn sẽ dây ra mặt, tay và yếm của trẻ. Không có một khẩu phần chính xác nào về thực phẩm rắn cho trẻ nhưng quy tắc thông thường là bắt đầu với một lượng nhỏ, cho trẻ ăn khoảng một đến hai thìa thức ăn xay nhuyễn. Và dần dần tăng khẩu phần lên.

Không nên: cho trẻ ăn thức ăn rắn bằng bình. Luôn cho ăn bằng thìa từ bát chứ không phải từ lọ chứa thực phẩm trừ khi trẻ có thể ăn hết chúng. Cho trẻ ăn thẳng từ lọ có thể sẽ đưa vi khuẩn từ miệng của trẻ đến thìa rồi vào lại thực phẩm, gây ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu như trẻ vẫn đói, dùng thìa sạch để lấy thêm thức ăn từ lọ. Thỉnh thoảng trẻ sẽ quay đi hoặc ngậm miệng lại khi bạn đút cho trẻ. Nếu tình huống này xảy ra hãy dừng cho trẻ ăn ngay. Việc không bao giờ bắt trẻ ăn là rất quan trọng.

Dù thế nào cũng đừng nản lòng và hãy tận hưởng trải nghiệm này. Với một chút kiên nhẫn và sáng tạo, bạn có thể làm cho lần đầu ăn dặm của trẻ trở thành một trải nghiệm thú vị và cho tất cả mọi người cùng tham gia.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm