Chấn thương lệ đạo: nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân gây chấn thương lệ đạo
Thống kê nguyên nhân gây chấn thương lệ đạo cho thấy:
-Tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt (70%)
-Tai nạn giao thông (25%)
-Tai nạn do hỏa khí (5%).
Chấn thương mi hay đi kèm với chấn thương lệ đạo nhất bởi lẽ: mi mắt như một người lính gác cổng cho cơ quan thị giác, mọi tác nhân sang chấn hay tác nhân gây bệnh đều đi qua mi rồi mới xâm nhập được vào nhãn cầu. Rất nhiều trường hợp may mắn nhờ có mi và phản xạ nhắm mi mà con mắt được bảo toàn. Nhưng cũng có những trường hợp cả mi và nhãn cầu đều tổn hại do tác nhân sang chấn quá mạnh; Nhẹ thì mi cũng sây sát bầm máu, nặng hơn thì đứt đoạn rách nát. Chấn thương rách mi mắt ra khỏi chỗ bám của nó rất hay kèm theo đứt lệ quản (thường gặp trong những chấn thương mi nặng do mảnh thủy tinh hay vật sắc nhọn găm vào vùng góc trong khóe mắt).
Triệu chứng của chấn thương lệ đạo
Tùy theo chấn thương dạng đơn thuần hay phối hợp mà có triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung chấn thương lệ đạo sẽ có các triệu chứng như sau:
– Chảy máu: các vết thương mắt hay vùng đầu mặt nói chung sẽ chảy máu khá nhiều do tính chất mạch máu, vòng nối tuần hoàn phong phú.
– Biến dạng giải phẫu: tùy tác nhân sang chấn, độ trầm trọng của chấn thương như: mi mắt bị gián đoạn, rách nát, đứt rời, mất tổ chức, đi lệch giải phẫu…; đường lệ bị gián đoạn hay mất một đoạn, có thể làm giảm hay mất khả năng dẫn lưu nước mắt, triệu chứng sẽ là chảy nước mắt; chấn thương hốc mắt gây phòi cơ, mỡ trong hốc mắt ra ngoài, di lệch xương hốc mắt gây biến dạng và mất cân đối vùng mặt. Cảm giác của bệnh nhân có thể là: tê bì, dị cảm vùng quanh mắt tổn thương, song thị do kẹt cơ vận nhãn vào vùng vỡ của hốc mắt, mắt bị lồi ra hay thụt vào so với mắt bên kia.
– Nếu có chấn thương nhãn cầu phối hợp thì càng nặng nề hơn, mắt mờ, chảy máu nhiều hơn, phòi các tổ chức nội nhãn, nhiều biến chứng và di chứng hơn…
– Toàn thân: đa chấn thương, chấn thương sọ – mặt đi kèm không phải là hiếm. Trong hoàn cảnh đó sẽ có các dấu hiệu đe dọa tính mạng, hôn mê, shock… Vỡ xương chính mũi làm chảy máu mũi ồ ạt thường kèm theo vỡ ngách lệ mũi, gây di chứng tắc lệ đạo đoạn trong xương mũi.
– Bỏng da mi, mặt hay toàn thân: hiếm gặp hơn như bỏng kim loại nóng chảy, nổ bình ắc-quy, nổ cầu chì…
Hậu quả và di chứng của chấn thương lệ đạo
-Mi mắt có chức năng che chắn, bảo vệ nhãn cầu, dàn nước mắt trên bề mặt nhãn cầu, thẩm mỹ…, do đó tổn thương mi có thể gây sẹo xấu, hở mi, hếch mi ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhãn cầu không được mi che chắn có thể bị khô, loét, viêm nhiễm… gây mù loà về sau.
-Hệ thống dẫn nước mắt nếu bị cắt đứt sẽ gây chảy nước mắt kéo dài. Việc chảy nước mắt liên tục sẽ khiến bệnh nhân ngại giao tiếp, ngại ra chỗ đông người; hơn nữa, việc lau nước mắt một cách liên tục có thể làm viêm da mi, thậm chí lật mi. Lệ đạo bị nghẽn tắc cũng làm thay đổi khúc xạ giác mạc, gây ảnh hưởng đến thị giác ban đêm, khiến người bệnh khó khăn trong điều khiển phương tiện giao thông.
-Nếu hốc mắt bị gãy, vỡ, lún gây biến dạng khuôn mặt, gây kẹt thần kinh, cơ, mạch máu vào chỗ vỡ… ảnh hưởng đến chức năng mắt. Nhẹ thì mắt có thể bị lác hay nhìn đôi (song thị), mắt có thể bị lún vào sâu hay lồi ra, có thể vỡ kẹt vào vị trí nứt xương… rất nguy hiểm cho nhãn cầu. Đáng sợ nhất là mù loà do tổn hại thần kinh mắt đoạn sau nhãn cầu.
Điều trị chấn thương lệ đạo
Các chấn thương lệ đạo thường gây chảy máu nhiều nên việc sơ cứu rất quan trọng. Việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp tránh việc bệnh nhân sốc do mất máu. Nên lưu ý: nếu có vết thương thủng hay vỡ nhãn cầu thì không nên băng ép bởi nếu băng ép, các tổ chức nội nhãn sẽ phòi ra. Nên băng che hoặc dùng khiên bảo vệ mắt có lỗ sẽ tiện lợi hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cần được giảm đau tốt, dùng kháng sinh liều đầu và phổ rộng, tiêm uốn ván nếu cần thiết.
Khâu phục hồi giải phẫu mi, nối lệ quản có đặt ống silicone qua một hoặc 2 lệ quản không phải là kỹ thuật quá khó nhưng phải được tiến hành trong môi trường chấn thương chỉnh hình chuyên khoa mắt. Bệnh nhân nên được khám lại, cắt chỉ, rút ống ở các cơ sở chuyên khoa mắt để bảo lưu được kết quả phẫu thuật.
Các phương tiện và kỹ thuật mổ mới như: ống John, ống Mono-K, kỹ thuật mổ lệ đạo nội soi có đèn laser dẫn đường sẽ giúp bệnh nhân không chảy nước mắt kéo dài.
Phòng ngừa chấn thương lệ đạo
-Cần đề phòng các tai nạn xảy ra, bao gồm cả tai nạn giao thông, tai nạn lao động, sinh hoạt…
-Khi lưu thông trên đường, cần đội mũ bảo hiểm, kính bảo vệ mắt.
-Trong quá trình lao động, cần trang bị bảo hộ đầy đủ (mũ, kính…), đặc biệt trong một số ngành nghề đặc thù.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hãy cứ khóc đi!!!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế