Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cha mẹ đơn thân: Làm thế nào để nuôi con một mình?

Nuôi nấng một đứa trẻ một mình có thể khiến bạn căng thẳng. Nếu bạn là cha mẹ đơn thân, hãy học cách đối mặt với áp lực, tìm sự hỗ trợ và nuôi dưỡng con của mình.

Cha mẹ đơn thân: Làm thế nào để nuôi con một mình?

Nếu bạn đang một mình nuôi dạy con thì tức là bạn cũng đang gặp vấn đề của nhiều người hiện nay. Cha mẹ đơn thân là tình trạng phổ biến hơn bao giờ hết trong những năm gần đây. Bạn cần biết cách vượt qua những thử thách đặc biệt mà cha mẹ đơn thân phải trải qua và cũng cần biết phải làm gì để nuôi dạy một đứa trẻ vui vẻ, khỏe mạnh.

Những thách thức nào thường xảy ra với cha mẹ đơn thân?

Nuôi con là một nhiêm vụ khó khăn trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Không có người bạn đồng hành, trách nhiệm của bạn thậm chí còn cao hơn. Khi là cha mẹ đơn thân, bạn phải chịu trách nhiệm về mọi mặt trong cuộc sống thường ngày của trẻ. Điều này có thể làm tăng áp lực, căng thẳng và mệt mỏi. Nếu bạn đang quá mệt mỏi hoặc đang bị phân tâm đến mức khó có thể có những cảm xúc tích cực hay liên tục kỷ luật con bạn, các vấn đề về hành vi có thể phát sinh.

Gia đình của cha mẹ đơn thân cũng có thu nhập thấp và ít được tiếp cận với các điều kiện chăm sóc sức khỏe. Vật lộn với công việc và chăm sóc trẻ có thể dẫn đến khó khăn về tài chính hay ít hòa nhập xã hội. Bạn cũng có thể lo lắng về sự thiếu vắng một người đàn ông hay phụ nữ đóng vai trò như hình mẫu cho con bạn.

Làm sao để cha mẹ đơn thân giải quyết những thách thức này?

Để giảm căng thẳng trong gia đình đơn thân của bạn, hãy:

  • Thể hiện tình yêu của bạn: hãy nhớ khen ngợi con mình. Hãy yêu con và luôn ủng hộ con một cách vô điều kiện. Dành thời gian mỗi ngày để chơi, đọc hay đơn giản là ngồi với con.
  • Tạo một thói quen:  Một cấu trúc quen thuộc  – ví dụ như bữa ăn và đi ngủ đúng giờ thường xuyên – sẽ giúp con bạn biết bổn phận của mình.
  • Tìm dịch vụ chăm sóc chất lượng tốt cho trẻ: nếu bạn cần dịch vụ chăm sóc trẻ thường xuyên, hãy tìm một người chăm sóc có đủ khả năng khuyến khích con trong một môi trường an toàn. Đừng để một đứa trẻ lớn tuổi hơn làm người giữ trẻ duy nhất của bạn. Hãy cẩn thận khi nhờ một người bạn hay đối tác mới trông chừng con bạn.
  • Đặt ra giới hạn: giải thích các quy tắc trong nhà và những kỳ vọng của bạn với con- chẳng hạn như nói năng một cách tôn trọng và yêu cầu con thực hiện. Hãy làm việc với những người chăm sóc con bạn để đưa ra kỷ luật phù hợp. Xem xét và đánh giá lại các giới hạn nhất định, ví dụ như thời gian ngồi trước màn hình của con, nếu con thể hiện rằng mình có trách nhiệm hơn.
  • Đừng cảm thấy tội lỗi: đừng trách mắng bản thân hay dạy hư con bạn để cố gắng bù đắp vì mình là cha mẹ đơn thân.
  • Tự chăm sóc bản thân mình: bao gồm các hoạt động thể chất trong thói quen hằng ngày, ăn chế độ ăn lành mạnh và ngủ đủ giấc. Sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động một mình hay với bạn thân.
  • Dựa vào những người khác: lên lịch dã ngoại cùng các cha mẹ khác. Tham gia nhóm hỗ trợ cha mẹ đơn thân  hay tìm kiếm các dịch vụ xã hội. Gọi cho một người mà bạn tin tưởng và yêu mến, bạn bè hay hàng xóm để nhờ giúp đỡ. Sự giúp đỡ của cộng đồng cũng là một nguồn hữu ích.
  • Luôn tích cực: thành thật với con bạn nếu bạn đang gặp khó khăn là một điều tốt, nhưng hãy nhắc nhở con rằng rồi mọi việc sẽ tốt hơn. Cố gắng giữ sự hài hước khi đối mặt với các thử thách hằng ngày.

Cha mẹ đơn thân nói với con về ly hôn hay ly thân như thế nào?

Nhiều gia đình cha mẹ đơn thân là kết quả của việc ly hôn hay ly thân. Nếu gia đình bạn là trường hợp này, hãy nói với con bạn những thay đổi mà bạn đang phải đối mặt. Lắng nghe cảm nhận của con và cố gắng trả lời những câu hỏi của chúng một cách thành thật nhất - tránh những chi tiết không cần thiết hay tiêu cực về chồng hoặc vợ mình. Nhắc nhở con bạn rằng con không làm gì gây ra ly dị hay ly thân và rằng bạn luôn luôn yêu con.

Một chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn và con bạn nói về vấn đề này, nói về nỗi sợ hãi và lo lắng. Cố gắng giao tiếp thường xuyên với vợ hay chồng cũ của bạn về việc chăm sóc con và cố gắng vui vẻ để giúp con thích ứng.

Cha mẹ đơn thân hẹn hò thế nào?
Nếu bạn đang hẹn hò hãy xem xét tác động của người bạn đồng hành mới này đến con bạn. Tìm một bạn đời sẽ đối xử với cả bạn và con một cách tôn trọng. Cân nhắc việc chờ đợi đến khi mối quan hệ đã được hình thành vững chắc thì mới giới thiệu cho con của bạn.
Nếu bạn đã sẵn sàng ra mắt, hãy giải thích với con một số phẩm chất tốt của bạn đời mới. Đừng mong chờ bạn đời mới và con bạn thân thiết ngay từ đầu, tuy nhiên hãy cho họ thời gian để hiểu thêm về nhau.
Làm thế nào để cha mẹ đơn thân giải quyết việc thiếu vắng của người đàn ông hay phụ nữ như là một hình mẫu cho đứa trẻ?

Nếu chồng hoặc vợ cũ của bạn không tham gia vào cuộc sống của bạn và con bạn, bạn có thể sẽ phải lo lắng về sự thiếu vắng của người đàn ông hay phụ nữ trong cuộc sống của trẻ. Để gửi những thông điệp tích cực về những người bạn khác giới, hãy:

  • Tìm cơ hội để nói một cách tích cực: chỉ ra những tài năng hay điểm tích cực của những người thành viên khác giới trong gia đình, ngoài cộng đồng hay thậm chí trên truyền thông. Tránh đi quá xa, đưa ra những quan điểm tiêu cực về người khác giới.
  • Tránh những định kiến tiêu cực về người khác giới: chia sẻ một ví dụ về thành viên khác giới, người không theo khuôn mẫu giống như các định kiến.
  • Bao gồm các thành viên khác giới vào trong cuộc sống của bạn – những người không phải bạn đời mới của bạn: tìm ra những mối quan hệ với những người khác giới có trách nhiệm - những người có thể làm hình mẫu cho con bạn. Cho con thấy rằng có thể có mối quan hệ lâu dài và tích cực với người khác giới.

Làm cha mẹ đơn thân có thể là một thử thách nhưng cũng là trải nghiệm bổ ích. Bằng việc cho con thấy tình yêu và sự tôn trọng, trung thực và luôn lạc quan, bạn có thể giảm bớt sự căng thẳng của cha mẹ đơn thân và giúp con phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 bước để nuôi dạy con cái hiệu quả hơn

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm