Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cắt giảm calo để giảm cân gây hại cho sức khỏe, nguy cơ tăng cân trở lại

Nhiều người giảm cân lựa chọn phương pháp ăn ít calo, bữa nào ăn quá đà một chút lại cố gắng kích thích móc họng để nôn thức ăn ra. Một số người sau một thời gian ăn ít calo khiến cơ thể mệt mỏi lại quay trở lại ăn nhiều, thậm chí ăn nhiều hơn trước...

Chị Phạm Hương (thành viên Hội tập yoga tại nhà) cho biết đối với chị, giảm cân là một quá trình khó khăn, chị đã từng nhịn ăn giảm 6kg/tháng. Để giảm lượng calo hấp thu, thậm chí chị đã từng ăn xong móc họng nôn ra, rồi lại ăn… Trải qua nhiều "công cuộc" cứ giảm cân lại tăng cân, tăng lại giảm cân như một vòng luẩn quẩn.

Khi nói đến việc giảm cân, việc cắt giảm lượng calo rất quan trọng. Tuy nhiên, quá ít calo có thể cản trở quá trình trao đổi chất của bạn, làm cản trở mục tiêu giảm cân. Cơ thể chúng ta cần cung cấp đủ calo cho các hoạt động bình thường. Khi cắt giảm lượng calo quá nhiều trong thời gian dài thực sự có thể làm hỏng nỗ lực giảm cân và thậm chí gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Thực tế  cho thấy ăn rất ít thậm chí là nhịn ăn không phải phương pháp giảm cân khoa học. Chế độ ăn kiêng khem quá mức, ăn quá ít nhưng vẫn không giảm được cân, hoặc chỉ giảm được một ít sau đó nhanh chóng tăng cân trở lại, thậm chí tăng nhanh hơn cả khi chưa ăn kiêng. Việc cắt giảm calo sai cách có thể gây ra những nguy cơ cho sức khỏe hơn là việc trồi sụt một vài kg.

1. Mối liên hệ giữa cắt giảm calo và giảm cân

Những hệ lụy sức khỏe khi bạn theo đuổi chế độ ăn cắt giảm calo để giảm cân - Ảnh 2.

Cắt giảm lượng calo tiêu thụ quá mức có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Cơ thể bạn cần calo để hoạt động và sử dụng chúng để duy trì 3 quá trình chính:

Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR): Điều này đề cập đến số lượng calo cần thiết để duy trì các chức năng cơ bản, bao gồm hoạt động bình thường của não, thận, tim, phổi và hệ thần kinh.

Tiêu hóa: Cơ thể bạn sử dụng một lượng calo nhất định để tiêu hóa và chuyển hóa các loại thực phẩm bạn ăn. Điều này còn được gọi là hiệu ứng nhiệt của thực phẩm (TEF).

Hoạt động thể chất: Điều này đề cập đến số lượng calo cần thiết để cung cấp năng lượng cho các công việc và tập luyện hàng ngày của bạn.

Khi chúng ta tiêu thụ nhiều calo hơn mức mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng cho các quá trình này, những phần còn lại sẽ được lưu trữ để sử dụng sau. Kho dự trữ sẽ là dự trữ glycogen hoặc chất béo.

Cơ chế gây tình trạng thừa cân, béo phì là do hậu quả của việc năng lượng nạp vào cơ thể cao hơn so với năng lượng tiêu hao, dẫn đến việc tích lũy ở dạng mỡ và tăng cân.

Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2020-2025 đề xuất khoảng 1.600-2.400 calo mỗi ngày đối với phụ nữ và 2.200-3.000 đối với nam giới. Để tăng cân cần cung cấp lượng calo vào cơ thể nhiều hơn lượng calo cơ thể tiêu thụ mỗi ngày. Ngược lại bạn sẽ giảm cân nếu lượng calo cơ thể tiêu thụ lớn hơn lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày. 

Để theo đuổi mục tiêu giảm cân, một số chế độ ăn kiêng khuyến khích hạn chế lượng calo cung cấp đến mức cực thấp, có thể chỉ còn 500-1.000 calo mỗi ngày. Các tính toán con số cụ thể dựa trên cân nặng hiện tại và cân nặng mục tiêu của mỗi người.

2. Cắt giảm quá nhiều calo có thể gây hại cho sức khỏe

Những người cố gắng giảm cân thường hạn chế lượng calo họ ăn. Tuy nhiên, hạn chế lượng calo quá nghiêm ngặt có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm giảm khả năng sinh sản và xương yếu hơn.

Cắt giảm quá nhiều calo có thể làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thường xuyên ăn ít calo hơn nhu cầu của cơ thể có thể khiến quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít calo có thể làm giảm lượng calo mà cơ thể đốt cháy tới 23%. Hơn nữa, quá trình trao đổi chất thấp hơn này có thể tồn tại lâu sau khi ngừng chế độ ăn kiêng hạn chế calo.

TS. Lê Thị Thùy Dung giải thích: Ban đầu khi nhịn ăn, cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách kiềm chế sự thèm ăn để giảm cảm giác đói và quen với việc nạp lượng thức ăn ít hơn bình thường, nhưng khi bạn ngừng nhịn ăn, sự thèm ăn sẽ quay trở lại, tăng cường cảm giác đói và gây tình trạng ăn quá nhiều.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng sự trao đổi chất thấp hơn này có thể giải thích một phần lý do tại sao hơn 80% người tăng cân trở lại sau khi họ ngừng thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế calo.

Những hệ lụy sức khỏe khi bạn theo đuổi chế độ ăn cắt giảm calo để giảm cân - Ảnh 3.

Ăn kiêng quá mức dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và mệt mỏi.

Chế độ ăn cắt giảm calo tối thiểu có thể gây ra sự mệt mỏi và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thường xuyên ăn ít calo hơn nhu cầu của cơ thể có thể gây mệt mỏi và khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.

TS. Thùy Dung cho biết: Việc nhịn ăn để giảm cân thường kéo theo việc bổ sung không đủ nước, thiếu các vi chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, magie,… từ đó gây ra những hậu quả do thiếu hụt này như suy dinh dưỡng, thậm chí là suy nhược cơ thể, suy kiệt.

Ví dụ, chế độ ăn hạn chế calo có thể không cung cấp đủ lượng sắt, folate hoặc vitamin B12. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu và cực kỳ mệt mỏi. Ngoài ra, lượng carbs bạn ăn có thể đóng một vai trò trong sự mệt mỏi. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn hạn chế calo với lượng carb thấp có thể gây cảm giác mệt mỏi ở một số người.

Một trong những hệ quả tiếp theo mà chế độ ăn kiêng hạn chế calo làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn là gây mất cơ. Việc mất khối lượng cơ này đặc biệt dễ xảy ra nếu chế độ ăn hạn chế calo ít protein và không kết hợp với tập thể dục. 

Để chế độ ăn kiêng giảm cân không ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hãy đảm bảo rằng bạn không bao giờ ăn ít calo hơn mức cần thiết để duy trì BMR. Tăng một chút lượng protein nạp vào và thêm các bài tập tăng cường sức đề kháng vào thói quen tập luyện của bạn cũng có thể hữu ích.

Hạn chế lượng calo quá đột ngột có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ, vì khả năng rụng trứng phụ thuộc vào nồng độ hormone. Cụ thể hơn, cần phải tăng nồng độ estrogen và hormone tạo hoàng thể (LH) để quá trình rụng trứng diễn ra. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ LH một phần phụ thuộc vào số lượng calo có sẵn trong chế độ ăn uống của phụ nữ. Theo đó, chức năng sinh sản bị ức chế ở những phụ nữ ăn ít hơn 22-42% lượng calo cần thiết để duy trì cân nặng của họ.

3. Cách thực hiện chế độ ăn ít calo một cách an toàn 

Mặc dù một thân hình mảnh mai có thể đáng mơ ước, nhưng tiêu thụ quá ít calo có thể gây ra nhiều hệ lụy như đã nói trên. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bạn không nạp đủ calo dưới đây, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem bạn có nên tiếp tục theo chế độ ăn đó hay không:

  • Mệt mỏi hoặc năng lượng thấp
  • Đói liên miên
  • Cáu gắt
  • Sương mù não hoặc thiếu chú ý
  • Rụng tóc hoặc tóc dễ gãy
  • Chóng mặt
  • Lo lắng, trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng

Nếu bạn đang tìm cách cắt giảm lượng calo, điều quan trọng là phải thực hiện lộ trình giảm cân một cách an toàn. Trước khi bắt đầu chế độ ăn kiêng ít calo, hãy cân nhắc thảo luận về kế hoạch của bạn với chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác chuyên về giảm cân. 

Trong suốt quá trình giảm cân, hãy ghi nhật ký thực phẩm để giúp bạn đánh giá và suy nghĩ về các lựa chọn chế độ ăn uống của mình. Nó cũng có thể giúp bạn xác định xem mình có ăn đủ hay không.

Cách tiếp cận lành mạnh nhất là giảm vừa phải lượng calo hàng ngày và tăng cường tập thể dục hàng ngày. Đừng cố gắng giảm cân quá nhiều cùng một lúc. Ngay cả việc giảm lượng calo nạp vào từ 200 đến 300 calo mỗi ngày và tăng cường tập thể dục thêm 20 phút mỗi ngày cũng có thể giúp bạn đạt được thành công lâu dài.

TS. Lê Thị Thùy Dung đưa ra lời khuyên, vệc giảm cân nên được thực hiện một cách an toàn, nhờ việc điều chỉnh chế độ ăn, nhưng nên duy trì nguyên tắc ăn uống đa dạng, đúng giờ, tăng cường tập luyện thể thao để tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể săn chắc, cải thiện sức bền và chức năng của các cơ quan tim phổi, tiêu hóa,…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhịn ăn sáng để giảm cân - Lợi chưa thấy đã hại vô cùng.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

Xem thêm