Mặc dù BYT, các y bác sĩ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng đã giải thích nhiều thông qua truyền thông, facebook, và các diễn đàn... nhưng dường như không làm cộng đồng yên tâm, thậm chí có một nhóm người đã đưa con ra nước ngoài tiêm vắc-xin để đảm bảo được an toàn hơn?.
Để giúp các bạn có thêm thông tin về các loại vắc-xin Quinvaxem, Infanrix Hexa, và Pentaxim, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia nghiên cứu tại Biomedical Science Institute, A*STAR, Singapore nhằm giúp các bạn hiểu sâu hơn về các loại vắc-xin này
Điều đáng chú ý là Glaxo Smith Kline (GSK) đã bị toà án Ý yêu cầu công bố dữ liệu an toàn về vắc-xin của họ. Dữ liệu đó được đăng trên: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24004825, Baldo V, et al., Human Vắc-xin and Immunotherapeutics, 10(1): 129–137, 1 Jan 2014.
Trong công bố này, sau 12 năm vắc-xin được dùng ở Ý, có 15 triệu mũi Infanrix Hexa đã được tiêm. Trong đó có 63 ca tử vong đột ngột trong vòng 20 ngày kể từ khi tiêm.
Con số của bộ Y tế Việt Nam đối với Quinvaxem là: vào thời điểm năm 2013, khi Quinvaxem bị tạm dừng, đã có 15 triệu mũi tiêm và 43-47 ca tử vong. Với con số sơ bộ này Quinvaxem không nguy hiểm hơn Infanrix Hexa. Từ năm 2013 đến 2015, mỗi năm Việt Nam dùng khoảng 4,5 triệu mũi và từ lúc dùng Quinvaxem đến nay, có khoảng 63 ca tử vong. Như vậy, Việt Nam chích khoảng 24 triệu mũi với 63 ca tử vong - vẫn không nguy hiểm hơn Infanrix Hexa.
Một điều đáng lưu ý là trong hóa đơn nhiều người cho con đi chích ngừa ở Singapore, các bệnh viện thường tiêm cho trẻ thêm Paracetamol (Acetaminophen), với mục đích để ngừa sốt và phản ứng phụ.
Có một số vấn đề với cách làm này: Paracetamol thay đổi cách cơ thể phản ứng với vắc-xin, có khả năng làm giảm sự sản xuất kháng thể, giảm tác dụng của vắc-xin. Chưa kể ai cũng biết là Paracetamol có khả năng gây ngộ độc gan, quá liều, và dị ứng. ( Xem nghiên cứu dưới đây: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19837254; Prymula R, et al., Lancet, 374(9698):1339-50, 17 Oct 2009)
Một loại vắc-xin 5-trong-1 khác cũng được sử dụng là Pentaxim của Sanofi Pasteur. Vắc-xin này không có báo cáo về số lượng tử vong trên dân số vài triệu mũi tiêm như Quinvaxem hay Infanrix Hexa.
Tuy nhiên, chúng ta hãy tạm so sánh tác dụng phụ của Quinvaxem và Pentaxim trong các thử nghiệm quy mô nhỏ, chừng vài trăm hoặc vài ngàn mũi. Dưới đây là 2 bài nghiên cứu tổng hợp nhiều thử nghiệm quy mô vài trăm đến vài ngàn mũi của Pentaxim.
Tôi sẽ tổng hợp cả 2 bài, tính tỷ lệ phản ứng trên số mũi tiêm. Một điều chú ý là không phải nghiên cứu nào cũng đăng các phản ứng giống nhau, nghiên cứu nào không có phản ứng đó không thể tính vào tổng số.
Có 4 phản ứng chính: sốt (fever), khó chiu, dễ quấy khóc (irritability), khóc (crying), nôn mửa (vomiting). Các thử nghiệm đôi lúc chia ra loại nhẹ và nặng, tôi gộp cả 2 vào cho đơn giản hóa và xem như trường hợp tệ nhất.
Pentaxim:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21749196; Plotkin, et al., Expert Review of Vắc-xins, 10(7): 981-1005, 9 Jan 2014.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15063556; Mallet, et al., Vắc-xin, 22(11-12): 1343-57, 29 Mar 2004
Dữ liệu của Pentaxim như sau:
Quinvaxem:
http://www.sciencedirect.com/science...64410X13014370; Capeding, et al., Vắc-xin, 32(07): 888–894, 7 February 2014.
http://www.sciencedirect.com/science...64410X12011346; Schmid, Macura-Biegun, and M. Rauscher, Vắc-xin, 30(44): 6241–6248, 28 September 2012
Dữ liệu của Quinvaxem như sau:
http://www.ijidonline.com/article/S1...145-9/fulltext
Trên là báo cáo thử nghiệm tiêm ngừa bằng Quinvaxem ở Long An. 392 mũi.
Qua các con số này, Quinvaxem không gây tác dụng phụ đặc biệt nhiều so với Pentaxim.
Riêng việc xôn xao nhôn nhạo về mức độ không an toàn gây tử vong của vắc-xin thì không chỉ Việt Nam, ở Đức và Ý cũng nhôn nhạo không kém. Ở 2 nước này, 2 sản phẩm là vắc-xin 6-trong-1 Infanrix Hexa (GSK) và Hexavac (Aventis Pasteur MSD, Pháp) [tức là hàng “xịn” theo người Việt Nam]. Lên PubMed tìm “Hexavalent vắc-xin death” tìm được ít nhất 13 bài.
Ở đây tôi chỉ xem xét 1 bài mang tính thống kê rộng trên dân số:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3027668/ Traversa, et al., PLoS One. 2011; 6(1): e16363.
Nghiên cứu này đánh giá mức độ số trẻ sơ sinh tử vong không rõ nguyên nhân sau khi tiêm ngừa vắc-xin 6-trong-1, và 6 vắc-xin riêng lẻ. Kết quả là trong 3 triệu trẻ sơ sinh ở Ý, trong vòng 14 ngày sau khi tiêm, có 52 ca tử vong, trong đó 25 ca là do Infanrix Hexa và Hexavac; số còn lại hoặc tiêm 6 mũi riêng biệt hoặc tiêm hỗn hợp 6 antigen khác.
Hơi khó tính được bao nhiêu ca tử vong trên 1 triệu mũi (do bài không cung cấp dữ liệu nhiều); nhưng ta có thể làm 1 vài bài tính nhẩm. Tỷ lệ gây tử vong tương đối giữa các sản phẩm gần giống nhau; ta cứ cho là có 50 ca tử vong do Infanrix Hexa và Hexavac cho 3 triệu trẻ sơ sinh. Mỗi trẻ cần 3 liều, vậy là khoảng 50 ca tử vong/9 triệu liều. Tức ~5.55 ca/1 triệu.
Con số của Infanrix Hexa ở đầu bài là 4,2 ca/triệu mũi. Quinvaxem ở Việt Nam khoảng 2,65 đến 3,13 ca/1 triệu mũi.
Kết luận chính:
- Quinvaxem, theo các bằng chứng khoa học đã đăng, không nguy hiểm hơn các vắc-xin cùng dạng như Pentaxim, Infanrix Hexa, hay Hexavac.
- Tỷ lệ gây tác dụng phụ như sốt, ói mửa, khóc, khó chịu cũng không đặc biệt cao hơn.
- Liệu pháp bác sĩ Singapore tiêm Paracetamol cùng lúc với vắc-xin là liệu pháp không được khuyến khích.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.