Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách nhận biết bạn thuộc tạng người nào

Mỗi tạng người đòi một chế độ ăn uống và tập luyện khác nhau.

Nhà tâm lý học William Herbert Sheldon phân loại cơ thể gồm 3 tạng người: Ectomorphs (khó tăng cân), endomorphs (dễ tăng cân) và esomorphs (dễ tăng cơ).

Để xác định bạn thuộc tạng người nào thì đo vòng cổ tay là cách đơn giản nhất. Cụ thể, nếu chu vi cổ tay của bạn từ 15 đến 18 cm: Bạn có tạng ectomorph. Chu vi cổ tay 18-20 cm: Bạn thuộc tạng mesomorph. Chu vi cổ tay trên 20 cm: Bạn thuộc tạng người endomorph.

Bạn cần nhận biết chính xác cơ thể thuộc tạng người nào để xây dựng chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Ảnh: MP

Bạn cần nhận biết chính xác cơ thể mình thuộc tạng người nào để xây dựng chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Ảnh: MP

 

Tạng người ectomorph (khó tăng cân)

Tạng người này có cấu trúc xương nhỏ bao gồm các đặc điểm như thân hình gầy gò, khớp và cơ nhỏ, chân ốm, vai hẹp, ngực mỏng và khó tăng cân.

Mức độ tích trữ chất béo và tạo mỡ thừa ở tạng người này rất thấp do tốc độ chuyển hóa cơ bản cao. Vì vậy có thể bạn ăn nhiều nhưng lại không mập. Nếu muốn tăng cân, bạn cần bổ sung một lượng calo lớn. Khi tập thể hình, chỉ nên tập ngắn với cường độ cao, tập trung vào các nhóm cơ chính lớn. 

Chế độ ăn uống cần có gạo, bột yến mạch, mì ống, đậu, rau, thịt, cá không béo và sữa có mức độ béo trung bình. Nếu có điều kiện hãy sử dụng thêm thực phẩm bổ sung để có thể tăng cân. 

Tạng người mesomorph (dễ tăng cơ)

Tạng người này có cấu trúc xương to, thường có cơ thể cân đối, eo nhỏ, vai rộng, ngực nở, dễ tăng cơ và mỡ.

Về tập luyện, người mesomorph thích ứng tốt với các bài tập nặng và tăng cân nhanh lúc mới bắt đầu các bài tập thể dục. Nên tập cardio giảm cân và tập tạ nặng.

Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thịt, cá, đậu, và hỗn hợp protein. Loại trừ đồ ngọt và thực phẩm có nhiều chất tinh bột.

Tạng người endomorph (dễ tăng cân)

Đặc điểm dễ nhận dạng của tạng người này là khung xương lớn, vai rộng, cơ thể hơi mập và nhiều mỡ thừa ở các bộ phận trên cơ thể như cánh tay, đùi, bụng... Vì có tốc độ chuyển hóa chậm nên họ dễ tăng cân, thường tăng mỡ nhanh mà cơ thì ít.

Người tạng endomorph cần các bài tập thể dục liên quan đến cardio kết hợp tập squat nặng với tạ. Các buổi tập thể dục có thể kéo dài để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Do đặc điểm dễ tăng mỡ nên bạn cần phải chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Nên chọn các thực phẩm như cá không béo, thịt gà không da để lượng calo và chất béo được tiêu thụ vào ít nhất có thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hình dáng cơ thể thay đổi theo tuổi như thế nào?

Cẩm Anh - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

Xem thêm