Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn của trẻ

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về cách giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn của trẻ trong bài viết dưới đây:

​Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu  theo thời gian, dẫn đến nguy cơ cao bị kháng insulin, mắc tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường. Việc sử dụng quá nhiều đường còn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, hoạt động, mức độ hiếu động cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Có gì trong thực phẩm thêm đường?

Nhiều loại thực phẩm hoặc đồ uống có thêm đường và xi-rô khi chúng được chế biến hoặc chuẩn bị. Các loại đường bổ sung này có nhiều tên khác nhau, chẳng hạn như đường nâu, chất làm ngọt ngô, xi-rô ngô, dextrose, fructose, glucose, xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, mật ong, lactoza, xi-rô mạch nha, maltose, mật đường, đường thô và sucrose.

Trong một tuyên bố chính sách chung, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ giải thích những hậu quả sức khỏe của những loại đường bổ sung này và những gì có thể được thực hiện để giảm mức tiêu thụ đồ uống có đường của trẻ em.

Dưới đây là những ý tưởng về cách bạn có thể giúp con mình giảm lượng đường bổ sung:

  • Đọc nhãn thành phần dinh dưỡng một cách cẩn thận. Nhiều loại thực phẩm hiện nay liệt kê lượng đường bổ sung riêng biệt. Bạn cũng có thể tìm thấy đường bổ sung bằng cách đọc các thành phần. Đặt mục tiêu bổ sung ít hơn 25 gam (khoảng 6 thìa cà phê) đường mỗi ngày cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tránh phục vụ thức ăn và đồ uống có thêm đường cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Phục vụ nước và sữa. Tránh soda, đồ uống thể thao, trà ngọt, cà phê ngọt và nước trái cây. Sữa chứa đường tự nhiên (lactose) và cung cấp canxi, protein, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác mà trẻ cần.
  • Hạn chế nước hoa quả. Nước hoa quả có nhiều đường mỗi khẩu phần hơn cả trái cây. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị không quá 118 ml nước ép trái cây 100% mỗi ngày cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi; 118-177 ml cho trẻ em từ 4 đến 6 tuổi; và 236 ml cho trẻ em từ 7 đến 14 tuổi. Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép trái cây.
  • Ăn tươi và hạn chế thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, đóng gói sẵn. Đường thường được thêm vào khi chúng trải qua quy trình chế biến. Ví dụ, có những nguồn đường bổ sung tiềm ẩn trong thực phẩm chế biến như nước sốt cà chua, quả nam việt quất khô, nước sốt salad và đậu nướng.

Đọc thêm bài viết:  Chọn sữa công thức đúng cách

  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ. Ba mẹ nên chọn những thực phẩm có ít hơn 10 g đường và nhiều hơn 5 g chất xơ. Trẻ ăn nhiều chất xơ sẽ cảm thấy no lâu hơn, giảm lượng cholesterol. Điều này đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ bị tiền tiểu đường và tiểu đường.
  • Tự làm đồ ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ. Thực phẩm đã qua chế biến thường sử dụng thêm đường và các chất bảo quản. Người lớn nên ưu tiên cho con sử dụng sản phẩm tự làm tại nhà, chứa ít đường nhất có thể hoặc chọn loại đường tự nhiên.
  • Rèn luyện vị giác. Một mẹo khác mà ba mẹ có thể thử để giúp trẻ giảm đường là rèn luyện khẩu vị của con ngay từ khi con bé. Cho trẻ ăn dặm bằng thức ăn nhạt, không thêm đường vào thức ăn. Từ khi còn bé, ba mẹ nên hạn chế cho con làm quen với những đồ ăn vặt chứa quá nhiều đường như bánh kẹo, mứt...

Hậu quả của tiêu thụ nhiều đường

Tiêu thụ quá nhiều đường tự do, đặc biệt là ở dạng nước có liên quan đến một loạt các tình trạng sức khỏe ngắn và dài hạn như:

  • Tim mạch, đái tháo đường type 2
  • Các vấn đề về răng miệng
  • Thừa cân, béo phì
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Thiếu dinh dưỡng

Đọc thêm bài viết: Những môn thể thao giúp trẻ cao lớn hơn

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đường tự do còn thấy thay đổi hành vi (tăng động), điều này càng rõ hơn ở trẻ béo phì. Liên quan giữa tăng động giảm chú ý và tiêu thụ đường đã được mô tả từ những năm 1970. Khi loại bỏ sucrose khỏi chế độ ăn uống dẫn đến cải thiện hành vi. Gần đây các nghiên cứu với thiết kế chặt chẽ hơn đã không tìm thấy mối liên hệ giữa đường và hoạt động, cả ở trẻ em bình thường và ở những trẻ bị tăng động giám chú ý và kết luận rằng đường có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em cần phải nghiên cứu sâu hơn.

Lưu ý: Khi tiêu thụ đường tự do ở dạng nước không gây thức đẩy cảm giác no so với lượng đường tương đương ở trong dạng rắn, nên vì vậy khi dùng đường tự do ở dạng lỏng dễ dẫn đến ăn uống và nạp quá nhiều năng lượng nên dễ gây nguy cơ tăng cân nhiều hơn so với dùng dạng rắn.

Trẻ em nếu lượng đường tiêu thụ >20% tổng năng lượng có nguy cơ tăng cholesterol và triglyceride máu và có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa Glucose và đáp ứng insulin của cơ thể.

Nếu bạn thấy con mình có các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng được nhắc tới trong bài, hãy cho con khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt để có phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng, tình trạng của con, giúp con phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Đăng ký khám với các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam) TẠI ĐÂY  hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Hồng Ngọc - Phòng khám chuyên khoa Dinh dương VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthy Children
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2023

    Tránh 4 sai lầm này khi điều trị tay chân miệng

    Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.

  • 09/12/2023

    Những sai lầm về dinh dưỡng cản trở sự phát triển cơ bắp

    Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.

  • 09/12/2023

    Triệu chứng ung thư tụy

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.

  • 08/12/2023

    6 thực phẩm ít natri tốt cho tim

    Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.

  • 08/12/2023

    Cách duy trì cân nặng khỏe mạnh khi về già

    Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?

  • 08/12/2023

    Bạn có biết, dậy thì sớm dễ bị mắc các bệnh đái tháo đường type 2 và đột quỵ ở tuổi trưởng thành không?

    Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.

  • 08/12/2023

    Tạo kiểu tóc bằng nhiệt độ cao có thể gây hại cho sức khỏe

    Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.

  • 08/12/2023

    Tại sao bạn nên giữ sạch nhà cửa vào mùa đông?

    Bạn có thể không thích thời tiết mùa đông lạnh lẽo, ảm đạm. Nhưng việc ở trong nhà vào mùa đông có mang lại những lợi ích đáng kể. Mùa đông cũng là thời điểm hoàn hảo để làm sạch hoàn toàn không gian trong ngôi nhà của bạn.

Xem thêm