Bệnh tim một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới, bởi tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc phải bệnh này rất cao.
Lối sống ít vận động cùng với chế độ ăn uống nhiều chất béo là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Khi hấp thụ một lượng mỡ cao, cơ thể sẽ không thể đào thải hết, vì thế lượng mỡ dư thừa sẽ bám vào thành mạch máu gây tắc nghẽn. Vì vậy, tim phải co bóp mạnh hơn, nhiều hơn để tuần hoàn máu đi khắp cơ thể.
Vì thế, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp tập thể dục thường xuyên để đào thải hết lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, tránh nguy cơ dẫn đến bệnh tim.
Dưới đây là danh sách các thực phẩm có thể giúp bạn bảo vệ trái tim.
1. Đậu đen
Đậu đen là loại ngũ cốc giàu folate, magie, chất xơ, đặc biệt là không có chất béo… Những chất này rất tốt cho việc giảm huyết áp, đường huyết và cholesterol.
Bổ sung đậu đen trong bữa ăn sẽ giúp bạn bảo vệ an toàn cho trái tim của mình.
2. Cá hồi và cá ngừ
Với lượng omega-3, axit amin, chất chống oxy hóa vô cùng dồi dào, hai loại thực phẩm này là “trợ thủ” đắc lực trong việc giảm lượng cholesterol và cân bằng các hoạt động của tim mạch.
Vì thế, cá hồi và cá ngừ là sự lựa chọn tuyệt vời cho một trái tim khỏe mạnh, chị em chí bỏ qua nhé.
3. Quả óc chó
Óc chó được coi là loại hạt tuyệt vời dành cho trái tim vì thành phần của loại hạt này bao gồm axit béo omega-3, khoáng chất và nhiều vitamin các loại…
Ăn nhiều quả óc chó có thể ngăn ngừa hiện tượng máu đông từng cục, giảm các cơn đau tim, giảm nguy cơ viêm động mạch. Ngoài ra, chất xơ và lượng omega-3 được hấp thụ vào cơ thể cũng góp phần làm giảm cholesterol trong máu khiến tim đập đều, tuần hoàn.
4. Cam
Cam cũng là một loại quả rất tốt cho tim. Pectin có trong thành phần dinh dưỡng của cam là một chất chống cholesterol hữu hiệu. Bên cạnh đó, cam cũng rất giàu kali giúp kiểm soát huyết áp, chống oxy hóa.
5. Cà rốt
Mặc dù, hương vị của cà rốt khá ngọt nhưng loại củ này lại rất tốt cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, làm giảm nguy cơ đau tim và giúp chống lại cholesterol xấu.
6. Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A, vitamin, lycopene và carotenoid giúp cơ thể cân bằng lượng đường có trong máu. Ngoài ra, khoai lang chứa thành phần chất xơ vô cùng dồi dào nên có thể cân bằng các chất dinh dưỡng, giảm mỡ máu rất tốt.
Ăn khoai lang mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp và tim mạch hữu hiệu.
7. Yến mạch
Không chỉ là loại ngũ cốc có tác dụng làm đẹp, yến mạch còn là món quà tuyệt vời cho trái tim của bạn.
Bằng cách hạ thấp cholesterol xấu, giảm mỡ máu bởi lượng chất xơ hòa tan phong phú, cùng rất nhiều chất dinh dưỡng thực vật khác như kali, magiê, kẽm, đồng, mangan, selenium, thiamin, và axit pantothenic… yến mạch quả thật không thể thiếu cho một trái tim khỏe mạnh.
8. Hạt lanh
Hạt lạnh chứa chất xơ hòa tan, axit alpha-linolenic (một chất béo omega-3). Hạt lạnh thường được y học sử dụng nhiều trong việc phòng ngừa và chữa bênh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất axit alpha-linolenic trong hạt lạnh có tác dụng làm giảm lipid có hại, ngăn ngừa nghẽn tắc mạch máu, đau tim. Để bảo vệ trái tim, bạn hãy chọn cho mình những món ăn có chứa hạt lanh nhé!
9. Ớt bột
Thật khó tin phải không?
Nhưng thực tế, trong thành phần của ớt có chứa các hợp chất axit phenolic. Hợp chất này làm tăng khả năng miễn dịch, điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường.
10. Cà phê
Mỗi ngày, bạn nên uống 1-3 ly café nhé. Bởi café sẽ giúp bạn tránh xa các bệnh tiểu đường, tim mạch.
Tuy nhiên, những bệnh bị huyết áp cao thì nên thận trọng bởi chất caffeine sẽ kích thích nhịp đập của trái tim, làm tăng huyết áp.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.