Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Chứng đau nửa đầu mạn tính được định nghĩa là chứng đau nửa đầu xảy ra từ 15 ngày trở lên mỗi tháng, kéo dài trong 3 tháng liên tiếp. Và có ít nhất 8 ngày trong đó, cơn đau sẽ giống như đau nửa đầu. Cơn đau nửa đầu sẽ kéo dài từ 4 giờ đến 72 giờ, mức độ đau từ trung bình đến nặng. Ngoài ra, cảm giác buồn nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh có thể xảy ra.

Điều trị cấp tính nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu ngay lập tức, trong khi điều trị phòng ngừa nhằm ngăn ngừa chứng đau nửa đầu xảy ra. Cùng với việc điều trị cấp tính và/hoặc phòng ngừa, còn có các phương pháp điều trị và liệu pháp bổ sung để kiểm soát các tình trạng cùng tồn tại.

Phương pháp điều trị cấp tính cho chứng đau nửa đầu mạn tính

Phương pháp điều trị cấp tính đề cập đến việc dùng thuốc khi có dấu hiệu đầu tiên của chứng đau nửa đầu. Những phương pháp điều trị này không ngăn ngừa chứng đau nửa đầu nhưng có thể giúp giảm cảm giác đau. Hầu hết các loại thuốc này phải được dùng khi có dấu hiệu đầu tiên của chứng đau nửa đầu để có kết quả tốt nhất.

Các loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất để điều trị cấp tính là:

  • Thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
  • Thuốc đối kháng dopamin
  • Thuốc Ergotamine
  • Thuốc Ubrogepant và Rimegepant
  • Các loại thuốc Triptan, dưới dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc thuốc xịt mũi
  • Thuốc Dihydroergotamine, ở dạng xịt mũi, tiêm hoặc tiêm tĩnh mạch

Các loại thuốc dùng theo đường uống xuất hiện trong những năm gần đây đã tác động đến một loại protein có thể gây ra những cơn đau nửa đầu do chúng liên quan đến gen calcitonin (CGRP). Gepants và ditans được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu mạn tính bao gồm:

  • Ubrogepant (điều trị cấp tính)
  • Rimegepant (cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị phòng ngừa)
  • Reyvow
  • Zavegepant

Reyvow hoạt động khác với các loại thuốc cùng nhóm. Chúng tác động vào thụ thể serotonin trên các đầu dây thần kinh của não để ngăn chặn cơn đau nửa đầu ngay khi chúng bắt đầu. Thuốc này có thể gây buồn ngủ, vì vậy không nên lái xe trong khoảng thời gian 8 giờ đồng hồ sau khi uống thuốc.

Các phương pháp điều trị đau nửa đầu mới hơn có thể có ít tác dụng phụ hơn Triptan và thuốc chống trầm cảm. Chúng cũng an toàn cho những người mắc các bệnh lý khác như có tiền sử bệnh tim, đột quỵ hoặc mạch máu.

Các phương pháp điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu mạn tính

Thuốc phòng ngừa chứng đau nửa đầu mạn tính nhằm mục đích ngăn chặn chứng đau nửa đầu xảy ra ngay từ khi mới khởi phát. Thông thường, quá trình điều trị này được cân nhắc khi cơn đau đầu xảy ra và kéo dài hơn 4 ngày trong một tháng và kèm theo các tác dụng phụ nghiêm trọng khác, ví dụ như cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng gây ra sự suy yếu cho cơ thể.

Các phương pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Onabotulinumtoxin A (liệu pháp tiêm)
  • Kháng thể đơn dòng kháng CGRP
  • Botox

Hiệu quả của hầu hết các biện pháp điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu có thể không có tác dụng trong vòng 2-3 tháng. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc phòng ngừa trong tối đa một năm, tùy thuộc vào tiền sử đau nửa đầu và phản ứng của cơ thể với việc điều trị. Sử dụng đúng liều lượng là một phần quan trọng của quá trình này.

Phương pháp điều trị bổ sung cho chứng đau nửa đầu mạn tính

Thuốc kê đơn không phải là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc giảm nhẹ các cơn đau nửa đầu mạn tính. Có một số biện pháp tự nhiên hoặc tổng hợp có thể hữu ích khi kết hợp cùng với các phương pháp điều trị truyền thống. Bao gồm:

  • Các bài tập aerobic
  • Phản hồi sinh học
  • Các kỹ thuật thư giãn
  • Liệu pháp nhận thức
  • Châm cứu
  • Thực phẩm bổ sung như magie, Coenzyme Q10, cây bơ gai hoặc cúc thơm
  • Cyanocobalamin với folate và pyridoxine

Thay đổi lối sống cũng có thể hữu ích. Ngủ đủ giấc, bổ sung nước và hạn chế caffeine đều có thể giúp giảm các triệu chứng đau nửa đầu.

Thuốc chống trầm cảm và chứng đau nửa đầu

Rối loạn trầm cảm và lo âu thường gặp ở những người mắc chứng đau nửa đầu. Nghiên cứu cho thấy tình trạng trầm cảm ngày càng trầm trọng thường có liên quan đến nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu từng đợt và khả năng tiến triển thành chứng đau nửa đầu mạn tính cao hơn. Điều quan trọng là các bác sĩ phải đánh giá nguy cơ và điều trị những người gặp chứng đau nửa đầu vì sự có mặt của trầm cảm hoặc lo lắng.

Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được sử dụng thành công để điều trị trầm cảm và giảm chứng đau nửa đầu tái phát.

Một đánh giá năm 2019 cho thấy thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị những người mắc chứng đau nửa đầu và trầm cảm. Nhưng các tác giả cho biết cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) ở hầu hết những người mắc chứng đau nửa đầu và trầm cảm.

Một phương pháp phòng ngừa chứng đau nửa đầu mạn tính khác cũng hoạt động như thuốc chống trầm cảm. ánh giá năm 2022 cho thấy Botox có thể giúp điều trị chứng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Cách thức hoạt động của Botox để giảm các triệu chứng trầm cảm vẫn đang được xác định.

Kết luận

Chứng đau nửa đầu mạn tính được điều trị cấp tính để giúp giảm đau ngay lập tức và các triệu chứng khác, đồng thời ngăn ngừa chứng đau nửa đầu xảy ra. Mặc dù chứng đau nửa đầu mạn tính không nguy hiểm nhưng nó nghiêm trọng do tính chất gây rối loạn và khiến cơ thể suy nhược.

Cân nhắc việc ghi lại nhật ký về chứng đau nửa đầu để theo dõi tần suất và triệu chứng đau nửa đầu cũng như loại thuốc nào có tác dụng hoặc không có tác dụng với bạn. Điều này sẽ giúp bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm