Các hạch bạch huyết là hạt giống hạt đậu, trông giống như tế bào lympho - các tế bào máu trắng có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Nhiễm trùng và viêm thường là nguyên nhân phổ biến gây sưng hạch bạch huyết ở cổ họng. Ít phổ biến hơn, ung thư phát triển trong các hạch bạch huyết vùng hầu họng cũng kích thích chúng sưng to.
Viêm họng
Các tuyến vùng họng bị sưng thường do nhiễm trùng họng hoặc viêm họng. Virus là nguyên nhân gây nên 85 đến 95% số trường hợp viêm họng ở người lớn và 70 đến 80% số trường hợp ở trẻ em.
Các tuyến bị sưng nhẹ hoặc không đau thường xảy ra với viêm họng do virus. Viêm họng do liên cầu (một bệnh nhiễm trùng do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra) và hầu hết các viêm họng do vi khuẩn, sẽ gây sưng to và đau họng nhiều. Các triệu chứng thường bao gồm sốt, nhức đầu, đau họng và sưng, căng tức các tuyến ở cổ. Trẻ em tuổi đi học là đối tượng thường bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhiều nhất, mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai.
Viêm amiđan
Viêm amidan, là một bệnh nhiễm trùng thông thường đi kèm với triệu chứng sưng các tuyến ở họng. Amiđan là một phần của hệ miễn dịch, nằm ở thành sau họng, có vai trò như người gác cổng, ngăn vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào đường hô hấp. Một loạt các vi-rút và vi khuẩn có thể gây ra tình trạng viêm amiđan, bao gồm adenovirus, cytomegalovirus, virus Epstein-Barr, virus herpes simplex và liên cầu nhóm A; trong đó virus gây ra 70 đến 85% số trường hợp viêm amiđan. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm sốt, sưng amiđan, nuốt đau, giọng khàn, hơi thở hôi, khó chịu và đau, sưng hạch bạch huyết.
Các bệnh nhiễm trùng khác
Nhiễm trùng các cấu trúc khác của vùng đầu và cổ cũng có thể dẫn đến sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ họng. Viêm tai, da đầu, tuyến nước bọt, miệng, răng, viêm da mặt và cổ có thể gây ra một hoặc nhiều tuyến bị sưng ở vùng cổ họng.
Một số bệnh nhiễm trùng toàn thân cũng có thể khiến các tuyến ở cổ họng bị sưng. Ví dụ, bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm là một căn bệnh do virus gây ra bởi virus Epstein-Barr. Các triệu chứng điển hình bao gồm sưng các tuyến ở cổ, kèm theo sốt, đau họng và mệt mỏi, có thể kéo dài trong nhiều tháng. Các bệnh nhiễm trùng hệ thống khác thường khiến các tuyến ở cổ bị sưng bao gồm HIV cấp tính, cytomegalovirus và toxoplasmosis.
Lymphoma và bệnh bạch cầu
Lymphoma và bệnh bạch cầu là hai loại ung thư liên quan đến các tế bào lympho. Bệnh bạch cầu lympho cấp tính và mãn tính phát sinh từ các tế bào ung thư trong tủy xương. U lympho có nguồn gốc từ các tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết hoặc các mô bạch huyết khác trong cơ thể. Bệnh bạch cầu và u lympho thường gây sưng hạch bạch huyết có thể bao gồm cả những hạch ở cổ. Không giống như các hạch bạch huyết sưng kết hợp với viêm họng và viêm amiđan, sưng trong bệnh bạch cầu và ung thư hạch thường không đau và có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết trên khắp cơ thể.
Ngoài ra, trong trường hợp ung thư, các hạch sưng lên thường cứng thay vì sưng và có tính đàn hồi như các loại sưng hạch thông thường.
Ung thư di căn
Hệ thống bạch huyết thường là con đường để tình trạng ung thư di căn. Khi các tế bào ung thư từ các khối u đi qua hệ bạch huyết, chúng thường bị giữ trong các hạch bạch huyết và nhân lên ở đó. Sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết thường gây sưng không đau. Ung thư thường lan đến các hạch bạch huyết của cổ bao gồm ung thư thanh quản, cổ họng, miệng, phổi và vú. Sự lan truyền di căn đến các hạch bạch huyết biểu thị sự tiến triển của ung thư. Với ung thư vú và ung thư phổi, lan đến các hạch bạch huyết của cổ cho thấy bệnh đang ở giai đoạn nặng.
Cảnh báo và đề phòng
Sưng hạch bạch huyết tạm thời vùng hầu họng xảy ra tương đối phổ biến, thường là do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn cấp tính. Đây là loại sưng thường rõ ràng trong vòng 2 đến 3 tuần, giảm sau khi tình trạng nhiễm trùng được giải quyết.
Tuy nhiên, sưng các hạch bạch huyết dai dẳng, không rõ nguyên nhân hoặc tiến triển tăng lên cần được khám càng sớm càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có thể đã tiếp xúc với HIV, hoặc đang bị sốt, giảm cân không có nguyên nhân, dễ bầm tím hoặc các triệu chứng khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về bệnh viêm amidan
Một nghiên cứu mới đây cho thấy thiếu ham muốn tình dục có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở nam giới.
Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.
Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.
Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy ngoài việc tiêm vaccine phòng sởi thì vitamin A liệu có giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh?
Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.