Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các nguyên nhân gây đau ngực thường gặp ở trẻ nhỏ

Nếu như người lớn đau ngực có nguyên nhân chủ yếu từ tim thì đau ngực ở trẻ em do mắc các bệnh về tim lại chiếm tỉ lệ rất thấp. Nguyên nhân chính gây đau ngực ở trẻ em lại thường do các bệnh đường hô hấp, chấn thương hoặc do nuốt phải dị vật.

Con tôi thường xuyên kêu rằng mình bị đau vùng ngực. Liệu cháu có gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng hay không?

May mắn là cơn đau tim không phải là triệu chứng phổ biến ở lứa tuổi này. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra cơn đau ngực của trẻ em, bao gồm:

Chấn thương: Trẻ có thể bị chấn thương cơ và xương vùng ngực khi bị ngã và va chạm phải vật cứng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị đau tức vùng ngực khi bị ho khan.

Hen phế quản: Khi bị mắc bệnh hen phế quản, trẻ sẽ thường xuất hiện những cơn ho nghiêm trọng và khó thở. Các triệu chứng thường sẽ diễn biến xấu hơn về ban đêm, buổi sáng sớm và sau khi chạy nhảy hoặc khóc.

Viêm phổi: Nếu cơn đau ngực thường đi kèm với ho dai dẳng, trẻ có thể đã bị viêm phổi. Các triệu chứng khác của viêm phổi bao gồm cảm giác ớn lạnh, thở nhanh và khó nhọc, thở khò khè, sốt; ăn không ngon, đau dạ dày, nôn mửa, lú lẫn và đau đầu.

Nuốt phải dị vật: Hãy gọi cấp cứu 115 ngay trong trường hợp trẻ bị khó thở. Nếu trẻ nuốt phải một vật nào đó như đồ chơi hoặc một đồng xu, trẻ sẽ có cảm giác tức ngực và đau rát ở thực quản khi dị vật đi xuống họng. Các triệu chứng khác bao gồm ho, thở khò khè và chảy nước dãi.

Rối loạn trào ngược dạ dày- thực quản: Khi trẻ cảm thấy hay bị đau tức ngực sau khi ăn, triệu chứng này có thể là kết quả của chứng trào ngược acid dịch vị. Hiện tượng này rất thường xuyên xảy ra nếu trẻ nằm nghỉ ngay sau khi ăn. Ngoài ra, các triệu chứng khác đi kèm gồm có đau họng, vị chua trong miệng hay nôn mửa.

Khi nào nên cho trẻ đi khám

Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có khó thở, hãy gọi cấp cứu ngay.

Trường hợp trẻ không có triệu chứng nào khác ngoài cơn đau tức ngực và sau đó cơn đau tự hết thì cũng không cần phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, nếu cơn đau tức ngực kéo dài trên 1 giờ hay cơn đau tái phát liên tục, hãy đưa trẻ đi bác sỹ để kiểm tra ngay.

Ngoài ra, nếu trẻ vô tình nuốt phải dị vật và có khó thở, hãy gọi cấp cứu ngay. Đồng thời với việc gọi cấp cứu, phải xử lý cấp cứu ngay cho trẻ nếu trẻ khó thở nhiều hoặc nghẹt thở khi nuốt phải dị vật. Cơn khó thở có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ trước khi cấp cứu đến hoặc trước khi bạn đưa bé đến bệnh viện. Hãy tìm hiểu để biết cách làm và lúc này nên thực hiện Nghiệm pháp Hemlich để loại bỏ dị vật ra khỏi đường thở của trẻ ngay lập tức.

Chẩn đoán và điều trị chứng đau tức ngực ở trẻ em

Trước hết, bác sỹ sẽ tiến hành khám tổng thể (sờ, nắn quanh vùng ngực đau của trẻ) và dùng ống nghe để nghe lồng ngực. Phương pháp này sẽ giúp xác định xem vị trí cơn đau là ở trên thành ngực (xương sườn, cơ bắp hoặc da) hay các cơ quan trong lồng ngực (như phổi hoặc tim).

Nếu các phương pháp trên là chưa đủ để chẩn đoán, bác sỹ có thể chỉ định chụp X quang ngực để xác định xem trẻ có bị viêm phổi hay do nuốt phải dị vật hay không. Trong một số ít trường hợp, bác sỹ có thể chỉ định thực hiện điện tâm đồ (EKG) để đo điện tim (mặc dù ở trẻ em hiếm khi cơn đau ngực xuất phát từ một vấn đề tim mạch nào đó nhưng đôi khi các bác sỹ muốn thực hiện phương pháp này để loại trừ khả năng trên).

Khi đã xác định chính xác nguyên nhân gây đau ngực, bác sỹ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Ví dụ như nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn, bác sỹ sẽ kê kháng sinh để điều trị.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Nếu cơn đau ngực chỉ kéo dài khoảng vài phút, trẻ chỉ cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ.

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài (ví dụ như do đau cơ), bạn có thể cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen để giúp giảm khó chịu cho trẻ. Sử dụng túi chườm nóng hay dùng khăn ấm để đắp lên vùng ngực bị đau cũng tỏ ra khá hiệu quả trong việc làm giảm đau cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ nuốt phải dị vật, tùy theo tình trạng khó thở của trẻ để thực hiện các biện pháp dưới đây:

Nếu trẻ dưới 1 tuổi

  • Ngồi xuống, đặt tay bạn lên đùi và đặt trẻ nằm cúi mặt trên cánh tay (đang đặt trên đùi) của bạn
  • Vỗ vào lưng trẻ 5 lần thật nhẹ nhàng, nhưng phải đủ mạnh. Trọng lực và việc vỗ lưng có thể làm vật ra rơi ra.
  • Nếu không hiệu quả, đặt trẻ nằm ngửa trên cánh tay sao cho phần đầu thấp hơn phần thân. Dùng 2 ngón tay đặt vào giữa xương ức của trẻ và ấn mạnh vào ngực 5 lần.
  • Lặp lại quy trình vỗ lưng và ấn ngực nếu trẻ không thở trở lại. Gọi cấp cứu ngay.
  • Thực hiện hồi sức tim phổi CPR với trẻ nhỏ nếu trẻ vẫn không thở sau khi làm các thao tác trên.
 
Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi 

Hãy thực hiện các khuyến cáo sau của Hội Chữ thập đỏ: cách cấp cứu “5-5” đối với các nạn nhân bị nghẹn:

  • Vỗ vào lưng 5 lần: Đầu tiên, dùng lòng bàn tay vỗ vào lưng của nạn nhân 5 lần  (vùng giữa hai xương bả vai)
  • Ấn mạnh vào bụng 5 lần (còn gọi là liệu pháp Hem-lich)
  • Thực hiện luân phiên việc vỗ lưng và ấn mạnh cho đến khi vật lạ rơi ra.

Cách thực hiện nghiệm pháp Hem-lich cho người khác

  • Đứng phía sau nạn nhân: Dùng tay ôm lấy phần eo của nạn nhân, cho nạn nhân hơi cúi người về phía trước
  • Nắm một tay lại và đặt nắm tay lên phần trên rốn của nạn nhân.
  • Dùng tay còn lại ôm lấy bàn tay đang nắm và ấn thật nhanh, mạnh vào bụng nạn nhân theo chiều hướng lên trên. Nếu cần thiết, thực hiện thao tác này 5 lần. Nếu vật lạ chưa rơi ra, tiếp tục lặp lại việc sơ cứu “5-5"

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cấp cứu người bị nghẹn

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn- Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ babycenter, healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm