Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các mẹ dừng ngay thói quen lên facebook hỏi đơn thuốc, mua thuốc qua mạng

Lên facebook hỏi đơn thuốc, mua thuốc qua mạng đã trở thành thói quen của không ít người dân trong xã hội phát triển công nghệ thông tin như hiện nay. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho rằng, điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Gặp họa khi tin vào "bác sĩ google"

Vào hội, nhóm của các mẹ đang nuôi con nhỏ, không khó để bắt gặp những status hỏi cách chữa bệnh, dùng thuốc, thậm chí là mượn đơn thuốc, chẳng hạn như: "Các mẹ ơi, con mình bị như thế này dùng thuốc gì bây giờ nhỉ. Trời lạnh ngại đi khám bác sĩ quá!"; "Cháu nhà mình ho hắng mấy hôm nay rồi, có bé nào như vậy không cho mình đơn thuốc với"; hoặc "Viêm da cơ địa bôi kháng sinh gì cho nhanh khỏi được mọi người ơi, con tớ bị mấy tháng nay rồi không khỏi"...

Tò mò về những đơn thuốc được chia sẻ trên mạng xã hội, PGS. Dũng đã thử lên mạng tìm các “bác sĩ google" để tra tên thuốc và xem trên mạng người ta hay khuyên nhau như thế nào. Thật bất ngờ, PGS. Dũng cho biết: "Khi vào các trang mạng không phải chuyên ngành y học, tôi thống kê thấy cứ 10 tin bài khuyên nhau uống thuốc này, thuốc kia, chữa bệnh theo phương pháp này, phương pháp kia thì có tới 8 phương pháp sai. Còn lại là nửa đúng, nửa sai. Và nếu chúng ta cứ lấy thông tin không có căn cứ lan truyền trên mạng để chữa bệnh thì tỉ lệ sai rất cao sẽ rất nguy hiểm, bệnh không khỏi lại tốn kém tiền bạc".

Mua thuốc qua mạng đã trở thành thói quen của không ít người dân nhưng rất dễ gây hại. Ảnh minh họa.

Trong thực tế quá trình điều trị hàng chục năm qua cho các bệnh nhi, PGS. Dũng chia sẻ, ông đã từng chứng kiến nhiều trường hợp đau lòng, chỉ vì bố mẹ quá tin vào "bác sĩ google" khiến bệnh tình của con nặng thêm, đến khi vào viện đã biến chứng nặng. Điển hình là trường hợp một cháu bé mới 2 tháng tuổi bị ho nhưng mẹ cháu bé đã lên mạng hỏi uống thuốc gì và áp dụng cho trẻ uống mà không biết rằng, tình trạng của trẻ 2 tháng tuổi diễn biến rất nhanh, buổi sáng cháu còn rất bình thường nhưng sang chiều đã nặng, biến chứng viêm phổi.

 

"Khi vào viện, bà mẹ khóc lóc bảo rằng con tôi buổi sáng vẫn bình thường, tại sao bây giờ lại viêm phổi được. Đây là điều đáng tiếc bởi viêm phổi ở trẻ sơ sinh không dễ nhận biết và cha mẹ không đưa con đi bác sĩ mà cứ tự theo dõi, tự ý cho con uống thuốc dẫn đến biến chứng nhanh và nặng"- PGS. Dũng cảnh báo.

Lại có trường hợp, con không bị bệnh nhưng cứ nghĩ con mình bị bệnh và cho dùng thuốc một cách vô tội vạ. Trường hợp này rất đặc biệt, PGS. Dũng kể, cháu bé từ tận Buôn Ma Thuột xa xôi ra khám. Cháu vốn khoẻ mạnh, xinh xắn, tự dưng mọi người cứ bảo cháu bị hen, sau đó phụ huynh đã tra mạng và cho uống không biết bao nhiêu loại thuốc. Chỉ đến khi mụn mọc đầy mặt, lưng của cháu, gia đình mới đưa đi khám. Hóa ra, các bác sĩ cho biết, cháu không hề bị hen, nhưng lại bị tác dụng phụ của thuốc có chứa corticoid làm cho toàn thân mọc đầy mụn quá nguy hiểm.

Dùng thuốc không được tùy tiện

PGS. Dũng khuyến cáo, thuốc là mặt hàng đặc biệt nên chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới có thể tư vấn và cung cấp thuốc. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, dược sĩ cũng chỉ được tư vấn cho bệnh nhân nhóm thuốc không cần đơn thuốc. Còn các thuốc bắt buộc phải kê đơn thì bắt buộc phải có đơn thuốc do bác sĩ kê đủ liều lượng, đủ thời gian...

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng.

Tuy nhiên, hiện nay xảy ra tình trạng đáng báo động là việc người dân tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc một cách dễ dàng, chỉ cần mô tả lại triệu chứng mình gặp phải là có thể mua thuốc, kể cả thuốc kháng sinh bắt buộc phải kê đơn. Đối với người lớn thì tình trạng mua thuốc kháng sinh còn phổ biến hơn, ho mua thuốc kháng sinh, hơi sốt cũng mua thuốc kháng sinh mà không cần biết nguyên nhân từ đâu. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe.

“Mỗi loại thuốc khi uống vào cơ thể đều phải chuyển hóa qua gan, đào thải qua thận, do đó nếu dùng lâu dài - nhất là thuốc kháng sinh dễ gây hại, chưa kể là bị dị ứng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh được phân làm nhiều nhóm, mỗi loại kháng sinh chỉ để tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhất định, bệnh nặng hay nhẹ, thuốc uống hay tiêm, thời gian ngắn hay dài, dùng cho phụ nữ khác, người già khác, trẻ em khác… đều do bác sĩ chỉ định. Việc tự ý mua thuốc về uống, tự ý tăng hoặc giảm liều, cắt thuốc sẽ rất nguy hiểm tuy nhìn bề ngoài, người bệnh có thể khỏi về mặt lâm sàng, triệu chứng nhưng thực tế vi khuẩn vẫn còn và bệnh sẽ tái phát, hoặc vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị”- PGS. Dũng nhấn mạnh.

Dương Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm