Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở thành các bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi.

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Triệu chứng của các bệnh thần kinh hay gặp ở người cao tuổi

- Điển hình nhất là chứng đau nửa đầu, nhức nửa mặt, đau thần kinh hông, đau thường kèm theo đau mình mẩy, chân và bả vai.

- Chứng run, co giật, thường ở chân tay. Người bệnh đi đứng loạng choạng hay nói run run. Có thể xuất hiện những cơn co giật kiểu động kinh.

- Rối loạn về tâm thần, chức năng điều hòa cử động, rối loạn nuốt, phát âm, trí nhớ. Người bệnh hay quên, lẫn nhiều, hoặc có triệu chứng nhớ nhầm, ngộ nhận…
Một số bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

- Tai biến mạch máu não:  thường gặp nhất là tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu não, thiếu máu não cục bộ, các trường hợp chảy máu màng não, viêm màng não do mủ hoặc do lao…

- Bệnh Packinson: bệnh có các triệu chứng thường gặp như: run (lắc, vẫy) khi nghỉ ngơi, cứng khớp và chậm chạp khi bắt đầu một cử động nào đó (được gọi là bradykinesia). Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có 2 trong 3 đặc điểm trên. Tư thế không vững là dấu hiệu thứ tư,tuy nhiên nó chỉ xuất hiện trong trường hợp muộn, thường là khi BN đã bị bệnh được 8 năm hoặc hơn.

- Bệnh Alzheimer: bệnh nhân thường thấy trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ.

Phương pháp chẩn đoán

- Cần có một kế hoạch theo dõi bệnh cho lứa tuổi “ bốn chín chưa qua, năm ba đã tới” phát hiện các chứng bệnh thần kinh thường gặp. cần chú ý những biểu hiện như đau nhức ở hệ thần kinh như đau đầu, đau ở nửa mặt, đau kiểu thắt lưng hông …, chứng co giật, run chân tay, chóng mỏi nửa người, ở hai chân, đặc biệt là chứng cứng cơ khi cử động, triệu chứng quên lẫn, nhớ nhầm; ám ảnh, lo sợ.

- Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần phát hiện kịp thời, kết hợp chẩn đoán trên lâm sàng, cận lâm sàng bằng siêu âm tim mạch, siêu âm xuyên não, ghi điện não, chụp cắt lớp vi tính và các test thần kinh tâm lý…

Phương pháp điều trị:

Do đặc điểm cơ thể người cao tuổi, việc điều trị các bệnh thần kinh phải toàn diện:

- Sử dụng thuốc: cơ thể người già hấp thu chuyển hóa và thải trừ thuốc kém nên cần phải thận trọng khi dùng thuốc. Nên chỉ định thêm các thuốc giúp nâng cao thể trạng, các loại vitamin, nhất là nhóm B và kết hợp với thuốc Đông y.

- Phục hồi chức năng cho hệ thần kinh: là một phương pháp điều trị tích cực, tổng hợp. Hiệu quả nhất vận dụng các phương pháp dưỡng sinh, thiền, khí công, luyện khí…Nên kết hợp phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

- Phục hồi chức năng vận động bằng xoa bóp, bấm nắn.

- Tác động tâm lý, liệu pháp tâm lý  như tĩnh tâm phù hợp với các thời khắc trong ngày. Biện pháp này giúp người bệnh tự xác định việc tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Phòng bệnh

Chúng ta cần phải có một kế hoạch theo dõi phát hiện những thay đổi về tim mạch, huyết áp, hô hấp, tiết niệu (phù…) những thay đổi về các giác quan (ví dụ mắt nhìn có ruồi bay, mờ mắt, nghe o o trong tai, nghe kém, ăn thì nghẹn, uống nước thì sặc…) hoặc những rối loạn tâm lý…

Các trung tâm y tế cơ sở cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa thần kinh, theo dõi có ghi chép những thay đổi về thần kinh của những người cao tuổi ở khu vực dân cư của đơn vị.

Tổ chức phổ biến kiến thức thông thường về phòng chống các chứng bệnh thần kinh cho cán bộ y tế cơ sở cũng như cho người cao tuổi trong cộng đồng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lời khuyên khoa học giúp bạn chống lại chứng sa sút trí tuệ

Theo Khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm