Khi nói đến ăn chay, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến đạo Phật hay một vị thầy tu. Nhưng thực ra, ăn chay đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là khi càng ngày các nhà nghiên cứu càng phát hiện ra nhiều tác hại của việc ăn thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò) hay gia cầm.
Ăn chay không chỉ phục vụ cho mục đích tôn giáo mà cũng có thể dành cho những người có mong muốn nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, bệnh tiểu đường và một số loại ung thư. Với một số người, ăn chay không còn đơn thuần là một chế độ ăn mà nó đã trở thành một lối sống, một sự thay đổi hoàn toàn về mặt tinh thần.
Đồng thời, với những người hoàn toàn kiêng ăn thịt, họ còn có thể thiếu một số các chất quan trọng như vitamin B12 (chỉ tìm thấy ở các sản phẩm từ thịt), canxi hay là sắt.
Vậy, làm thế nào để bạn có thể ăn chay mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể mình và có một cuộc sống khỏe mạnh? Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho bạn.
Các loại ăn chay khác nhau
Hầu hết mọi người đều cho rằng ăn chay đồng nghĩa với việc hoàn toàn không động đến thịt, gia cầm hay cá. Nhưng sự thật là, có rất nhiều loại ăn chay khác nhau với các loại thực phẩm hết sức đa dạng:
Một số người lựa chọn ăn chay linh hoạt, có nghĩa là họ sẽ ăn chủ yếu các sản phẩm từ thực vật nhưng thi thoảng sẽ ăn một lượng nhỏ thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa và trứng.
Những điều bạn cần nhớ
Điều quan trọng nhất đối với bất cứ một chế độ ăn nào chính là sự đa dạng. Một loại thực phẩm đơn lẻ không thể cung cấp cho bạn đủ lượng dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần.
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng
Canxi và vitamin D
Canxi giúp cho xương và răng chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương hay gãy xương. Các sản phẩm từ sữa là những nguồn canxi phổ biến nhất, nhưng nếu bạn theo chế độ ăn chay không cho phép bạn ăn những loại thực phẩm này thì cũng có nhiều nguồn thay thế khác cho bạn.
Bạn sẽ cần vitamin D để hấp thụ canxi. Phơi nắng kích thích cơ thể bạn sản sinh vitamin D một cách tự nhiên, nhưng nếu bạn ở những vùng ít nắng hoặc da tối màu, bạn có thể hấp thụ vitamin D từ những nguồn sau:
Vitamin B12
Loại vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu. Vitamin B12 hầu như chỉ được tìm thấy ở các sản phẩm động vật, vậy nên người ăn chay có nguy cơ thiếu B12. Rất khó để nhận ra bạn đang thiếu B12 khi ăn chay vì thực đơn ăn chay giàu vitamin folate, một loại vitamin có tác dụng che giấu các biểu hiện ban đầu của việc thiếu B12. Bạn sẽ chỉ phát hiện ra khi sức khỏe của bạn bị đe họa thực sự. Vậy nên, bạn nên chú ý sử dụng thuốc bổ sung vitamin B12 hay các loại ngũ cốc và sản phẩm đậu nành có B12.
Protein
Protein có chức năng duy trì sự khỏe mạnh của da, xương, các cơ và nội tạng của cơ thể. Bạn có thể hấp thụ protein từ:
Axit béo từ Omega - 3
Axit béo Omega 3 rất quan trọng cho một trái tim khỏe mạnh. Những chế độ ăn không có cá và trứng thường sẽ thiếu loại axit này, vậy nên với những người ăn chay nên chú ý đến các loại thực phẩm như
Tuy nhiên, vì Omega-3 có nguồn gốc thực vật không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, bạn vẫn nên sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung.
Kẽm và sắt
Sắt là một thành phần không thể thiếu của tế bào hồng cầu. Những người ăn chay thường không phải lo về việc thiếu sắt, nhưng sắt từ thực vật sẽ khó hấp thụ hơn sắt từ động vật. Thế nên lượng sắt từ thức ăn hằng ngày của thực đơn ăn chay cần gấp đôi thực đơn bình thường. Bạn cũng có thể ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như dâu tây, cam, cà chua, bắp cải và xúp lơ xanh để hỗ trợ cơ thể bạn trong việc hấp thụ sắt. Những sản phẩm chứa nhiều sắt gồm:
Kẽm là một thành phần quan trọng của nhiều enzim và đóng một vai trò lớn trong việc phân chia tế bào và hình thành các protein. Giống như sắt, kẽm từ thực vật cũng khó hấp thụ hơn kém từ động vật. Bạn có thể hấp thụ kẽm từ một số các món ăn sau:
I-ốt
I-ốt là một thành phần quan trọng của hormone tuyến giáp – đóng vai trò trong việc vận hành quá trình trao đổi chất, hoạt động của một số các cơ quan và thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Người ăn chay dễ bị thiếu i-ốt và có thể dẫn đến bị bướu cổ. Tuy nhiên, bạn chỉ cần uống khoảng một phần tư thìa muối i-ốt mỗi ngày là đã đủ lượng i-ốt mà bạn cần rồi.
Một trong những điều quan trọng nhất của ăn chay, đó là đảm bảo sao cho cơ thể bạn có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trên đây là những lời khuyên rất cơ bản để đảm bảo sao cho bạn có một chế độ ăn lành mạnh, hiệu quả và thành công.
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn đã bao giờ thức dậy với cơn đau đầu dữ dội và không thể xác định được nguyên nhân chưa? Các chuyên gia tin rằng có thể do 1 trong 4 “thủ phạm” dưới đây.
Mùa xuân, với thời tiết giao thoa giữa cái lạnh còn sót lại của mùa đông và sự ấm áp đang lên của mùa hè, là thời điểm lý tưởng để vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…