Vì vậy, khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ ngoài trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng về cấu trúc giải phẫu vùng mũi, các phương pháp phẫu thuật, các loại chất liệu thích hợp… còn phải có một cái nhìn toàn diện, năng khiếu thẩm mỹ cao.
Mũi sau khi nâng phải đạt được các yêu cầu sau
- Dáng mũi hài hòa với cấu trúc của gương mặt.
- Không bị co kéo hai góc mắt.
- Sống mũi cao, thẳng, có độ dốc tự nhiên (sống mũi tạo góc 30 - 40 độ so với mặt phẳng của gương mặt).
- Mũi không đỏ, không bóng, không lộ chất liệu.
- Có góc trán mũi. Đây là đặc điểm giải phẫu thẩm mỹ rất quan trọng của người Á Đông giúp tạo hình dạng mũi đẹp, tự nhiên.
- Đầu mũi thon, tròn, dài ra (mũi được kín).
- Đầu mũi không bị hếch, không bị khoằm.
- Chân mũi phải thẳng, lỗ mũi hai bên phải đều nhau.
Những biến chứng sau nâng mũi và nguyên nhân
Các biến chứng sau nâng mũi
- Nhiễm trùng.
- Mũi bị lệch sau nâng mũi: thường gặp nhất.
- Sống mũi, đầu mũi bị đỏ, bóng.
- Lộ sống mũi, lộ đầu mũi.
- Đầu mũi quá to, mất cân xứng.
- Hai lỗ mũi không cân xứng, biến dạng sau khi nâng mũi.
- Trụ mũi (chân mũi) bị lệch.
- Trường hợp nâng mũi nhưng chưa đẹp: sau khi nâng mũi vẫn thấp, đầu mũi bị hếch lên, đầu mũi bị nhọn, hoặc mũi quá cao…
Nguyên nhân: có thể do đường mổ bị lệch, dùng sống mũi quá cứng hoặc quá dài, sống mũi bị trôi tuột, đặt sát da, không xử lý tốt phần xương mũi bị gồ, chưa sử dụng sụn tự thân trong một số trường hợp bắt buộc…
Cách xử lý các biến chứng
Việc xử lý các biến chứng đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm. Phải xem xét thật cẩn thận, xác định rõ nguyên nhân và nhất là phải hiểu rõ khách hàng không hài lòng ở điểm nào, từ đó mới đề ra biện pháp giải quyết triệt để được. Phương pháp xử lý các biến chứng rất đa dạng, tùy từng tình huống cụ thể.
Đối với mũi bị lệch thì tốt nhất là mổ lại, tạo khoang mới đặt sống mũi thích hợp.
Lộ sống mũi, lộ đầu mũi: nên mổ sớm, lấy bỏ sống cũ, đặt lại sống mũi mềm phù hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác…
Trường hợp mũi bị bóng, đỏ: thay sống mềm mại hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết.
Đối với biến dạng ở lỗ mũi, trụ mũi: dùng các kỹ thuật tạo hình, có trường hợp phải dùng sụn tự thân để sửa chữa các biến dạng.
Điều quan trọng sau mổ là cần phải cố định kỹ và nên hẹn tái khám trong những ngày đầu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!
Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.
Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.