Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh thường gặp về mắt trong mùa hè

Thời tiết nóng bức mùa hè là nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe con người. Đặc biệt, thời tiết oi bức và nhiệt độ tăng cao liên tục cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới đôi mắt của mỗi người.

 Một số bệnh thường gặp ở mắt vào mùa hè, bao gồm:

 Viêm kết mạc 

 Nguyên nhân phổ biến là việc đi bơi ở sông ngòi, hồ ao và trong các bể bơi công cộng. Tiếp xúc với nước bẩn không chỉ dẫn đến đau mắt thông thường còn làm tăng cơ hội lây nhiễm các loại vi khuẩn như Chalamydia, một loại vi khuẩn bộ phận sinh dục. Biểu hiện của bệnh này là mắt đỏ, ra gỉ nhiều, kết mạc có hột đặc hiệu, ảnh hưởng giác mạc.

Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh viêm kết mạc là mắt ngứa, khám lâm sàng nhú gai trên kết mạc sụn, thẩm lậu vùng rìa, ánh củng mạc mờ đục.

Mùa hè cũng là thời điểm dễ bùng phát dịch đau mắt đỏ do virut gây ra, lây lan rất nhanh, biểu hiện chung là sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch, đỏ mắt, ra gỉ, cộm rát, nhìn mờ.

Dị ứng mắt

 Nhiệt độ cao trong mùa hè kèm theo bụi bặm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng mắt do mắt phải tiếp xúc với ánh mặt trời và bụi nhiều hơn. Tình trạng dị ứng có thể gây ngứa, đỏ mắt kèm theo cảm giác nóng rát. Bệnh dị ứng ở mắt phổ biến bao gồm: Viêm kết mạc dị ứng và viêm giác mạc.

 Viêm kết mạc dị ứng: Các triệu chứng chủ yếu là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết gỉ mắt với các đặc điểm: màu trong, dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh; Nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. 

 Viêm giác mạc: Các viêm nhiễm của giác mạc thường do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao - xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, thủy đậu, zona...

 Khô mắt

Hội chứng khô mắt rất phổ biến trong mùa hè và nhiều người gặp phải, nhất là những người thường xuyên phải làm việc với máy móc, thiết bị điện tử. Hiện tượng khô mắt xuất hiện là do sự gia tăng nhiệt độ trong mùa hè và môi trường làm việc có điều hòa dẫn đến sự mất nước rất nhanh ở các bộ phận cơ thể, bao gồm cả mắt. 

 Tăng nguy cơ đục thủy tinh thể do tiếp xúc nhiều với bức xạ tia cực tím

 Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với tia cực tím (UV) góp phần làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng ở mắt. Tồn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Đối với kết mạc, giác mạc sự tiếp xúc với tia cực tím có cường độ quá mạnh có thể gây bỏng giác mạc với các triệu chứng như cộm, khó chịu, đỏ mắt, chói mắt, chảy nước mắt và tình trạng này thường sẽ đỡ đi sau 48 giờ.  

Khi nhìn lâu hoặc trực tiếp vào mặt trời nhất là vào khoảng thời gian giữa trưa, có thể gây nên tình trạng bỏng võng mạc (viêm võng mạc do ánh nắng). Tình trạng này cũng thường thấy sau khi xem nhật thực mà không dùng kính bảo vệ mắt.

 Tia UV trong ánh nắng mặt trời gây nguy hại nhiều cho mắt

Biện pháp bảo vệ mắt trong mùa hè:

Cho dù là bệnh lý gì về mắt thì việc phòng ngừa bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ta không nên bỏ qua các lưu ý sau đây:

- Khi bị bụi hoặc nước bẩn vào mắt có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day dụi mắt, nếu không được cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để lấy bụi, gắp dị vật và tra thuốc sát khuẩn.

- Bảo hộ mắt mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng nhất là vào các buổi trưa: mang mũ rộng vành, mặc áo chống nắng, đeo kính râm chống tia UV… Không bơi lội ở những nơi nước bẩn không đảm bảo vệ sinh.

- Khi có các biểu hiện khó chịu như mắt nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng, cộm rát mắt, như có sạn trong mắt… nên đến khám bác sĩ nhãn khoa để được khám và chẩn đoán đúng bệnh.

- Để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi nếu bạn phải làm việc liên tục với thiết bị điện tử, máy tính (sau 30-60 phút làm việc thì nhắm mắt lại trong vài giây để mắt được thư giãn).

- Bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt như rau xanh, trái cây, gan, gấc, các loại hạt... trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Theo Chamsocmat
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm