Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh lây truyền trong mùa bão lũ và cách phòng ngừa

Lũ lụt là một trong những thảm họa thiên nhiên xảy ra trên toàn thế giới và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Ngoài những nguy hiểm trước mắt như đuối nước, lũ lụt có thể làm tăng lây truyền một số bệnh truyền nhiễm.

Lũ lụt có khả năng làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm. Các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ trở nên dễ bùng phát dịch bệnh hơn đặc biệt là sau khi nước lũ rút cạn. Dịch bệnh gia tăng xảy ra khi nước lũ trộn với nước thải và một số chất gây ô nhiễm khác.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe thường liên quan đến lũ lụt là nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp, những nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở những người phải di dời do thiên tai. Thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tình trạng đông đúc, làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm trùng này. Lũ lụt ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ thống cung cấp và nguồn nước, làm cho việc lây truyền mầm bệnh có xu hướng gia tăng. Nguy cơ nhiễm virus sau lũ lụt là vấn đề sức khỏe thực sự quan trọng và các loại bệnh truyền nhiễm khác nhau có thể gây bùng phát trong những tuần sau lũ lụt như. 

Một số bệnh phổ biến xảy ra trong và sau lũ lụt là thương hàn, tả, viêm gan A, viêm kết mạc, bệnh leptospirosis, vàng da sốt xuất huyết,...Nếu không có các biện pháp phòng ngừa và đề phòng thích hợp, những bệnh này có thể gây tử vong. Nhìn chung, nước lũ làm tăng nguy cơ và sự lây truyền của hai loại bệnh - bệnh truyền qua vật trung gian và bệnh truyền qua nước. Các bệnh lây truyền qua trung gian là những bệnh được truyền qua một số ký sinh trùng và mầm bệnh như muỗi. Ví dụ như bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, chikungunya,...Mặt khác, các bệnh như tả, thương hàn, vàng da,...do nước bị ô nhiễm được xếp vào loại bệnh truyền qua nước.

Với sự gia tăng của dịch bệnh trong và sau lũ, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng ngừa và các bước phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Một số biện pháp phòng ngừa có thể được áp dụng trong giai đoạn này bao gồm:

  • Giữ vệ sinh hoàn toàn trong khi ăn
  • Đảm bảo nước sử dụng trong ăn uống là nước sạch, được xử lý bằng clo 
  • Uống nước ấm thường xuyên, đều đặn trong ngày
  • Uống oresol để bổ sung điện giải thường xuyên
  • Rửa tay đúng cách trước khi ăn
  • Giữ thực phẩm được đậy hoặc bọc kín
  • Không để đọng nước ở các khu vực lân cận sau lũ
  • Giảm tiếp xúc với nước lũ càng nhiều càng tốt, vì các chất gây ô nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể qua nước
  • Tránh xa những người mắc bệnh vì nhiều bệnh dễ lây lan
  • Sử dụng màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt
  • Thực hiện tiêm phòng các bệnh do virus có thể phòng ngừa được đầy đủ, đặc biệt là vaccine ngừa viêm gan A

Nếu xảy ra các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, đỏ mắt, tiêu chảy, chán ăn…cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm