Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng và điều trị đau mắt đỏ sau mưa lũ

Đau mắt đỏ là căn bệnh dễ mắc nhất là khi thời tiết chuyển mùa, sau mưa lũ do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như virus, hóa chất, môi trường nước bẩn tù đọng... Vậy nguyên nhân nào gây bệnh, cách phòng và điều trị như thế nào?

1. Tại sao đau mắt đỏ dễ mắc sau mưa lũ?

Vào ngày mưa bão, lượng nước dồn nhiều, có nơi ngập úng dẫn đến việc tất cả các tác nhân độc hại cho sức khỏe như chất thải, hóa chất, vi sinh vật đáng lẽ không được tiếp xúc với con người thì lại xuất hiện xung quanh đời sống người dân do thiếu và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Do vậy nước nhiễm bẩn là môi trường lây lan bệnh dễ dàng nhất. Vì vậy cần phòng ngừa đúng cách và khoa học để không ảnh hưởng tới thị giác.

Đau mắt đỏ là căn bệnh dễ mắc sau mưa lũ.

2. Các nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp

- Virus: Adenovirus là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất chiếm tới 80% các trường hợp.

- Vi khuẩn: Các vi khuẩn Staphylococus, Hemophilus Influenza…là tác nhân đứng thứ 2 sau virus.

- Dị ứng hóa chất, chất thải, bụi bẩn… chiếm từ 15-40% các trường hợp, khó xác định chính xác tác nhân gây bệnh vì đôi khi là tổng hợp của nhiều tác nhân và phản ứng tùy cơ địa người bệnh.

3. Triệu chứng của đau mắt đỏ

- Ban đầu xuất hiện đỏ mắt nhiều mức độ, 

- Sau đó mắt bị kích thích cộm, ngứa, chảy nước mắt, xuất hiện cảm giác dị vật như có cát, bụi trong mắt.

- Mi mắt có thể phù nề hay không, ghèn vàng xuất hiện nhiều vào buổi sáng gây khó mở mắt, đôi khi ra nhiều lần trong ngày, vệ sinh mắt một vài tiếng lại thấy xuất hiện.

- Nếu đau mắt đỏ không được điều trị đúng, kịp thời có thể dẫn tới viêm giác mạc gây giảm thị lực.

4. Điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ chủ yếu là điều trị triệu chứng, ở vùng lũ thiếu thốn thuốc men nhất là vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa thì có thể sử dụng trước kháng sinh phổ biến dễ mua nhất như Chloramphenicol 0,4%, Gentamycin 0,3% ngày 4-5 lần.

Nếu không thuyên giảm thì cần đi khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mắt, dùng nhóm kháng sinh phổ rộng như nhóm Quinolon, có thể cân nhắc thêm thuốc Corticoid tra liều thấp để giảm triệu chứng viêm và theo dõi diễn biến bệnh trên máy sinh hiển vi khám bệnh để điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.

Nếu chẳng may bị nước bẩn bắn vào mắt cần dùng nước muối sinh lý tra rửa nhiều lần để rửa trôi và làm loãng tác nhân gây bệnh.

5. Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

- Các tác nhân gây đau mắt đỏ rất dồi dào trong nước lũ, nước mưa, nước sinh hoạt tù đọng, nhiễm bẩn vì vậy việc làm sạch và cung cấp nước sinh hoạt trong thời gian sớm để tắm rửa, vệ sinh mắt là một điều tối quan trọng.

- Nếu chẳng may bị nước bẩn bắn vào ngay sau đó phải chớp mắt tạm thời trong nước sạch nhất đang có.

- Nếu có nước muối sinh lý thì tra rửa nhiều lần để rửa trôi và làm loãng tác nhân, tránh day dịu mắt gây tổn thương thêm bề mặt nhãn cầu.

- Bên cạnh đó, việc sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa, thường xuyên rửa tay với nước sát khuẩn, đeo khẩu trang khi tiếp xúc (do Adenovirus lây qua hô hấp) sẽ hạn chế được lây lan bệnh cho người xung quanh.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ.

ThS. BS Nguyễn Mạnh Đạt - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm